Nội lực thực sự không phải đến từ quy mô GDP hay những thứ tương tự, mà là một nền khoa học công nghệ tự chủ và vững chắc. Đây là điều tất cả các nhà lãnh đạo chính phủ VN từ sau Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến nay đều không hiểu. Các Thủ tướng đời sau chỉ nghĩ đến mỗi từ "tăng trưởng", tức là chỉ nghĩ tới tăng quy mô GDP bất chấp mọi hậu quả. Mình nhớ cuối năm 1984, mình được giao dịch bài "Cách mạng văn hóa trong tin học - La Revolution Culturelle dans l'Informatique" trên tờ L'Express của Pháp, để cung cấp cho các đồng chí lãnh đạo Trung ương đọc. Bạn Nguyễn Thanh Thủy đã giúp tôi dịch một số trang, bạn Thủy rất thông minh và rất giỏi, dịch rất hay. Bài báo dài khoảng 20 trang đánh máy. Tôi nhớ mãi câu kết: "Cuộc cách mạng tin học đã thực sự bắt đầu. Chỉ có những Thủ tướng Chính phủ nào hiểu được điều đó, đất nước mới có cơ hội phát triển trong tương lai". Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đọc nguyên bản tiếng Pháp, nhưng khi đồng chí Việt Phương đưa Thủ tướng bản dịch tiếng Việt, Thủ tướng đã đọc lại và gạch đỏ dưới câu kết này, cho thấy Thủ tướng rất coi trọng. Có lẽ trong số tất cả các đời Thủ tướng VN, chỉ có Thủ tướng Phạm Văn Đồng quan tâm và đồng cảm với giới trí thức, nhấn mạnh vai trò của tiến bộ công nghệ và trình độ, năng lực quản lý của các cá nhân lãnh đạo,... Tiếc thay do lực bất tòng tâm nên Bác hiểu nhưng cũng không thể làm được gì cho đất nước. Chính vì vậy mà tôi rất thương và kính trọng Bác. Tôi không bao giờ quên cách nói chuyện lôi cuốn và tiếng cười sảng khoái của Bác khi anh em, bác cháu đồng cảm với nhau. Bài báo đó đây:
Sau nhiều điều tiếng về gián điệp an ninh và thương mại, ngày 15/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông có nguồn gốc từ doanh nghiệp nước ngoài có “nguy cơ rủi ro đối với an ninh quốc gia”. Lệnh cấm không có tên, nhưng mục tiêu của nó là nhắm đến Huawei, tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc, hiện đang dẫn đầu thế giới về cung cấp viễn thông và thứ 2 về sản xuất điện thoại thông minh.
Lệnh cấm này không có quá nhiều ý nghĩa với Huawei vì từ lâu, hãng này đã không được chào đón tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bắt đầu, những gì diễn ra sau đó mới thực sự là cơn địa chấn - cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ thông báo đã thêm Huawei vào danh sách các công ty mà các công ty của Mỹ không được làm ăn cùng nếu không có sự cho phép chính thức. Đây là lần thứ hai liên tiếp trong 2 năm qua, một công ty của Trung Quốc chịu lệnh trừng phạt này. Trước đó, vào năm 2018, ZTE – một công ty công nghệ viễn thông khác của Trung Quốc đã bị cấm nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ từ Google, Qualcomm và Dobly..
Tình huống của Huawei được đánh giá là nghiêm trọng hơn ZTE. “Tội lỗi” của ZTE là đã vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran, trong khi Huawei bị dán mác “nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, lệnh cấm không đơn giản là ngăn chặn Huawei mà còn mang hàm ý biến hãng công nghệ này thành “con tin” trong cuộc chiến. Chưa rõ Mỹ muốn duy trì lệnh cấm này trong bao lâu, nhưng chỉ với lệnh cấm trong 90 ngày, ZTE đã “suýt” không tiếp tục tồn tại.
Ngay sau lệnh cấm, nhiều công ty công nghệ của Mỹ đã ra tuyên bố cắt đứt mối quan hệ làm ăn với Huawei. Google thông báo sẽ thu hồi giấy phép Android trên các điện thoại của Huawei và chỉ cho phép hãng sử dụng Dự án mã nguồn mở Android (AOSP). Một loạt các nhà sản xuất chip của Mỹ, bao gồm Intel, Qualcomm và Micron, cũng ngừng bán hàng cho công ty Trung Quốc này.
Huawei đáp trả màn trừng phạt bằng tuyên bố hãng đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó từ lâu. Các linh kiện quan trọng cần nhập khẩu đã được dự trữ tồn kho cho tối thiểu 90 ngày. Mất giấy phép Android mặc dù gây ra một số khó khăn nhưng không phải là vấn đề lớn khi điện thoại Huawei ở thị trường nội địa vốn chỉ sử dụng AOSP. Hãng này còn bắt tay vào phát triển hệ điều hành Hong Meng OS cho riêng mình và dự kiến sắp hoàn thiện. Huawei đã tự thiết kế bộ vi xử lý nên việc mất quan hệ với Qualcomm cũng không đáng lo ngại.
Mặc dù vậy, nếu xem xét kỹ lượng mức độ phụ thuộc vào các công nghệ Mỹ trong các sản phẩm của Huawei, lời tuyên bố này có vẻ bớt sức thuyết phục - năm ngoái, một danh sách các nhà cung cấp “lõi” toàn cầu của Huawei đã bị phát tán, trong đó có tên 33 công ty của Mỹ, chiếm 60% toàn bộ danh sách.
Lấy ví dụ là điện thoại tân tiến nhất của hãng – P30 Pro, danh sách các thiết bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bao gồm: Kính Gorilla bao phủ mặt trước và sau của hãng Corning, chip nhớ từ Micron, modun kết nối 3G và LTE của Skyword và Qorvo, cùng với phần mềm Android của Google. Các nhà cung cấp này đều có trụ sở tại Mỹ và sẽ buộc phải tuân thủ lệnh cấm. Trong khi đó, những lựa chọn thay thế là không nhiều. Chẳng hạn, với kính Corning, lựa chọn khả dĩ tiếp theo là AGC Asahi Glass, công ty cung cấp kính Dragontrail được sử dụng trên sản phẩm Pixel 3A của Google. Tuy nhiên Asahi là công ty thuộc Nhật Bản, đồng minh thân cận của Mỹ, nên nhiều khả năng nó cũng sẽ tuân thủ lệnh cấm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Công ty sản xuất thiết bị bán dẫn ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vào ngày 26/4/2018. Trong chuyến thăm, ông kêu gọi Trung Quốc phát triển các công nghệ lõi của riêng mình. Ảnh: Xinhua.
Chưa rõ là Huawei đã có các phương án dự phòng như thế nào, nhưng hãng này tiếp tục “xây xẩm mặt mày” khi hãng công nghệ ARM tuyên bố họ đã dừng cấp phép sử dụng các thiết kế chip của họ cho Huawei kể từ ngày 22/5. Đây thực sự là cú shock lớn đối với Huawei bởi một phần lý do mà Huawei có thể “mạnh miệng” trước lệnh cấm của Mỹ là hãng này đã có thể tự thiết kế chip cho riêng mình mà không còn phụ thuộc vào Qualcomm, nhờ sử dụng các mẫu thiết kế chip từ ARM. Công ty con của Huawei, HiSilicon đã bắt đầu sử dụng các thiết kế của ARM để chế tạo chip ít nhất là từ năm 2012. Khi chia tay với ARM, các sản phẩm của Huawei sẽ mắc kẹt ở thiết kế ARM mới nhất tính đến 22/5. Cách duy nhất là thiết kế lại chip của mình từ đầu. Thế nhưng đây chắc là một quá trình kéo dài nhiều năm nên câu hỏi là khách hàng có sẵn sàng chờ đợi? Chưa kể, mã nguồn mở Android mà Huawei sử dụng cũng được thiết kế cho các chip dựa vào ARM và các bộ vi xử lý x86 của Intel, AMD,… – các công ty đã “nghỉ chơi” với Huawei.
Kể cả trong trường hợp Huawei có thể vượt qua khó khăn khi thiếu ARM, Mỹ có thể gia tăng áp lực để TSMC – Công ty gia công chip lớn nhất thế giới, có trụ sở ở Đài Loan để huỷ hợp đồng với Huawei. Hiện nay, TSMC tuyên bố vẫn tiếp tục cung cấp sản phẩm cho Huawei, nhưng sẽ kiểm tra lại hệ thống kiểm soát xuất khẩu để đảm bảo tuân thủ luật pháp Mỹ. Lệnh cấm của Bộ Thương mại không chỉ có hiệu lực với các công ty Mỹ, mà còn cả với các công ty quốc tế khác, khi “yếu tố Mỹ” vượt quá 25% giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Nếu TSMC tuân thủ lệnh cấm, đây mới thực sự là đòn chí mạng, bởi các nhà sản xuất chip nội địa hoàn toàn không thể thực hiện được các thiết kế tinh xảo của HiSilicon. Lựa chọn thay thế duy nhất là Samsung, nhưng công ty Hàn Quốc này nhiều khả năng sẽ theo bước Nhật Bản, khi Hàn Quốc đang cần Mỹ để cải thiện tình huống với Triều Tiên.
Người khổng lồ đứng trên đôi chân bằng cát
Đòn đánh của Mỹ đối với Trung Quốc thông qua lệnh cấm dành cho Huawei là một lời nhắc nhở tuyệt vời về sức mạnh mềm của Mỹ, và đồng thời nó cũng chỉ ra lỗ hổng “chết người” của Trung Quốc, vẫn đang trong giấc mộng về vị trí cường quốc công nghệ số một thế giới: Trung Quốc vẫn chưa thể “tự sản tự cung” những công nghệ trọng yếu.
Ngay bây giờ, quốc gia này vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ từ nước ngoài – chỉ 50% chi tiết trong máy bay mà Trung Quốc sản xuất có thể được thực hiện bởi các nhà cung cấp nội địa, và quá trình tự động hoá ngày càng phổ biến tại quốc gia này không thể thiếu robot công nghiệp từ Đức và Nhật Bản. Các nhà sản xuất chip của Trung Quốc có thể dễ dàng tạo ra chip kích hoạt cảm biến vân tay ở Iphone, nhưng những hệ thống trên một chip (systems-on-a-chip) kích hoạt kết nối 4G trên các điện thoại đời mới nhất – loại mà Qualcomm đang sản xuất, thì vẫn ngoài khả năng của hầu hết các hãng.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể mang tới cho Trung Quốc nhiều tổn thất, nhưng nó sẽ giúp quốc gia này nhận ra nội lực thực sự không phải đến từ quy mô GDP hay những thứ tương tự, mà là một nền khoa học công nghệ tự chủ và vững chắc.
Trong trường hợp mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là phát triển công nghệ của chính mình để giảm dần sự phụ thuộc vào các đối thủ địa chính trị như Mỹ thì kỹ thuật thiết kế chip mới chỉ là bước đầu tiên. Họ còn phải đi xa hơn – xây dựng ngành công nghiệp sản xuất chip máy tính, hay ngành công nghiệp bán dẫn, xứng tầm quốc tế.
Tờ New York Times từng gọi sự thịnh vượng của Trung Quốc là “được xây dựng trên cát”. Không chỉ Trung Quốc, sự thịnh vượng của thế giới cũng được xây dựng từ trên cát, theo đúng nghĩa đen. Bởi cát là nguyên liệu thô để sản xuất silicon – loại vật liệu cơ bản cho hầu hết bán dẫn hiện nay. Kể từ khi được Jack Kilby của Texas Instruments phát minh vào năm 1958, bán dẫn ngày càng phổ biến khắp thế giới và trở thành bộ phận không thể thiếu trong tất cả các sản phẩm công nghệ. Sự đổi mới sáng tạo trong bán dẫn tạo điều kiện cho sáng tạo trong toàn bộ ngành công nghệ.
Bán dẫn là mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn nhất của Trung Quốc – theo Bernstein Research, năm 2016, Trung Quốc đã mua khoảng 160 tỷ USD bán dẫn, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mới chỉ khoảng 20 tỷ USD. Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC), tập đoàn sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc hiện mới chiếm 6% doanh thu toàn ngành công nghiệp bán dẫn năm 2018. Để so sánh, thị phần của TSMC là 56%.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã xác định xây dựng nền công nghiệp bán dẫn nội địa là ưu tiên chủ chốt, đặc biệt trong Kế hoạch Made in China 2025. Thế nhưng ngành công nghiệp này thực sự tốn kém, cả tiền bạc và thời gian, đồng thời nhạy cảm về chính trị. Jim Fontanelli, nhà phân tích cao cấp của Arete Research (London) nhận xét: “Điểm bắt đầu là một ngân sách R&D rất rất lớn” - TSMC dành trung bình khoảng 2,9 tỷ USD mỗi năm, tương đương 8 – 9% doanh thu cho công việc R&D, trong khi đó, SMIC, dù dành đến 16% doanh thu, chi phí R&D mới chỉ đạt khoảng 550 triệu USD.
Kể cả khi sẵn sàng ném nhiều tiền hơn, mọi thứ cũng không hề đơn giản. Quá trình R&D cần thiết để tạo được tiến bộ trong thiết kế chip có thể kéo dài hàng thập kỷ và không thể “đi tắt đón đầu”. Các công ty lớn tại Mỹ có lúc phải dành một năm chỉ để thiết kế một con chip. Trung Quốc có thể có 5.000 kỹ sư để tháo dỡ và nhìn vào cấu trúc chip, nhưng ngay lúc đó, các công ty của Mỹ đã có thể ra mắt thêm 2 thế hệ chip mới. Các nhà phân tích ngành bán dẫn đánh giá là các nhà sản xuất ở Trung Quốc chậm hơn một thập kỷ so với đối thủ quốc tế của họ. Chip tiên tiến nhất của SMIC – một chip 14 nanomete được thử nghiệm sản xuất thương mại trong năm nay, nhưng Samsung đã đạt tiêu chuẩn này từ năm 2014.
Chỉ trong vài năm qua, Trung Quốc đã cố gắng bù đắp cho sự tụt hậu của mình bằng nhiều cách. Hàng chục tỷ USD đã được đổ vào các công ty trong nước để phát triển công nghệ. Nhiều nhà đầu tư, công ty Trung Quốc thành lập liên doanh với Intel, Qualcom, AMD hay xa hơn là nắm giữ cổ phần kiểm soát của Softbank - quỹ đầu tư vào ARM…. Tập đoàn Tsinghua Unigroup từng đề nghị chi 23 tỷ USD để mua hãng sản xuất chip nhớ Micron Technology của Mỹ vào năm 2015 nhưng đã bị từ chối. Thậm chí, các công ty của Trung Quốc còn chấp nhận thua lỗ để trở thành nhà thầu cho các công ty sản xuất chip nước ngoài nhằm tiếp cận hơn với công nghệ. Dù vậy, không có chiến thuật nào đặc biệt thành công. Các nhà máy sản xuất chip như Intel, Qualcomm bao gồm nhiều cỗ máy phức tạp, chuyên biệt được thiết kế để khắc và đúc ở mức độ vi mô. Những kỹ thuật phức tạp như vậy không phải là thứ có thể đến và sao chép một sớm một chiều được. Chưa kể đến việc các công ty công nghệ và chính phủ nhiều quốc gia cũng dè chừng Trung Quốc do lo ngại bị ăn cắp công nghệ.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Công nghệ là chìa khóa
05/06/2019 Công nghệ đang là trọng tâm chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Và Trung Quốc, vốn còn phụ thuộc nặng nề vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, dần bộc lộ nhiều yếu điểm khó bù đắp trong một sớm một chiều. Đòn đánh của Mỹ đối với Trung Quốc thông qua lệnh cấm dành cho Huawei là một lời nhắc nhở tuyệt vời về sức mạnh mềm của Mỹ, và đồng thời nó cũng chỉ ra lỗ hổng “chết người” của Trung Quốc, vẫn đang trong giấc mộng về vị trí cường quốc công nghệ số một thế giới: Trung Quốc vẫn chưa thể “tự sản tự cung” những công nghệ trọng yếu. Dường như còn chặng đường rất xa để Trung Quốc thực sự trở thành thế lực công nghệ dẫn đầu thế giới. Không chỉ là do xuất phát điểm muộn hơn, nguyên nhân trọng yếu hơn là Trung Quốc mới chỉ đang ứng dụng công nghệ thay vì nghiên cứu từ đầu.
Huawei bị cấm sử dụng các sản phẩm và dịch vụ
từ các công ty của Mỹ như Google. Nguồn: trak.in
Cách ly Huawei Sau nhiều điều tiếng về gián điệp an ninh và thương mại, ngày 15/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông có nguồn gốc từ doanh nghiệp nước ngoài có “nguy cơ rủi ro đối với an ninh quốc gia”. Lệnh cấm không có tên, nhưng mục tiêu của nó là nhắm đến Huawei, tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc, hiện đang dẫn đầu thế giới về cung cấp viễn thông và thứ 2 về sản xuất điện thoại thông minh.
Lệnh cấm này không có quá nhiều ý nghĩa với Huawei vì từ lâu, hãng này đã không được chào đón tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bắt đầu, những gì diễn ra sau đó mới thực sự là cơn địa chấn - cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ thông báo đã thêm Huawei vào danh sách các công ty mà các công ty của Mỹ không được làm ăn cùng nếu không có sự cho phép chính thức. Đây là lần thứ hai liên tiếp trong 2 năm qua, một công ty của Trung Quốc chịu lệnh trừng phạt này. Trước đó, vào năm 2018, ZTE – một công ty công nghệ viễn thông khác của Trung Quốc đã bị cấm nhập khẩu sản phẩm và dịch vụ từ Google, Qualcomm và Dobly..
Tình huống của Huawei được đánh giá là nghiêm trọng hơn ZTE. “Tội lỗi” của ZTE là đã vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran, trong khi Huawei bị dán mác “nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, lệnh cấm không đơn giản là ngăn chặn Huawei mà còn mang hàm ý biến hãng công nghệ này thành “con tin” trong cuộc chiến. Chưa rõ Mỹ muốn duy trì lệnh cấm này trong bao lâu, nhưng chỉ với lệnh cấm trong 90 ngày, ZTE đã “suýt” không tiếp tục tồn tại.
Ngay sau lệnh cấm, nhiều công ty công nghệ của Mỹ đã ra tuyên bố cắt đứt mối quan hệ làm ăn với Huawei. Google thông báo sẽ thu hồi giấy phép Android trên các điện thoại của Huawei và chỉ cho phép hãng sử dụng Dự án mã nguồn mở Android (AOSP). Một loạt các nhà sản xuất chip của Mỹ, bao gồm Intel, Qualcomm và Micron, cũng ngừng bán hàng cho công ty Trung Quốc này.
Huawei đáp trả màn trừng phạt bằng tuyên bố hãng đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó từ lâu. Các linh kiện quan trọng cần nhập khẩu đã được dự trữ tồn kho cho tối thiểu 90 ngày. Mất giấy phép Android mặc dù gây ra một số khó khăn nhưng không phải là vấn đề lớn khi điện thoại Huawei ở thị trường nội địa vốn chỉ sử dụng AOSP. Hãng này còn bắt tay vào phát triển hệ điều hành Hong Meng OS cho riêng mình và dự kiến sắp hoàn thiện. Huawei đã tự thiết kế bộ vi xử lý nên việc mất quan hệ với Qualcomm cũng không đáng lo ngại.
Mặc dù vậy, nếu xem xét kỹ lượng mức độ phụ thuộc vào các công nghệ Mỹ trong các sản phẩm của Huawei, lời tuyên bố này có vẻ bớt sức thuyết phục - năm ngoái, một danh sách các nhà cung cấp “lõi” toàn cầu của Huawei đã bị phát tán, trong đó có tên 33 công ty của Mỹ, chiếm 60% toàn bộ danh sách.
Lấy ví dụ là điện thoại tân tiến nhất của hãng – P30 Pro, danh sách các thiết bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bao gồm: Kính Gorilla bao phủ mặt trước và sau của hãng Corning, chip nhớ từ Micron, modun kết nối 3G và LTE của Skyword và Qorvo, cùng với phần mềm Android của Google. Các nhà cung cấp này đều có trụ sở tại Mỹ và sẽ buộc phải tuân thủ lệnh cấm. Trong khi đó, những lựa chọn thay thế là không nhiều. Chẳng hạn, với kính Corning, lựa chọn khả dĩ tiếp theo là AGC Asahi Glass, công ty cung cấp kính Dragontrail được sử dụng trên sản phẩm Pixel 3A của Google. Tuy nhiên Asahi là công ty thuộc Nhật Bản, đồng minh thân cận của Mỹ, nên nhiều khả năng nó cũng sẽ tuân thủ lệnh cấm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Công ty sản xuất thiết bị bán dẫn ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vào ngày 26/4/2018. Trong chuyến thăm, ông kêu gọi Trung Quốc phát triển các công nghệ lõi của riêng mình. Ảnh: Xinhua.
Chưa rõ là Huawei đã có các phương án dự phòng như thế nào, nhưng hãng này tiếp tục “xây xẩm mặt mày” khi hãng công nghệ ARM tuyên bố họ đã dừng cấp phép sử dụng các thiết kế chip của họ cho Huawei kể từ ngày 22/5. Đây thực sự là cú shock lớn đối với Huawei bởi một phần lý do mà Huawei có thể “mạnh miệng” trước lệnh cấm của Mỹ là hãng này đã có thể tự thiết kế chip cho riêng mình mà không còn phụ thuộc vào Qualcomm, nhờ sử dụng các mẫu thiết kế chip từ ARM. Công ty con của Huawei, HiSilicon đã bắt đầu sử dụng các thiết kế của ARM để chế tạo chip ít nhất là từ năm 2012. Khi chia tay với ARM, các sản phẩm của Huawei sẽ mắc kẹt ở thiết kế ARM mới nhất tính đến 22/5. Cách duy nhất là thiết kế lại chip của mình từ đầu. Thế nhưng đây chắc là một quá trình kéo dài nhiều năm nên câu hỏi là khách hàng có sẵn sàng chờ đợi? Chưa kể, mã nguồn mở Android mà Huawei sử dụng cũng được thiết kế cho các chip dựa vào ARM và các bộ vi xử lý x86 của Intel, AMD,… – các công ty đã “nghỉ chơi” với Huawei.
Kể cả trong trường hợp Huawei có thể vượt qua khó khăn khi thiếu ARM, Mỹ có thể gia tăng áp lực để TSMC – Công ty gia công chip lớn nhất thế giới, có trụ sở ở Đài Loan để huỷ hợp đồng với Huawei. Hiện nay, TSMC tuyên bố vẫn tiếp tục cung cấp sản phẩm cho Huawei, nhưng sẽ kiểm tra lại hệ thống kiểm soát xuất khẩu để đảm bảo tuân thủ luật pháp Mỹ. Lệnh cấm của Bộ Thương mại không chỉ có hiệu lực với các công ty Mỹ, mà còn cả với các công ty quốc tế khác, khi “yếu tố Mỹ” vượt quá 25% giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Nếu TSMC tuân thủ lệnh cấm, đây mới thực sự là đòn chí mạng, bởi các nhà sản xuất chip nội địa hoàn toàn không thể thực hiện được các thiết kế tinh xảo của HiSilicon. Lựa chọn thay thế duy nhất là Samsung, nhưng công ty Hàn Quốc này nhiều khả năng sẽ theo bước Nhật Bản, khi Hàn Quốc đang cần Mỹ để cải thiện tình huống với Triều Tiên.
Người khổng lồ đứng trên đôi chân bằng cát
Đòn đánh của Mỹ đối với Trung Quốc thông qua lệnh cấm dành cho Huawei là một lời nhắc nhở tuyệt vời về sức mạnh mềm của Mỹ, và đồng thời nó cũng chỉ ra lỗ hổng “chết người” của Trung Quốc, vẫn đang trong giấc mộng về vị trí cường quốc công nghệ số một thế giới: Trung Quốc vẫn chưa thể “tự sản tự cung” những công nghệ trọng yếu.
Ngay bây giờ, quốc gia này vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ từ nước ngoài – chỉ 50% chi tiết trong máy bay mà Trung Quốc sản xuất có thể được thực hiện bởi các nhà cung cấp nội địa, và quá trình tự động hoá ngày càng phổ biến tại quốc gia này không thể thiếu robot công nghiệp từ Đức và Nhật Bản. Các nhà sản xuất chip của Trung Quốc có thể dễ dàng tạo ra chip kích hoạt cảm biến vân tay ở Iphone, nhưng những hệ thống trên một chip (systems-on-a-chip) kích hoạt kết nối 4G trên các điện thoại đời mới nhất – loại mà Qualcomm đang sản xuất, thì vẫn ngoài khả năng của hầu hết các hãng.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể mang tới cho Trung Quốc nhiều tổn thất, nhưng nó sẽ giúp quốc gia này nhận ra nội lực thực sự không phải đến từ quy mô GDP hay những thứ tương tự, mà là một nền khoa học công nghệ tự chủ và vững chắc.
Trong trường hợp mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là phát triển công nghệ của chính mình để giảm dần sự phụ thuộc vào các đối thủ địa chính trị như Mỹ thì kỹ thuật thiết kế chip mới chỉ là bước đầu tiên. Họ còn phải đi xa hơn – xây dựng ngành công nghiệp sản xuất chip máy tính, hay ngành công nghiệp bán dẫn, xứng tầm quốc tế.
Tờ New York Times từng gọi sự thịnh vượng của Trung Quốc là “được xây dựng trên cát”. Không chỉ Trung Quốc, sự thịnh vượng của thế giới cũng được xây dựng từ trên cát, theo đúng nghĩa đen. Bởi cát là nguyên liệu thô để sản xuất silicon – loại vật liệu cơ bản cho hầu hết bán dẫn hiện nay. Kể từ khi được Jack Kilby của Texas Instruments phát minh vào năm 1958, bán dẫn ngày càng phổ biến khắp thế giới và trở thành bộ phận không thể thiếu trong tất cả các sản phẩm công nghệ. Sự đổi mới sáng tạo trong bán dẫn tạo điều kiện cho sáng tạo trong toàn bộ ngành công nghệ.
Bán dẫn là mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn nhất của Trung Quốc – theo Bernstein Research, năm 2016, Trung Quốc đã mua khoảng 160 tỷ USD bán dẫn, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mới chỉ khoảng 20 tỷ USD. Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC), tập đoàn sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc hiện mới chiếm 6% doanh thu toàn ngành công nghiệp bán dẫn năm 2018. Để so sánh, thị phần của TSMC là 56%.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã xác định xây dựng nền công nghiệp bán dẫn nội địa là ưu tiên chủ chốt, đặc biệt trong Kế hoạch Made in China 2025. Thế nhưng ngành công nghiệp này thực sự tốn kém, cả tiền bạc và thời gian, đồng thời nhạy cảm về chính trị. Jim Fontanelli, nhà phân tích cao cấp của Arete Research (London) nhận xét: “Điểm bắt đầu là một ngân sách R&D rất rất lớn” - TSMC dành trung bình khoảng 2,9 tỷ USD mỗi năm, tương đương 8 – 9% doanh thu cho công việc R&D, trong khi đó, SMIC, dù dành đến 16% doanh thu, chi phí R&D mới chỉ đạt khoảng 550 triệu USD.
Kể cả khi sẵn sàng ném nhiều tiền hơn, mọi thứ cũng không hề đơn giản. Quá trình R&D cần thiết để tạo được tiến bộ trong thiết kế chip có thể kéo dài hàng thập kỷ và không thể “đi tắt đón đầu”. Các công ty lớn tại Mỹ có lúc phải dành một năm chỉ để thiết kế một con chip. Trung Quốc có thể có 5.000 kỹ sư để tháo dỡ và nhìn vào cấu trúc chip, nhưng ngay lúc đó, các công ty của Mỹ đã có thể ra mắt thêm 2 thế hệ chip mới. Các nhà phân tích ngành bán dẫn đánh giá là các nhà sản xuất ở Trung Quốc chậm hơn một thập kỷ so với đối thủ quốc tế của họ. Chip tiên tiến nhất của SMIC – một chip 14 nanomete được thử nghiệm sản xuất thương mại trong năm nay, nhưng Samsung đã đạt tiêu chuẩn này từ năm 2014.
Chỉ trong vài năm qua, Trung Quốc đã cố gắng bù đắp cho sự tụt hậu của mình bằng nhiều cách. Hàng chục tỷ USD đã được đổ vào các công ty trong nước để phát triển công nghệ. Nhiều nhà đầu tư, công ty Trung Quốc thành lập liên doanh với Intel, Qualcom, AMD hay xa hơn là nắm giữ cổ phần kiểm soát của Softbank - quỹ đầu tư vào ARM…. Tập đoàn Tsinghua Unigroup từng đề nghị chi 23 tỷ USD để mua hãng sản xuất chip nhớ Micron Technology của Mỹ vào năm 2015 nhưng đã bị từ chối. Thậm chí, các công ty của Trung Quốc còn chấp nhận thua lỗ để trở thành nhà thầu cho các công ty sản xuất chip nước ngoài nhằm tiếp cận hơn với công nghệ. Dù vậy, không có chiến thuật nào đặc biệt thành công. Các nhà máy sản xuất chip như Intel, Qualcomm bao gồm nhiều cỗ máy phức tạp, chuyên biệt được thiết kế để khắc và đúc ở mức độ vi mô. Những kỹ thuật phức tạp như vậy không phải là thứ có thể đến và sao chép một sớm một chiều được. Chưa kể đến việc các công ty công nghệ và chính phủ nhiều quốc gia cũng dè chừng Trung Quốc do lo ngại bị ăn cắp công nghệ.
***
Dường như còn chặng đường rất xa để Trung Quốc thực sự trở thành thế lực công nghệ dẫn đầu thế giới. Không chỉ là do xuất phát điểm muộn hơn, nguyên nhân trọng yếu hơn là Trung Quốc mới chỉ đang ứng dụng công nghệ thay vì nghiên cứu từ đầu. Nhiều câu chuyện thành công của các công ty công nghệ tại quốc gia này trong những năm qua đều đi theo công thức kết hợp công nghệ phương Tây với một mô hình kinh doanh sáng tạo để tạo ra sự bùng nổ. Zhang Jun, học giả kinh tế ở Đại học Vũ Hán đã viết trên trang Project Syndicate: “Có rất nhiều khác biệt giữa ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào mô hình kinh doanh định hướng khách hàng và việc trở thành dẫn đầu thế giới trong phát triển và sản xuất công nghệ cốt lõi.”
Cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể mang tới cho Trung Quốc nhiều tổn thất, nhưng nó sẽ giúp quốc gia này nhận ra, nội lực thực sự không phải đến từ quy mô GDP hay những thứ tương tự, mà là một nền khoa học công nghệ tự chủ và vững chắc.
Minh Thuận tổng hợp
Dường như còn chặng đường rất xa để Trung Quốc thực sự trở thành thế lực công nghệ dẫn đầu thế giới. Không chỉ là do xuất phát điểm muộn hơn, nguyên nhân trọng yếu hơn là Trung Quốc mới chỉ đang ứng dụng công nghệ thay vì nghiên cứu từ đầu. Nhiều câu chuyện thành công của các công ty công nghệ tại quốc gia này trong những năm qua đều đi theo công thức kết hợp công nghệ phương Tây với một mô hình kinh doanh sáng tạo để tạo ra sự bùng nổ. Zhang Jun, học giả kinh tế ở Đại học Vũ Hán đã viết trên trang Project Syndicate: “Có rất nhiều khác biệt giữa ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào mô hình kinh doanh định hướng khách hàng và việc trở thành dẫn đầu thế giới trong phát triển và sản xuất công nghệ cốt lõi.”
Cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể mang tới cho Trung Quốc nhiều tổn thất, nhưng nó sẽ giúp quốc gia này nhận ra, nội lực thực sự không phải đến từ quy mô GDP hay những thứ tương tự, mà là một nền khoa học công nghệ tự chủ và vững chắc.
Minh Thuận tổng hợp
http://tiasang.com.vn/-dien-dan/Chien-tranh-thuong-mai-My--Trung-Cong-nghe-la-chia-khoa-16399
Nguồn:
https://www.theverge.com/2019/5/20/18632265/seven-questions-we-still-have-about-huaweis-us-blacklisting
https://www.wired.com/story/huawei-loses-arm-chip-design/
https://www.engadget.com/2019/01/30/huawei-us-government-fraud-theft/
https://money.cnn.com/2018/06/08/technology/china-computer-chips-foreign-reliance/index.html
https://www.scmp.com/tech/china-tech/article/2153618/china-reliant-us-core-technology-some-time-so-world
https://www.nytimes.com/2019/05/23/business/dealbook/huawei-china-technology.html
https://qz.com/1335801/us-china-tech-why-the-semiconductor-is-suddenly-at-the-heart-of-us-china-tensions/
https://qz.com/1335801/us-china-tech-why-the-semiconductor-is-suddenly-at-the-heart-of-us-china-tensions/
https://www.economist.com/business/2019/05/25/huawei-has-been-cut-off-from-american-technology
Nguồn:
https://www.theverge.com/2019/5/20/18632265/seven-questions-we-still-have-about-huaweis-us-blacklisting
https://www.wired.com/story/huawei-loses-arm-chip-design/
https://www.engadget.com/2019/01/30/huawei-us-government-fraud-theft/
https://money.cnn.com/2018/06/08/technology/china-computer-chips-foreign-reliance/index.html
https://www.scmp.com/tech/china-tech/article/2153618/china-reliant-us-core-technology-some-time-so-world
https://www.nytimes.com/2019/05/23/business/dealbook/huawei-china-technology.html
https://qz.com/1335801/us-china-tech-why-the-semiconductor-is-suddenly-at-the-heart-of-us-china-tensions/
https://qz.com/1335801/us-china-tech-why-the-semiconductor-is-suddenly-at-the-heart-of-us-china-tensions/
https://www.economist.com/business/2019/05/25/huawei-has-been-cut-off-from-american-technology
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét