Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Tập Cận Bình: nhà lãnh đạo tiêu biểu của chế độ TQ

Trong bài vừa đăng (Xuân Anh, Bá Cảnh là thất vọng về 'hạt giống đỏ'?), tôi đã bình luận Trung Quốc theo mô hình trung ương quy hoạch trước các vị trí lãnh đạo tương lai và đã làm khá tốt. Mọi chức vụ ở đây đều có quy hoạch người kế tục. Đặc biệt chức Tổng bí thư được quy hoạch trước tới 2-3 thế hệ. Mặc dù căm ghét các nhà lãnh đạo TQ luôn luôn coi VN là một tỉnh của mình và nhất quyết biến điều đó thành hiện thực, tôi cũng phải thừa nhận họ giỏi và họ đã và đang làm việc thực sự vì đất nước và người dân họ, khác hẳn với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Tập Cận Bình là một trường hợp tiêu biểu; do đó lưu lại tiểu sử của ông để ai đó cần thì học tập.
Tập Cận Bình - nhà lãnh đạo tiêu biểu của chế độ TQ
Tập Cận Bình (giản thể: 习近平; phồn thể: 習近平; bính âmXí Jìnpíng; phát âm: [ɕǐ tɕînpʰǐŋ], sinh ngày 15 tháng 6năm 1953[1]) là nhà lãnh đạo quốc gia tối cao của Trung Quốc. Ông hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcChủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là nhân vật số một trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc,[2] cơ quan có thực quyền cao nhất Trung Quốc.
Tập Cận Bình thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5, thế hệ Tập-Lý sau thế hệ Hồ-Ôn của Trung Quốc. Ông được coi là nhà lãnh đạo để lại nhiều dấu ấn nhất tại Trung Quốc kể từ đầu thế kỷ XXI. Năm 2018, quốc hội Trung Quốc đã chính thức đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Hiến pháp và giảng dạy ở các trường Đại hoc.


Tập Cận Bình sinh ngày 15 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm TâyTrung Quốc. Khi Bình được 10 tuổi, cha ông bị cách chức và gửi đi làm việc tại một hãng xưởng ở Lạc DươngHà Nam.[3] 
Vào năm 1968 khi ông được 15 tuổi thì cha ông bị giam tù trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Tháng 1 năm 1969, ông tham gia đại đội thanh niên lao động tại thôn Lương Gia Hà, xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây.[4] Tháng 1 năm 1974, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó được phong làm Bí thư Chi bộ Đảng của nhóm sản xuất (1969-1975).
Từ năm 1975 đến 1979, Tập Cận Bình là sinh viên học tập tại Trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.
Từ năm 1979 đến 1982, ông làm Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương.
Năm 1982-1983, Tập Cận Bình làm Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc.
Từ năm 1983 đến năm 2007, ông đã trải qua các chức vụ như:
  • Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (1983-1985).
  • Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (1985-1988).
  • Bí thư Thị ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến (1988-1990).
  • Ủy viên Thường vụ Thành ủy thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (1990-1993).
  • Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu (1993-1995).
  • Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch HĐND Thành phố Phúc Châu (1995-1996).
  • Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến (1996-1999); Chủ tịch lâm thời tỉnh Phúc Kiến (1999-2000).
  • Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000-2002).
  • Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang (2002-2003).
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Chiết Giang (2003-2007)
  • Bí thư Thành ủy Thành phố Thượng Hải (2007).
Từ năm 19982002, ông tiếp tục học tại Đại học Thanh Hoa và lấy bằng Tiến sĩ Luật.
Tập Cận Bình là Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15, Ủy viên Chính thức Trung ương Đảng các khoá 16, 17. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương; được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.[5]
Ngày 15 tháng 3 năm 2008, Tập Cận Bình được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được phân công làm Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh khai mạc lúc 8 giờ 8 phút tối ngày 8 tháng 8 năm 2008.
Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương - đây là cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[6]
Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đã tiến hành phiên họp đầu tiên sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 và quyết định bầu ông làm Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngày 14 tháng 3 năm 2013, Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực ở quốc gia này.

Quan điểm lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Tập Cận Bình là người ủng hộ phát triển kinh tế thị trường, nhưng khá thận trọng về cải cách chính trị; phát triển Trung Quốc với việc duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản và việc cần thiết duy trì ổn định xã hội.[7]
Quan điểm chung của Tập Cận Bình về người làm "quan" là: "Mỗi cán bộ chính quyền cần phải luôn luôn ghi nhớ: quyền lực của chính quyền nhân dân bắt nguồn từ nhân dân, phải đại biểu cho lợi ích của nhân dân, phải vì nhân dân mưu lợi ích".[8]

Bảo vệ đạo đức, văn hóa xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Tập Cận Bình là người ngưỡng mộ văn hóa truyền thống Trung Quốc. Tại Đại hội ngày 30/11/2016, ông đã có bài phát biểu dài ca ngợi văn hóa truyền thống và đưa ra 4 yêu cầu đối với giới văn nghệ, rằng dân tộc Trung Hoa muốn thực hiện cuộc phục hưng vĩ đại, không chỉ cần phát triển mạnh về vật chất mà còn cần phát triển về sức mạnh tinh thần tương xứng, và "một dân tộc vứt bỏ hoặc quay lưng với lịch sử văn hóa của mình thì không chỉ không thể phát triển được mà rất có thể còn thường xuyên hứng chịu bi kịch lịch sử". Theo ông Tập, giới văn nghệ "tuyệt đối không thể khinh nhờn tổ tiên, xem nhẹ kinh điển, không tôn trọng các bậc anh hùng". Ông cũng lên án '"8 hiện tượng quái dị"trong giới văn nghệ, đề nghị họ phải khắc phục tâm lý vụ lợi, tự giác chống chủ nghĩa sùng bái kim tiền, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan[9].
Dưới thời Tập Cận Bình, chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách cổ vũ các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời ngăn chặn các ảnh hưởng xấu từ văn hóa ngoại lai.
Về mặt văn hóa - xã hội, từ sau khi Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo năm 2012, Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh kiểm duyệt chặt chẽ mọi nội dung được cho là sẽ gây tác động xấu, làm băng hoại văn hóa truyền thống và đạo đứccủa đất nước. Ủy ban về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc hoạt động rất mạnh tay trong lĩnh vực an ninh văn hóa. Tất cả những bộ phim Trung Quốc không bao giờ được phép xuất hiện những cảnh quay mô tả hoạt động quan hệ tình dụckhỏa thân. Các mối quan hệ và hành vi tình dục bất thường như loạn luânấu dâm,đồng tính luyến ái cũng bị cấm đưa lên phim hoặc phải cắt bỏ mọi cảnh quay liên quan.[10][11] Chính phủ Trung Quốc cũng cấm tất cả các nội dung về đồng tính luyến ái được xuất hiện trên sóng phát thanh truyền hình, như là một phần của chính sách chống lại những nội dung "thô tục, vô đạo đức và không lành mạnh"[10]. Cảnh sát Trung Quốc giám sát chặt những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, và họ sẽ giải tán những hoạt động đó nếu phát hiện ra chúng có ý đồ cổ vũ đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính[12]
Trung Quốc cũng kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nội dung trên internet. Hiệp hội dịch vụ Netcast Trung Quốc có thẩm quyền kiểm duyệt các nội dung trực tuyến tại mọi website. Các quy định nêu rõ nội dung sẽ bị xóa bỏ nếu khuyến khích "lối sống xa hoa thác loạn", đăng "chi tiết cảnh bạo lực và tội ác" hoặc "hành vi khiêu dâm". Mọi nội dung hiển thị những hành vi tình dục, giới tính bất thường, bao gồm loạn luânlạm dụng tình dụcđồng tính luyến áichuyển đổi giới tính... đều bị cấm. Tất cả những phim ảnh, bài báo vi phạm quy định này đều sẽ bị gỡ bỏ khỏi Internet. Quy định này đã được ban hành năm 2017, sau khi chính phủ Trung Quốc nhận định sự xuất hiện dày đặc của các bộ phim về đồng tính luyến ái trên Internet đã làm băng hoại giới trẻ Trung Quốc bởi nội dung gây suy đồi đạo đức, làm tha hóa lối sống thanh niên và văn hóa gia đình[11].

Cải cách giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Sách giáo khoa sử dụng trong các trường học Trung Quốc sẽ được sửa đổi để đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào chương trình học, sau khi tư tưởng này được chính thức hóa khi Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc vào tháng 10/2017. Đây được coi là một phần “nhiệm vụ lịch sử” của ngành giáo dục Trung Quốc trong thập niên 2020. Trung Quốc sẽ dần thay thế sách do chính quyền cấp tỉnh ban hành bằng bộ sách mới do Bộ Giáo dục soạn thảo. Những người biên soạn sách mới có nhiệm vụ phải tăng cường diễn đạt rõ ràng những giá trị xã hội chủ nghĩavà sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dưới thời Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cảnh báo sự lan truyền của “các tư tưởng du nhập từ phương Tây” trong trường học và yêu cầu các trường đại học tuân thủ nghiêm túc quy tắc của Đảng về công tác tư tưởng chính trị. Tháng 6/2017, nhiều trường đại học nổi tiếng của Trung Quốc bị cơ quan kiểm tra của Đảng phê bình công khai vì thiếu nỗ lực trên mặt trận tư tưởng. Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc nói “Có thời mọi thứ trở nên hơi lộn xộn. Có một số tư tưởng hư vô, dân túy, tự do cực đoan và tương tự. Nhưng giờ đây, sự lãnh đạo trong công tác đào tạo tư tưởng ở bậc giáo dục đại học đang được kiểm soát chặt chẽ bởi những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và chủ nghĩa Mác… nên có bớt ồn ào hơn”. Bà Cheng Chen, một nhà nghiên cứu về chính trị tại đại học Albany (Mỹ), nói rằng việc cải cách giáo dục này sẽ củng cố hình ảnh của ông Tập như một nhà lãnh đạo quan trọng trong lịch sử vì đã mở ra một ‘kỷ nguyên mới’. Điều đó cũng góp phần gia tăng tinh thần ái quốc vốn đang lớn dần lên trong giới trẻ Trung Quốc[13]

Cải tổ bộ máy nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình cải tổ quân đội bằng cách thay đổi nhân sự Quân ủy Trung ương Trung Quốc, thay đổi lãnh đạo các chiến khu và các quân binh chủng đồng thời tổ chức lại quân đội Trung Quốc theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại. Ông đã bãi chức một loạt Thượng tướng; phó chủ nhiệm Bộ tham mưu Quân ủy và phó chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Quân ủy buộc phải nghỉ hưu. Ông cũng miễn chức kiêm nhiệm tất cả các ủy viên Quân ủy. Lãnh đạo 4 ngành tham mưu, chính trị, hậu cần, trang bị cùng 4 quân chủng hải, lục, không quân và tên lửa chiến lược đều bị thay thế; chủ nhiệm Hội đồng Tham mưu và chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Quân ủy đều bị điều tra.[14][15][16][17]
Bộ máy lãnh đạo địa phương cũng có nhiều thay đổi. Lãnh đạo các tỉnh, thành có tới 19 người không phải là Ủy viên trung ương hoặc Ủy viên dự khuyết trung ương hay Ủy ban kiểm tra trung ương. Sự thay đổi này nhằm sử dụng những người có năng lực quản lý trong khi loại bỏ những người thiếu năng lực dù cho họ có vị trí cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời giảm tình trạng bè phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.[14]
Những cải cách này được xem là sự tăng cường tập trung quyền lực vào tay Tập Cận Bình nhưng thật sự có tác dụng nâng cao hiệu quả của bộ máy Đảng, nhà nước và quân đội Trung Quốc. Cải cách của ông thể hiện rõ tham vọng xây dựng một bộ máy nhà nước hiệu quả, một quân đội mạnh nhằm đưa Trung Quốc trở thành siêu cường.[14]
Ngày 11/3/2018, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua việc gỡ bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ cho vị trí lãnh đạo nước này, được cho là mở đường, cho phép ông Tập Cận Bình duy trì chức vụ Chủ tịch nước tới hết đời[18]. Văn hóa chính trị Trung Quốc trải qua hơn 2.000 năm, nó mang bản sắc và đặc sắc riêng biệt, mà thế giới bên ngoài không dễ thông hiểu hay áp dụng. Sự thay đổi này nhằm giữ ổn định sự lãnh đạo, để Tập Cận Bình có đủ thời gian hoàn thành nhiều mục tiêu to lớn mà Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10/2017 đã thông qua[19].
Từ các nước phương Tây, Francis Fukuyama chỉ trích rằng đây là "một quyết định rất đáng tiếc, cho cả Trung Quốc lẫn thế giới nói chung. Tôi nghĩ rằng chế độ độc tài của Trung Quốc khác với các chế độ độc tài khác, bởi thực tế là nó đã được thể chế hóa, có nghĩa là nó không phụ thuộc vào thẩm quyền cá nhân của một nhà lãnh đạo duy nhất[20]". 
Ngược lại, báo chí Trung Quốc chỉ trích rằng các học thuyết chính trị của phương Tây vốn dĩ không áp dụng được với Trung Quốc, và "việc chỉ trích hệ thống chính trị của Trung Quốc đã trở thành thói quen của một số người ở phương Tây… Bất cứ khi nào nói đến Trung Quốc, họ sẽ nhìn qua lăng kính vấy bẩn"
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump thì ca ngợi "Ông ấy (Tập Cận Bình) giờ có thể trở thành Chủ tịch Trung Quốc cả đời. Ông ấy thật tuyệt!... Biết đâu chúng ta sẽ phải làm giống như vậy một ngày nào đó"[21]

Chống tham nhũng

Tập Cận Bình trước và ngay sau năm 2013 đã nhanh chóng ra tay chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi”, nhằm “chống tham nhũng không màng sống chết cá nhân”. Đây là một tâm điểm trong sự nghiệp chính trị của ông.
Trong 5 năm, từ 2012 tới 2017, khoảng 1,34 triệu quan chức cấp thấp đã bị trừng phạt trong nỗ lực chống tham nhũng của Tập Cận Bình. Khoảng 200 quan chức từ cấp thứ trưởng trở lên bị bắt giữ. Trung Quốc cũng làm việc với nước khác để truy lùng nghi phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài trong chiến dịch "Lưới Trời". Đến tháng 8/2017, Trung Quốc đã bắt được 3.339 nghi phạm lẩn trốn tại hơn 90 nước và khu vực, trong đó 628 người là cựu quan chức.[22].
Ông cũng đề ra khẩu hiệu “Tứ Toàn” (Bốn toàn diện): “Xây dựng kinh tế xã hội thịnh vượng toàn diện; Cải tổ xã hội sâu sắc toàn diện; Thực hiện Nhà nước pháp quyền toàn diện; Thực thi kỷ cương Đảng toàn diện”. Những chính sách quyết liệt và mang tính độc đoán của Tập Cận Bình nhằm thắt chặt kỷ luật Đảng, kỷ luật xã hội được một số nhà phân tích coi là sự "theo Mao và mãi mãi theo Mao"[23] 
Cũng giống như với Mao Trạch Đông, những người phản đối và phương Tây luôn cáo buộc đó là các hành động nhằm triệt hạ đối thủ chính trị để củng cố quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình[24], nhưng rõ ràng các chính sách đó đã thực sự nâng cao vị thế của Trung Quốc, cải thiện uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và thể hiện tham vọng đưa Trung Quốc thành một siêu cường hàng đầu thế giới phát triển về mọi mặt.

Tăng cường sức mạnh Trung Hoa

Khác với Đặng Tiểu Bình là người có quan điểm về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc đầu thế kỷ XXI là Tập Cận Bình được xem là có quyết tâm cao độ theo đuổi chủ thuyết “nắm vững Trung, hướng về Nam, mở rộng Hải” của Mao Trạch Đông, nhằm khôi phục vị thế và địa giới lịch sử Trung Quốc vào thời kỳ rộng lớn nhất, huy hoàng nhất thế giới. Văn minh Trung Hoa từng giữ vị thế số 1 thế giới cả về trình độ và tầm ảnh hưởng trong suốt gần 3.000 năm từ thời nhà Chu, vị thế này đã mất đi do sự trì trệ vào cuối thế kỷ XVIII, và sau 200 năm thì nhiệm vụ của dân tộc Trung Hoa là giành lại vị thế này.
Năm 2013, Tập Cận Bình đã nêu ra học thuyết Giấc mộng Trung Quốc tại kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc.[25] Sau đó được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Tập Cận Bình mô tả rằng "Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc". Ông cũng tuyên bố rằng những người trẻ tuổi nên "dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia". Mục tiêu phấn đấu của Trung Quốc là trở thành siêu cường số 1 thế giới vào giữa thế kỷ XXI. Theo tạp chí lý luận của đảng Cầu Thị, giấc mộng Trung Quốc là sự thịnh vượng của Trung Quốc với nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia.[26][27]
Tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào tháng 10/2017, Tập Cận Bình tuyên bố mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành xã hội tương đối thịnh vượng vào năm 2020, hiện đại hoá về cơ bản đến năm 2035 với phần lớn dân số có thu nhập trung bình khá, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp, và đến năm 2050 sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu có và hùng mạnh, có tầm ảnh hưởng hàng đầu thế giới [28]
Mục tiêu của Tập Cận Bình phản ánh Trung Quốc đã phát triển đến một mức mà họ mong muốn trở thành siêu cường, hoàn toàn khác với giai đoạn Trung Quốc mới mở cửa nên phải ẩn mình chờ thời theo quan điểm của Đặng Tiểu Bình.
Ngày 25/10/2017, trong một phiên thảo luận tại Hội đồng Quan hệ quốc tế, trả lời câu hỏi về việc liệu Tập Cận Bình sẽ thể hiện sức mạnh của Trung Quốc thế nào, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói: "Nếu nhìn vào khác biệt trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng, đó là điều tự thân Trung Quốc đã nói lên rồi. Với ông Mao Trạch Đông, Trung Quốc đứng dậy. Với ông Đặng Tiểu Bình, họ đạt được sự giàu có và bây giờ với ông Tập Cận Bình, họ mạnh mẽ"[29].
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_C%E1%BA%ADn_B%C3%ACnh
Chức vụ
Nhiệm kỳ15 tháng 11 năm 2012 – nay
6 năm, 153 ngày
Tiền nhiệmHồ Cẩm Đào
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ14 tháng 3 năm 2013 – nay
6 năm, 34 ngày
Tiền nhiệmHồ Cẩm Đào
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Chủ tịchLý Nguyên Triều (14.3.2013—17.3.2018)
Vương Kỳ Sơn (17.3.2018—nay)
Nhiệm kỳ15 tháng 11 năm 2012 – nay
6 năm, 153 ngày
Tiền nhiệmHồ Cẩm Đào
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Chủ tịchPhạm Trường Long (4.11.2012—25.10.2017)
Hứa Kỳ Lượng (4.11.2012—nay)
Trương Hựu Hiệp(25.10.2017—nay)
Nhiệm kỳ14 tháng 3 năm 2013 – nay
6 năm, 34 ngày
Tiền nhiệmHồ Cẩm Đào
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Chủ tịchPhạm Trường Long (14.3.2013—18.3.2018)
Hứa Kỳ Lượng (14.3.2013—nay)
Trương Hựu Hiệp (18.3.2018—nay)
Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương
Nhiệm kỳ25 tháng 1 năm 2014 – nay
5 năm, 92 ngày
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Chủ tịchLý Khắc Cường
Trương Đức Giang
Nhiệm kỳ22 tháng 10 năm 2007 – nay
11 năm, 177 ngày
Nhiệm kỳ15 tháng 3 năm 2008 – 14 tháng 3 năm 2013
4 năm, 364 ngày
Tiền nhiệmTăng Khánh Hồng
Kế nhiệmLý Nguyên Triều
Chủ tịchHồ Cẩm Đào
Nhiệm kỳ22 tháng 10 năm 2007 – 15 tháng 11 năm 2012
5 năm, 24 ngày
Tiền nhiệmTăng Khánh Hồng
Kế nhiệmLưu Vân Sơn
Nhiệm kỳ22 tháng 12 năm 2007 – 15 tháng 1 năm 2013
5 năm, 24 ngày
Tiền nhiệmTăng Khánh Hồng
Kế nhiệmLưu Vân Sơn
Phó Hiệu trưởng Thường trựcLý Cảnh Điền
Nhiệm kỳ24 tháng 3 năm 2007 – 27 tháng 10 năm 2007
0 năm, 217 ngày
Tiền nhiệmTrần Lương Vũ
Kế nhiệmDu Chính Thanh
Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang
Nhiệm kỳTháng 11 năm 2002 – Tháng 3 năm 2007
Tiền nhiệmTrương Đức Giang
Kế nhiệmTriệu Hồng Chúc
Thông tin chung
Đảng pháiDanghui.svg Đảng Cộng sản Trung Quốc
Sinh15 tháng 6, 1953 (65 tuổi)
Bắc KinhCộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Học vấnTiến sĩ Luật học
Học sinh trườngĐại học Thanh Hoa
Dân tộcHán
ChaTập Trọng Huân
MẹTề Tâm
VợKha Linh Linh (kết hôn năm 1979; ly hôn năm 1982)
Bành Lệ Viện (kết hôn năm 1987)
Con cáiTập Minh Trạch (nữ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét