Tướng quân đội kể 50 năm giữ gìn, bảo quản thi hài Bác
4/04/2019 Thiếu tướng Cao Đình Kiếm kể về quá trình 50 năm giữ gìn, bảo vệ và nghiên cứu thuốc bảo quản thi hài Bác Hồ. Tại cuộc họp báo quý 1/2019 do Bộ Quốc phòng tổ chức ngày 3/4, Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông tin về các hoạt động kỷ niệm và tổng kết “50 năm giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh 1969-2019”. Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, Chính ủy Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, thành công lớn nhất và xuyên suốt 50 năm qua của Bộ tư lệnh là dù trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hoàn thành xuất sắc.
Thiếu tướng Cao Đình Kiếm (giữa)
6 lần di chuyển thi hài BácNgày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, ngày 29/11/1969, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng quyết nghị: "Phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người”. Từ năm 1969 đến 1991, đặc biệt là trong 6 năm (1969-1975), nhiệm vụ bảo vệ thi hài Bác thực hiện trong hoàn cảnh rất khó khăn, chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam. Điều kiện thời tiết, khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt, nóng ẩm thất thường, kinh tế đất nước nghèo nàn, lại đang có cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, nên khó khăn càng lớn hơn.
Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được di chuyển 6 lần và được đưa về gìn giữ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1975 sau khi Lăng được khánh thành.
Cuộc di chuyển lần thứ nhất vào nửa đêm 23/12/1969, thi hài Bác được di chuyển từ 75A lên K84 (ngày nay là khu K9). Tại đây, năm 1970, một phái đoàn gồm các nhà khoa học hàng đầu của Liên Xô đã sang kiểm tra, đánh giá thi hài Bác.
Tháng 11/1970, máy bay Mỹ tập kích bất ngờ thị xã Sơn Tây. Thi hài Bác đã được chuyển từ K84 về lại 75A ở Hà Nội.
Mùa thu năm 1971, miền Bắc xảy ra trận mưa lớn, nước sông dâng cao, thủ đô Hà Nội bị đe dọa ngập lụt, ngày 19/8/1971, đoàn xe chở thi hài Bác vượt qua mưa ngập, mất hơn 6 giờ di chuyển lên khu K84.
Ngày 30/4/1972, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, K84 dù ở xa nhưng lại nằm trên đường bay không quân Mỹ, thi hài Bác được bí mật di chuyển từ K84 đến địa điểm mới H21. Cuối tháng 1/1973, hiệp định Paris về hòa bình được ký, thi hài Bác lại được di chuyển về khu K84.
Ngày 2/9/1973, công trình Lăng Bác được khởi công, sau 2 năm thì hoàn thành. Ngày 18/7/1975, đoàn xe chở thi hài Bác từ K84 về quảng trường Ba Đình. Cả 6 lần di chuyển, cán bộ chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo quản thi hài Bác.
Nghiên cứu thuốc bảo vệ thi hài Bác
Việc làm thuốc cho thi hài Bác được chuyên gia Liên Xô giữ bí mật, đặc biệt là dung dịch, không để chúng ta tiếp xúc. Thiếu tướng Kiếm cho biết: "Sau khi bạn làm xong, việc thu dọn vệ sinh giao cho Việt Nam, chúng ta đã tận dụng dung dịch còn lại ở bông gạc để nghiên cứu.
Năm 1992, sau khi Liên Xô bàn giao, Việt Nam mới công khai lấy những dung dịch đó nghiên cứu để nếu không được cung cấp nữa thì tự sản xuất".
Quá trình đàm phán được thực hiện từng bước, từ thuyết phục bàn giao dung dịch, sau đó tiếp tục đàm phán để Liên Xô đồng ý pha chế tại Việt Nam.
Thiếu tướng Kiếm cũng chia sẻ: "Lúc đầu bạn yêu cầu sau khi pha chế xong phải đem về Nga để kiểm tra xem có đủ tiêu chuẩn không, mãi đến năm 2004 mới đồng ý pha chế tại Việt Nam. Lúc này, Việt Nam chính thức tiếp nhận công nghệ pha chế dung dịch gìn giữ thi hài".
Theo Thiếu tướng Kiếm, công nghệ giữ gìn thi hài là một lĩnh vực mới mà trên thế giới chỉ có Liên Xô (cũ) và hiện là Nga có. Vận dụng công nghệ này cũng chỉ có Việt Nam giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Triều Tiên giữ gìn thi hài lãnh đạo Kim Nhật Thành và con trai ông là nhà lãnh đạo Kim Jong-il.
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP
Đến nay, đã 15 lần pha chế thành công dung dịch đặc biệt sử dụng trực tiếp cho việc giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ thành công đó, năm 2018, đơn vị tiếp tục hợp tác xây dựng cơ sở kỹ thuật và sản xuất thành công bộ quần áo đặc biệt cho Bác và bàn giao cho Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý, vận hành phục vụ cho nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác.
Theo Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, hiện nay mỗi ngày Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có thể phục vụ nhân dân đến viếng Bác từ 3 - 4 tiếng buổi sáng, một tuần chỉ viếng 5 ngày, một năm nghỉ 2 - 3 tháng để tu bổ định kỳ bảo đảm an toàn tuyệt đối, giữ gìn thi hài Bác trang nghiêm, tránh những tác động xấu của môi trường, thời tiết…
Số lượng người đến viếng Bác ngày càng đông, năm sau cao hơn năm trước và có ngày lên tới trên 32.000 lượt người. Ban quản lý Lăng, Cụm Di tích lịch sử, văn hóa Ba Đình không ngừng đổi mới, hoàn thiện về mọi mặt nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân cả nước và khách quốc tế đến viếng Bác.
Chuyên gia Nga kể chuyện bảo quản thi hài Bác
Công việc ướp không hề đơn giản, bởi cần phải biết về các vấn đề lý - hóa, đồng thời các thao tác phải ....
Thành Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét