Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

(3) THỬ DỰ BÁO TIẾT KIỆM CỦA DÂN CƯ



Bài viết cũ của tôi:
BÀN VỀ TIẾT KIỆM CỦA DÂN CƯ VÀ THỬ DỰ BÁO TIẾT KIỆM CỦA DÂN CƯ CHO PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ 2011-2020
c) Tiết kiệm của dân cư theo phương án 3:
Phương án 3 được xây dựng với giả định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ tới vẫn chỉ đạt 10%/năm như phương án 1 và 2 song hiệu quả đầu tư (thông qua hệ số ICOR) tăng khá mạnh (tăng 16,7%) so với hiện nay, đồng thời tỷ lệ tiết kiệm của chính phủ trên GDP giảm mạnh từ mức hiện nay là trên 11% xuống còn 7% để tăng cường tiết kiệm cho khu vực dân cư.

Bảng 9: Dự báo tiết kiệm của dân cư theo phương án 3


Năm
GDP (%)
GDP giá 1994
(tỷ đồng)
GDP giá hiện hành
(tỷ đồng)
ICOR
Tỷ lệ đầu tư trên GDP (%)
Tỷ lệ TKCP (%)
Tỷ lệ TKDC (%)
Tiết kiệm dân cư
(tỷ đồng)
2007
8,5
461271
1144257
4,8
40,8
11
20,0
228851
2008
9
502786
1334547
4,6
41,4
10
22,0
293600
2009
9,5
550551
1563622
4,4
41,8
9
23,3
364603
2010
10
605606
1840383
4,2
42
8
25,9
477542
2011
10
666166
2166130
4
40
7
25,5
552013
2012
10
732783
2549536
4
40
7
25,5
649719
2013
10
806061
3000803
4
40
7
25,5
764719
2014
10
886667
3531945
4
40
7
25,5
900075
2015
10
975334
4157100
4
40
7
25,5
1059388
2016
10
1072867
4892907
4
40
7
25,5
1246900
2017
10
1180154
5758951
4
40
7
25,5
1467601
2018
10
1298169
6778285
4
40
7
25,5
1727366
2019
10
1427986
7978042
4
40
7
25,5
2033110
2020
10
1570785
9390155
4
40
7
25,5
2392971




Kết quả dự báo cho thấy trong 10 năm 2011-2020:

(1) Tỷ lệ đầu tư trên GDP sẽ giảm nhẹ so với hiện nay, xuống chỉ còn 40% GDP. Đây cũng là mức chúng ta có thể dễ dàng đạt được vì nhiều nước trên thế giới và quanh ta đã từng đạt tới và có thể duy trì được trong khoảng thời gian hàng chục năm.

(2) Tỷ lệ tiết kiệm của dân cư đạt 25,5%, tức là cũng chỉ tăng nhẹ so với hiện nay. Điều này cho thấy theo phương án này, tỷ lệ tiết kiệm của dân cư vẫn còn thấp so với tiềm năng và so với  kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

(3) Về giá trị, tiết kiệm của dân cư sẽ tăng từ 228,8 nghìn tỷ đồng hiện nay lên 2393 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 (đều theo giá hiện hành), tức là tăng lên gấp 10,45 lần.

Như vậy, phương án này cũng rất khả thi vì tỷ lệ đầu tư trên GDP không những không tăng lên mà còn giảm xuống; tỷ lệ tiết kiệm của dân cư vẫn thấp... Khó khăn lớn nhất để thực hiện phương án dự báo này là phải có những đổi mới mạnh mẽ về cơ chế chính sách để nâng cao rõ rệt hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đồng thời cần đẩy mạnh cổ phần hóa khu vực doanh nghiệp nhà nước, tăng cường miễn giảm thuế để khuyến khích tiết kiệm tư nhân. Như vậy, đây thực chất là phương án dựa trên phát triển mạnh mẽ nền kinh tế theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường và hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế dài hạn của Đảng và Nhà nước ta.

Điểm yếu của dự báo này là tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng có thể huy động thêm vì tỷ lệ tiết kiệm của dân cư vẫn thấp. Nếu thực hiện theo phương án này thì hầu như không phải lo lắng về khả năng xảy ra các mất cân đối cơ cấu vì quan hệ giữa tích luỹ - tiêu dùng - đầu tư luôn luôn trong tình trạng cân bằng dễ dàng do ở trình độ thấp.

d) Tiết kiệm của dân cư theo phương án 4:

Phương án 4 được xây dựng với giả định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ tới sẽ tăng lên rất cao là 12%/năm. Trong phương án dự báo này, hiệu quả đầu tư dự kiến chỉ tăng nhẹ (tăng 8,3%) so với hiện nay, đồng thời tỷ lệ tiết kiệm của chính phủ trên GDP cũng chỉ giảm nhẹ từ mức hiện nay là trên 11% xuống còn 10%.

Kết quả dự báo cho thấy trong 10 năm 2011-2020:

(1) Tỷ lệ đầu tư trên GDP sẽ tăng lên rất cao, tương đương 52,8% GDP. Đây là mức nền kinh tế nước ta khó có thể đạt được trong khoảng thời gian dài.

(2) Tỷ lệ tiết kiệm của dân cư tăng vọt tới 36,4%, tức là tăng rất mạnh so với hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn có thể chấp nhận được theo kinh nghiệm của một số nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Malaixia, một số nước Đông Âu hiện nay như Azerbaijan, Kazarstan, Turmenistan và nhiều nước trên các lục địa khác.

Bảng 10: Dự báo tiết kiệm của dân cư theo phương án 4

Năm
GDP (%)
GDP giá 1994
(tỷ đồng)
GDP giá hiện hành
(tỷ đồng)
ICOR
Tỷ lệ đầu tư trên GDP (%)
Tỷ lệ TKCP (%)
Tỷ lệ TKDC (%)
Tiết kiệm dân cư
(tỷ đồng)
2007
8,5
461271
1144257
4,8
40,8
11
20,0
228851
2008
9
502786
1334547
4,7
42,3
11
22,0
293600
2009
10
553064
1570761
4,6
46
11
24,5
385267
2010
11
613902
1865593
4,5
49,5
11
29,5
549419
2011
12
687570
2235727
4,4
52,8
10
36,4
814704
2012
12
770078
2679295
4,4
52,8
10
36,4
976341
2013
12
862488
3210868
4,4
52,8
10
36,4
1170047
2014
12
965986
3847904
4,4
52,8
10
36,4
1402185
2015
12
1081904
4611328
4,4
52,8
10
36,4
1680378
2016
12
1211733
5526215
4,4
52,8
10
36,4
2013765
2017
12
1357141
6622616
4,4
52,8
10
36,4
2413296
2018
12
1519998
7936544
4,4
52,8
10
36,4
2892094
2019
12
1702397
9511154
4,4
52,8
10
36,4
3465886
2020
12
1906685
11398167
4,4
52,8
10
36,4
4153518



(3) Về giá trị, tiết kiệm của dân cư sẽ tăng từ 228,8 nghìn tỷ đồng hiện nay lên 4154 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 (đều theo giá hiện hành), tức là tăng lên gấp 18,2 lần.

Như vậy, phương án này khó khả thi vì tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng lên quá cao; tăng trưởng nhanh sẽ đi kèm với gia tăng nhanh mất cân đối cơ cấu giữa tích luỹ - tiêu dùng - đầu tư, do đó tăng trưởng sẽ không bền vững.

e) Tiết kiệm của dân cư theo phương án 5:

Phương án 5 được xây dựng với giả định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ tới sẽ tăng lên rất cao là 12%/năm. Khác với phương án 4, trong phương án dự báo này, hiệu quả đầu tư dự kiến sẽ tăng mạnh (tăng 16,7%) so với hiện nay, đồng thời tỷ lệ tiết kiệm của chính phủ trên GDP cũng giảm mạnh từ mức hiện nay là trên 11% xuống còn 7%.

Kết quả dự báo cho thấy trong 10 năm 2011-2020:

(1) Tỷ lệ đầu tư trên GDP sẽ tăng lên cao, tương đương 48% GDP. Tuy nhiên, như đã phân tích trong phương án 1, đây là mức nền kinh tế nước ta vẫn có thể đạt được trong khoảng thời gian dài.

(2) Tỷ lệ tiết kiệm của dân cư tăng mạnh tới 36,7% GDP, tức là tăng rất mạnh so với hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ cao hơn so với trong phương án 4 0,3% nên thực chất không khác biệt so với khả năng trong phương án 4. Do vậy, tỷ lệ tiết kiệm của dân cư tăng mạnh tới 36,7% GDP vẫn có thể đạt được theo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.

Bảng 11: Dự báo tiết kiệm của dân cư theo phương án 5

Năm
GDP (%)
GDP giá 1994
(tỷ đồng)
GDP giá hiện hành
(tỷ đồng)
ICOR
Tỷ lệ đầu tư trên GDP (%)
Tỷ lệ TKCP (%)
Tỷ lệ TKDC (%)
Tiết kiệm dân cư
(tỷ đồng)
2007
8,5
461271
1144257
4,8
40,8
11
20,0
228851
2008
9
502786
1334547
4,6
41,4
10
22,0
293600
2009
10
553064
1570761
4,4
44
9
26,4
414871
2010
11
613902
1865593
4,2
46,2
8
31,9
594287
2011
12
687570
2235727
4
48
7
36,7
821307
2012
12
770078
2679295
4
48
7
36,7
984255
2013
12
862488
3210868
4
48
7
36,7
1179531
2014
12
965986
3847904
4
48
7
36,7
1413550
2015
12
1081904
4611328
4
48
7
36,7
1693998
2016
12
1211733
5526215
4
48
7
36,7
2030087
2017
12
1357141
6622616
4
48
7
36,7
2432857
2018
12
1519998
7936544
4
48
7
36,7
2915536
2019
12
1702397
9511154
4
48
7
36,7
3493978
2020
12
1906685
11398167
4
48
7
36,7
4187183



(3) Về giá trị, tiết kiệm của dân cư sẽ tăng từ 228,8 nghìn tỷ đồng hiện nay lên 4187 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 (đều theo giá hiện hành), tức là tăng lên gấp 18,3 lần.

Như vậy, phương án này vẫn khả thi vì tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ tiết kiệm của dân cư trên GDP đều tăng lên khá cao song vẫn trong giới hạn chấp nhận được. Tuy nhiên, cũng như phương án 3, khó khăn lớn nhất để thực hiện phương án dự báo này là phải có những đổi mới mạnh mẽ về cơ chế chính sách để nâng cao rõ rệt hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đồng thời cần đẩy mạnh cổ phần hóa khu vực doanh nghiệp nhà nước, tăng cường miễn giảm thuế để khuyến khích tiết kiệm tư nhân.

Điểm mạnh của phương án dự báo này so với phương án 3 là huy động được mọi tiềm năng và nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Đây là cơ sở chắc chắn, bền vững để duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong suốt một thập tới. Khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tương xứng với tiềm năng thực sự của đất nước và những điều kiện thuận lợi do môi trường quốc tế đêm lại.

Nếu thực hiện theo phương án này thì cũng liên tục chú ý phòng ngừa khả năng xảy ra các mất cân đối cơ cấu vì quan hệ giữa tích luỹ - tiêu dùng - đầu tư luôn luôn trong tình trạng cân bằng song do cân bằng do ở trình độ cao nên công tác quản lý sẽ khó khăn hơn.

f) Kết luận về phương án lựa chọn:

Với các thông tin và phân tích nêu trên, có thể nhận thấy phương án tối ưu nhất, có hiệu quả cao nhất, chính là phương án 5 vì nó đảm bảo nền kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng cao, tương xứng với tiềm năng thực sự của đất nước và những điều kiện thuận lợi do môi trường quốc tế đem lại. Tuy nhiên, việc thực hiện được phương án này rất khó khăn và đòi hỏi có sự quyết tâm cao của toàn đảng, toàn dân tộc ta. Đây là phương án cao khuyến nghị nên cố gắng thực hiện.

Phương án 3 là phương án thực hiện dễ dàng và có hiệu quả cao song tốc độ tăng trưởng chưa đạt yêu cầu. Phương án 2 là phương án có thể xảy ra nhất nếu ngoại suy các cơ chế chính sách hiện nay cho giai đoạn 2011-2020. Phương án 2 và phương án 3 đều là các phương án trung bình, dễ xảy ra nhất.

Phương án 1 không thể chấp nhận được vì có nguy cơ tăng trưởng nhanh đi kèm với gia tăng nhanh mất cân đối cơ cấu, tăng trưởng có thể không bền vững, đồng thời hiệu quả kinh tế quá thấp. Phương án 4 không khả thi vì tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng lên quá cao; tăng trưởng nhanh song không bền vững.

VI. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TĂNG CƯỜNG HƠN NỮA VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TIẾT KIỆM CỦA DÂN CƯ ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Để tăng cường tiết kiệm của dân cư, không chỉ có những vấn đề như làm sao tăng cường thu nhập cho dân cư, giảm bớt tích luỹ tiết kiệm quốc gia vào tay nhà nước... mà còn phải có các chính sách phát triển đúng đắn. Ví dụ một trong những nguyên nhân quan trọng quan trọng nhất làm cho vốn đầu tư chưa cao là chúng ta đã và đang quá tập trung phát triển các ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp điều chỉnh cơ cấu cơ cấu đầu tư để chuyển sang phát triển các ngành sử dụng ít vốn, nhiều lao động vì nguồn lao động dồi dào là một lợi thế rất lớn của ta trong giai đoạn hiện nay. Kinh nghiệm các nước Đông á cũng cho thấy, quá trình công nghiệp hoá tốt nhất là bắt đầu bằng việc phát triển các ngành có hệ số vốn thấp nhưng sử dụng nhiều lao động. Các nước Đông Á theo đuổi chiến lược này trong suốt bốn thập kỷ qua nên có được những tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao, nhưng lại giữ được hệ số ICOR thấp, đồng thời cũng thu hút được một lực lượng lao động rất lớn vào phát triển kinh tế. Như vậy vốn đầu tư được tập trung vào đúng vào các ngành nghề phù hợp với giai đoạn đầu của công nghiệp hoá: các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là các ngành nghề sử dụng lao động làm hàng xuất khẩu thông qua khai thác tối đa các đầu vào tại chỗ kết hợp với nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm trung gian có hàm lượng vốn cao. Với các nhận thức nêu trên, một số chính sách lớn cần tập trung thực hiện để tăng cường tiết kiệm và đầu tư của dân cư trong thời gian từ nay đến năm 2020 là:

1) Khai thác mọi nguồn lực trong dân để gia tăng tiết kiệm và đầu tư của dân cư:

Khẩn trương hoàn thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các loại hình doanh nghiệp phát triển; không hạn chế về qui mô đầu tư và qui mô lao động; xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử trong tiếp cận đến với các cơ hội, nguồn lực và thông tin thị trường. Đẩy mạnh các phong trào toàn dân khuyến khích, cổ vũ, động viên, đào tạo và tôn vinh tinh thần kinh doanh, sáng kiến kinh doanh; phổ biến các trường hợp điển hình về tinh thần và sáng kiến kinh doanh; khuyến khích, hỗ trợ, giáo dục và đào tạo để chuyển các hộ kinh doanh cá thể sang kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Thực hiện xã hội hóa hầu hết các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, nghiên cứu khoa học... Ngân sách nhà nước chỉ cấp cho những đơn vị sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các nghiên cứu khoa học cơ bản làm nền tảng để phát triển công nghệ.

Nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế so sánh với các quốc gia trong khu vực và trên quốc tế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Tiến tới cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu tới 100% doanh nghiệp Việt Nam trừ những lĩnh vực, ngành nghề đã qui định trong các hiệp định và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Nhanh chóng mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo lộ trình cam kết trong Hiệp định thương mại quốc tế. Khuyến khích mạnh mẽ người Việt Nam định cư ở nước ngoài đưa vốn và trí tuệ về nước tham gia đầu tư.

Cùng với các giải pháp huy động các nguồn lực tiết kiệm trong dân, cần chú trọng tới các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực này. Nhanh chóng khắc phục được những yếu kém, tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư hiện nay, nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư tập trung, đúng quy hoạch, kế hoạch, có hiệu quả, chống được thất thoát, lãng phí trong đầu tư.

Tiếp tục phân cấp triệt để trong quản lý đầu tư, phù hợp với yêu cầu về cải cách hành chính, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đơn giản hoá về thủ tục đầu tư. Nhà nước chỉ tập trung vào nhiệm vụ quản lý toàn diện đầu tư bằng cách tạo ra khung khổ pháp lý, định ra các tiêu chuẩn, tiêu chí đầu tư và tổ chức hướng dẫn thực hiện, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình đầu tư, từ khâu thực hiện quy hoạch, kế hoạch theo các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật; chi phí thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.


Phải xây dựng được quan hệ sản xuất mới đảm bảo tạo môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý rất thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong cải cách hành chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời phát triển mạnh không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.Phát triển các doanh nghiệp dân doanh quy mô lớn theo mô hình công ty mẹ - công ty con đa sở hữu. Phát triển các doanh nghiệp hoạt động có tính chuyên môn hóa cao, hiệu quả, ổn định bền vững. Khẩn trương đổi mới công nghệ và trang thiết bị tiên tiến trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế để tăng cường sự hỗ trợ và cùng phát triển. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất với nhiều quy mô, nhiều trình độ, hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia và phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp đa sở hữu theo hướng xã hội hóa, tập thể hóa doanh nghiệp, đan xen sở hữu nhà nước, tư nhân, tập thể trong cùng một doanh nghiệp.

Tạo điều kiện phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề, trên các địa bàn. Xây dựng, phát triển các  hợp tác xã kiểu mới để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể. Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể (có sở hữu của pháp nhân, thể nhân, tập thể). Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong hợp tác xã và các hình thức liên hiệp hợp tác xã. Phát triển mạnh hình thức kinh tế cổ phần thông qua việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp cổ phần mới.

Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xoá bỏ triệt để mọi hình thức phân biệt đối xử, tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân lớn, các tập đoàn kinh tế tư nhân và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động các nguồn lực và phát huy các lợi thế so sánh trong từng vùng, từng địa phương; đồng thời với việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề, trang trại; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Thu hút tư nhân mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn trở thành công ty cổ phần, bán cổ phần cho người lao động. Bảo vệ tài sản công dân. Các cơ quan có thẩm quyền phải đền bù thích đáng về cả danh dự và vật chất cho những quyết định trái pháp luật đối với công dân.


Chính sách tài chính trong khoảng 10-15 năm tới cần hướng tới tăng tỷ lệ huy động vào khu vực dân cư. Tỷ lệ thu ngân sách trên GDP không nên quá cao như hiện nay, đồng thời tỷ lệ bội chi ngân sách nên được hạn chế. Quá trình này tương ứng với việc chính phủ cần rút dần khỏi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội, nhất là đối với sản xuất kinh doanh trực tiếp. Phương châm đã được nêu là Chính phủ chỉ làm những việc khu vực dân cư không làm. Do đó cần xã hội hóa toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội, biến nước ta thành một xã hội dân sự thực sự. Nhiều việc nhà nước đang làm cần được chuyển cho khu vực dân cư đảm nhận. Bên cạnh đó, khẩn trương hình thành nền tài chính quốc gia vững mạnh, tiềm lực và quy mô tài chính được tăng cường, an ninh tài chính được đảm bảo; vị thế và uy tín quốc tế của nền tài chính quốc gia được nâng lên.

Chính sách tiền tệ trong 10-15 năm tới vẫn phải tập trung vào kiểm soát chặt chẽ lạm phát và bảo đảm an toàn hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt với biên độ rộng. Thu hẹp tối đa phạm vi sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam; cơ bản xóa bỏ tình trạng đô la hoá. Phấn đấu đến năm 2010 phải thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam để tạo bước chuyển biến trong hội nhập quốc tế về tiền tệ ngay từ năm 2011.

Thu hút được nguồn tích luỹ trong dân và các thành phần kinh tế để đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay tín dụng, góp phần đẩy mạnh đầu tư và phát triển kinh tế. Tổng phương tiện thanh toán tăng không quá 5% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến để liên tục kiềm chế lạm phát dưới 5-7%. Đưa tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng xuống mức ngang với trung bình của các nước trên thế giới. Các tỷ lệ an toàn khác của hệ thống ngân hàng như: tài sản ngân hàng so với tổng nguồn vốn huy động, tổng tài sản ngân hàng so với tổng cho vay tín dụng... tương đương với trình độ các nước khác trong khu vực. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, tiến tới thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng.

Cải cách và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có cấu trúc đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, áp dụng thông lệ và chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng. Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để thực sự trở thành tổ chức tín dụng hợp tác độc lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Khuyến khích phát triển các định chế tài chính phi ngân hàng như: công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, ... để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế.

Tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng và doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng; trên cơ sở đó mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng.

4) Hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển các loại thị trường

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu nhằm thể chế hoá đường lối phát triển kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Làm rõ nội hàm cụ thể của sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước, các vấn đề về cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế về quyền sở hữu. Tách bạch hình thức pháp lý của doanh nghiệp với thành phần kinh tế và sở hữu. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh; tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với các cam kết quốc tế và lộ trình đã công bố. Hoàn thiện khung khổ pháp luật cho việc tạo lập và vận hành có hiệu quả các loại thị trường.

5) Đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý kinh tế của Nhà nước; quy định rõ chức năng của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương tập trung xây dựng thể chế. Xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố đối với doanh nghiệp nhà nước. Tách bạch nội dung quản lý hành chính nhà nước với quản lý sự nghiệp và dịch vụ công. Thực hiện phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương theo hướng nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương. Gắn phân cấp công việc với phân cấp tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ những loại việc địa phương được toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của Trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của Trung ương. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra chế độ trách nhiệm thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính các cấp. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng và chống tham nhũng.

6) Khuyến khích các tổ chức đoàn thể, xã hội tham gia thực hiện, quản lý và giám sát các hoạt động kinh tế, xã hội
Khuyến khích thành lập các hội, tổ chức phi chính phủ và khuyến khích sự tham gia của các hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ vào các hoạt động phát triển và quản lý kinh tế, theo hướng những việc gì mà các tổ chức này làm được và làm tốt hơn, thì để cho họ làm. Đồng thời, thực hiện đa dạng hoá các phương thức tham gia quản lý nền kinh tế của các chủ thể kinh tế khác nhau như các doanh nghiệp, nhà buôn, nhà môi giới, hợp tác xã, hội và hiệp hội các nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ tài chính, luật sư và người tiêu dùng...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét