Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Hệ thống xa lộ liên bang Hoa Kỳ

Đi trên đường cao tốc của Mỹ mới thấy vai trò của quy hoạch và các nhà khoa học. Thích nhất là họ đặt tên đường, tên lối ra... bằng những con số chứ không phải các danh nhân cộng sản như ở VN. Nguyên tắc đánh số đường, số nhà... bao giờ cũng là từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam nên việc tìm đường, tìm nhà rất dễ dàng... Trông người rồi nghĩ đến ta; cộng sản làm ngu dân, ngu cả tầng lớp nhân sĩ trí thức. Cả dân tộc u mê, quanh năm chỉ biết rượu chè, liên hoan ca tụng nhau Việt Nam vô địch, làm gì cũng không ra hồn. Đau nhất là toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay, từ nhà cửa, đường xá tới các nhà máy xí nghiệp, toàn chất lượng kém, xây xong chưa sử dụng đã hỏng, trong khi các nước họ làm một lần là xong, chất lượng rất tốt, dùng mãi mãi, chỉ định kỳ mới phải bảo dưỡng.
Hệ thống xa lộ liên bang Hoa Kỳ
Hiện đang có rất nhiều người phản đối vụ dùng thầu Trung Quốc để xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam. Thầu Trung Quốc đã có tiếng là làm ăn bê bối nên đúng là không thể để cho họ làm được. Nhưng việc xây một đường cao tốc Bắc-Nam là một việc phải làm. Thật ra việc này phải làm từ 30, 40 năm về trước vì một quốc gia muốn phát triển phải có một cơ sở hạ tầng tốt. Trong bài này tôi xin nói về hệ thống xa lộ liên bang của Hoa Kỳ để “trông người lại nghĩ đến ta.”
National Highway System.jpg

Xa lộ Hoa Kỳ. (Hình: Hà Dương Cự/Người Việt)
Nguồn gốc hệ thống xa lộ Hoa Kỳ
Người Hoa Kỳ đã nhận ra sự quan trọng của một hệ thống đường sá tốt từ thập niên 1930, nên đã có nhiều dự án về xa lộ nhưng không có nguồn tài chánh. Cho đến khi Tướng Dwight D. Eisenhower được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ thì dự án về xa lộ mới được đẩy mạnh.

Có hai sự kiện khiến Tổng Thống Eisenhower muốn có một hệ thống xa lộ tốt. Năm 1919, khi Đại Chiến Thứ Nhất vừa chấm dứt quân đội Hoa Kỳ tổ chức một đoàn xe đi xuyên nước Mỹ từ Washington, D.C., tới San Francisco, California. Trung Tá Eisenhower tình nguyện đi theo.

Hồi đó chưa có đường đi nên ông Eisenhower nghĩ là chưa chắc đã đi tới đích được. Nhưng sau 62 ngày đoàn đã vượt qua chặng đường dài 3,251 dặm (1 dặm = 1,609 km) và tới San Francisco. Tính ra vận tốc trung bình chỉ là 6 dặm một giờ hay là 58 dặm một ngày (không bằng đi trong một giờ thời nay). Chuyến đi này khiến ông Eisenhower suy nghĩ đến một hệ thống xa lộ toàn quốc.

Đến Thế Chiến Thứ Hai lúc đó Eisenhower là tướng chỉ huy quân đội Đồng Minh bên Âu Châu, ông đã chứng kiến sự chuyển quân nhanh chóng của Đức Quốc Xã qua hệ thống xa lộ Autobahn trong khắp nước Đức. Chắc bạn cũng biết Autobahn là hệ thống xa lộ nổi tiếng của Đức Quốc. Có nhiều chỗ trên Autobahn không có giới hạn tốc độ, bạn muốn lái xe nhanh bao nhiêu cũng được.

Đến khi làm tổng thống, ông Eisenhower đã thuyết phục được Quốc Hội Hoa Kỳ soạn thảo đạo luật Federal-Aid Highway Act vào năm 1956 để xây dựng hệ thống xa lộ liên bang. Để kỷ niệm sự đóng góp của Tổng Thống Eisenhower, tên chính thức của hệ thống xa lộ liên bang này được đặt là Dwight D. Eisenhower National System of Interstate and Defense Highways (Hệ Thống Xa Lộ Liên Bang và Phòng Thủ Quốc Gia Dwight D. Eisenhower). Thường thường không ai dùng nguyên tên mà chỉ gọi vắn tắt là Hệ Thống Xa Lộ Liên Bang.

Tiêu chuẩn của một đường của xa lộ liên bang là:

-Tối thiểu có hai lằn xe mỗi chiều.

-Mỗi lằn xe rộng 12 ft (1 ft = 0,3048 m).

-Lề đường rộng 10 ft.

-Thiết kế sao cho xe có thể chạy tới khoảng 50 tới 70 mph.

-Sự ra hay vào xa lộ đều được thiết kế theo tiêu chuẩn không có ngã ba hay ngã tư. Tức là các đường nhỏ không thể băng ngang qua xa lộ mà phải dùng cầu vượt (overpass hay underpass) để đi qua.

Cách đánh số xa lộ liên bang

Để phân biệt với các đường của tiểu bang xa lộ liên bang được viết với chữ I đứng đầu, thí dụ I-5 hay I-80.

Xa lộ liên bang ở ngoài thành phố là một số có hai số (trừ xa lộ I-5) và được đánh số theo các quy tắc sau đây:

-Xa lộ theo hướng Đông Tây được đánh số chẵn.

-Xa lộ theo hướng Bắc Nam được đánh số lẻ.

-Với xa lộ Đông Tây thì số nhỏ nhất ở phía Nam, từ từ lên dần. Số lớn nhất ở trên miền Bắc. Thí dụ xa lộ I-10 chạy ở miền Nam từ Los Angeles, California, tới Jacksonville, Florida, và xa lộ I-90 chạy trên miền Bắc từ Seattle, Washington, tới Boston, Massachusetts.

-Với xa lộ Bắc Nam thì số được bắt đầu từ phía Tây, tức là California và tăng dần cho tới miền Đông. Xa lộ I-5 chạy từ San Diego, California, cho tới Blaine, Washington, và xa lộ I-95 chạy từ Miami, Florida, tới Houlton, Maine.

Nếu xa lộ liên bang đi qua một thành phố và có đường vòng bao quanh thành phố thì được định bằng một số có ba số. Hai số sau là số xa lộ chính, còn số đầu là một số chẵn. Thí dụ xa lộ chính là I-5 thì đường vòng qua là I-405. Cách đánh số này chỉ trong tiểu bang, có nghĩa là có thể có hai xa lộ cùng tên ở hai tiểu bang khác nhau.

Nếu xa lộ liên bang có một nhánh chĩa ra thì nhánh đó cũng được đánh số bằng một con số có ba số. Hai số sau là số xa lộ chính còn số đầu là một số lẻ. Thí dụ I-195 là một nhánh của I-95.

Trên đây là quy tắc đánh số xa lộ liên bang, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ không theo những quy tắc trên. Thí dụ Hawaii là một đảo nên không thể có xa lộ liên bang, nhưng vẫn ba đường được coi là xa lộ liên bang. Có một chút thay đổi, thay vì chữ I thì họ dùng chữ H.

Đánh số lối ra

Tiểu bang có quyền đánh số lối ra (exit) riêng. Có hai cách đánh số lối ra:

-Đánh số lối ra theo thứ tự 1, 2, 3… bắt đầu từ đường ở phía cuối phía Tây hay cuối phía Nam.

-Đánh số theo cột cây số. Trước hết đường dài của xa lộ được tính từ đầu ở phía cuối Tây hay cuối phía Nam. Từ đó lối ra ở cây số nào thì đánh số theo cây số đó. Thí dụ lối ra ở vào dặm 251 thì đánh số là 251. Với cách đánh số này người lái xe dễ dàng biết được mình đang ở đâu.

Những phát triển mới trong công nghệ đường sá

Mặc dù đã phát triển nhiều nhưng hệ thống xa lộ liên bang vẫn còn nhiều khuyết điểm. Thí dụ xa lộ I-405 ở California luôn luôn bị kẹt xe. Hiện có nhiều cố gắng cải thiện hệ thống xa lộ để bớt kẹt xe, giảm số lượng tai nạn giao thông, và giảm sự ô nhiễm không khí.

Hyperloop: Đây là một dự án do ông Elon Musk đề ra. Hyperloop giống như xe điện có thể đi nhanh tới 800 mph. Thời gian đi từ Los Angeles tới San Francisco chỉ có 30 phút. Nếu dự án này thành công thì số người dùng xe hơi sẽ giảm đi và hy vọng nạn kẹt xe trên xa lộ sẽ giảm xuống.

Xe tự lái: Bây giờ thì xe tự lái chưa được hoàn chỉnh, khi nào dùng được thì có thể sẽ tốt hơn người lái. Xe tự lái nghĩ và phản ứng nhanh hơn người, hơn nữa xe tự lái không bị ngủ gật, như vậy có thể giảm bớt tai nạn xe cộ. Điều này dẫn đến việc giảm nạn kẹt xe. 


Có một hiện tượng lạ lùng mà ai lái xe chắc cũng đã thấy, đó là nếu có tai nạn thì thường kẹt xe mặc dù tai nạn xảy ra phía bên kia đường. Lý do là mọi người chạy chậm lại để xem. Hiện tượng này tiếng Mỹ gọi là rubbernecking (cổ cao su).

Xe thông minh: Xe hơi hiện đại có nhiều chức năng giúp người lái xe tránh gây tai nạn, thí dụ như còi báo động khi chạy qua lằn xe khác hay tự thắng lại khi xe tới quá gần xe đằng trước.

Con đường thông minh:
Bộ Giao Thông Hoa Kỳ hiện đang thử nghiệm trên một khúc đường dài nửa dặm ở tiểu bang Colorado gọi là con đường thông minh. Khúc đường này đặt rất nhiều bộ cảm biến để luôn luôn theo dõi những hoạt động trên con đường và có nối mạng với phòng điều khiển và cảnh sát. Khi một tai nạn xảy ra thì phòng điều khiển biết ngay lập tức và cảnh sát được báo động để chạy tới ngay không cần phải chờ có người báo.

(Hà Dương Cự)—–
https://www.nguoi-viet.com/doi-song/he-thong-xa-lo-lien-bang-hoa-ky/
Nguồn tài liệu: www.fhwa.dot.gov, www.interstate-guide.com

(nguoi-viet.com)

Hệ thống Quốc lộ Hoa Kỳ (tiếng AnhNational Highway System hay viết tắc là NHS) là một hệ thống xa lộ chiến lược bên trong Hoa Kỳ. Hệ thống này gồm có Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang và các xa lộ khác phục vụ các phi cảng, bến cảng, ga đường sắt, ga xe tải, trạm đường sắt, trạm dẫn dầu và những cơ sở tiện ích giao thông chiến lược khác.
Từng tiểu bang được khuyến khích tập trung tiền tài trợ của liên bang để cải tiến sự hữu hiện và an toàn của hệ thống. Hệ thống này chiếm đến 4% tổng số đường bộ trên toàn Hoa Kỳ nhưng đảm nhận 40% giao thông đường bộ nói chung và 75% lượng giao thông bằng xe tải hạng nặng. Khoảng 90% dân số người Mỹ sống trong khoảng cách 5 dặm (8,0 km) từ một con lộ thuộc hệ thống quốc lộ Hoa Kỳ. Những con lộ trong hệ thống này được Bộ Giao thông Hoa Kỳ lập ra với sự hợp tác của các tiểu bang, giới chức địa phương cũng như các tổ chức quy hoạch vùng đô thị và được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận vào năm 1995.
Hệ thống Quốc lộ Hoa Kỳ dài 160.000 dặm (260.000 km) gồm có các xa lộ thuộc một trong số những hệ thống xa lộ sau đây:[4]
  • Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang
  • Hệ thống Xa lộ Chiến lược (STRAHNET) quan trọng đối chính sách quốc phòng chiến lược của Hoa Kỳ trong đó có các trục lộ nối từ các căn cứ quân sự chính và hệ thống xa lộ chiến lược này.
  • Các đường lộ dẫn đến 207  phi trường, 198 bến cảng, 190 nhà ga đường sắt hay ga xe tải, 67 trạm xe lửa thuộc hệ thống Amtrak, 58  trạm dẫn dầu cũng như 82 nhà ga xe buýt liên thành phố, 307 trạm chuyển tiếp công cộng, 37 bến phà và 20 nhà ga vận chuyển hành khách các loại[5]
Hệ thống này bao gồm 4% đường lộ quốc gia nhưng đảm nhận đến 40% tổng số giao thông đường bộ, 75% lượng vận tải bằng xe tải hạng nặng, và 90% lượng vận chuyển khách du lịch.[5] Tất cả các khu đô thị có dân số trên 50.000 và khoảng 90% dân số người Mỹ sống trong khoảng 5 dặm (8,0 km) của hệ thống.[5] Đây là hệ thống xa lộ dài nhất trên thế giới.[6]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét