Phùng Xuân Nhạ hội đủ ba vô: Vô cảm, vô tâm, vô trách nhiệm
Bá Tân 4-4-2019 - Ở các nước văn minh và phát triển, loại bộ trưởng như Phùng Xuân Nhạ chỉ tại vị với đơn vị tháng. Hoặc là từ chức (ở đó có văn hóa từ chức rất đáng khâm phục), hoặc bị chính phủ cách chức (chính phủ rất sòng phẳng giữa đúng với sai, giỏi với dốt). Ở ta thì ngược lại, loại bộ trưởng làm nát bét cả một ngành vẫn cứ “hiên ngang” tại vị. Được một người nhưng hại muôn người, không có dịch bệnh nào gây ra thảm họa như thế. Nghe nói Phùng Xuân Nhạ là GS.TS, danh ấy là thực hay hư. Còn sự thật vô cảm, vô tâm, vô trách nhiệm là hoàn toàn thực danh của Phùng Xuân Nhạ.
Hiếm có bộ trưởng nào liên tục hứng chịu bão táp dư luận về lĩnh vực do “đầy tớ” ấy đứng đầu như Phùng Xuân Nhạ, đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo. Sau hơn nửa nhiệm kỳ ôm ghế bộ trưởng, với cả núi vụ việc làm đảo điên đạo đức học đường, Phùng Xuân Nhạ lộ diện “sừng sững” trọn bộ ba vô: Vô cảm, vô tâm, vô trách nhiệm. Vô cảm thường đi liền với vô tâm. Ở khía cạnh này, Phùng Xuân Nhạ đáng được coi là điển hình.
Ngành giáo dục đào tạo, do GS. TS Phùng Xuân Nhạ cầm đầu, tới tấp xảy ra những vụ việc chỉ có trong thời loạn lạc: Học trò nện nhau theo kiểu đánh hội đồng, thầy (cô) bạo hành học sinh, phụ huynh chửi mắng và hành hung giáo viên, thầy giáo xâm hại tình dục học trò, đại gian lận trong thi cử v.v…
Dư luận xã hội đau đớn, xót xa, khi biết thông tin loạn lạc phát sinh từ ngành “trồng người” cho đương thời cũng như thế hệ mai sau. Riêng người đứng đầu ngành này liên tục đón tin dữ, nhưng vẫn phớt lờ, coi như vô can, vô hại. Sự vô cảm, vô tâm của Phùng Xuân Nhạ bộc lộ trên cả ba phương diện: Cách tiếp nhận thông tin, cách xử lý, và hiện rõ trên cả thần sắc gương mặt.
Trong khi dư luận xã hội sục sôi, đòi hỏi xử lý và khẩn cấp có giải pháp xóa bỏ triệt để những hành vi loạn lạc trong ngành giáo dục, Phùng Xuân Nhạ tỏ ra dửng dưng, coi như người ngoài cuộc. Ông ta luôn chứng tỏ bị động đối phó cho qua chuyện. Danh mục và loại hình sai phạm trong ngành giáo dục cành ngày càng tăng lên, theo đó, sự vô cảm, vô tâm của Phùng Xuân Nhạ càng dày thêm.
Phùng Xuân Nhạ xuất hiện trên VTV, sau khi có thêm chuyện động trời trong ngành giáo dục, dân chúng càng bức xúc bởi giọng điệu xấc láo và gương mặt vô hồn của kẻ đứng đầu lĩnh vực “trồng người”.
Tâm sinh tướng, người xưa nói rất chí lý. Người tốt với kẻ xấu, người trung thực với kẻ gian tà, tướng mạo rất khác nhau. Đó là nguồn gốc sinh ra nghệ thuật ước lệ. Rất dễ nhận ra thần sắc gương mặt vô cảm, vô hồn của Phùng Xuân Nhạ khi đối diện với những sai phạm tày trời trong ngành giáo dục.
Phùng Xuân Nhạ là người vô trách nhiệm, việc đó quá rõ, chứ không phải quy chụp. Chưa bao giờ ngành giáo dục nát bét như hiện thời, người phải chịu trách nhiệm trước hết là Phùng Xuân Nhạ. Không thể cướp hết mọi thành tích, còn la liệt “bệnh hoạn” của ngành lại đùn cho người khác. Nếu tiếp tục trốn tránh trách nhiệm, Phùng Xuân Nhạ càng chứng tỏ “bộ trưởng cá biệt” (giống như học sinh cá biệt hư hỏng), đáng bị coi thường, đáng bị lên án.
Liên tục xẩy ra sai phạm nghiêm trọng nhưng người đứng đầu ngành giáo dục không có giải pháp ngăn chặn và loại trừ. Sự thật cay đắng ấy tự nó chứng tỏ Phùng Xuân Nhạ không những vô trách nhiệm mà còn quá non kém về năng lực quản lý điều hành. Nếu Phùng Xuân Nhạ còn tiếp tục cầm đầu, sai phạm trong ngành giáo dục sẽ gia tăng là điều không tránh khỏi. Đưa một huấn luyện viên đội bóng cấp xã làm huấn luyện viên đội bóng quốc gia thì thua trận tan nát là chuyện biết trước.
Ở các nước văn minh và phát triển, loại bộ trưởng như Phùng Xuân Nhạ chỉ tại vị với đơn vị tháng. Hoặc là từ chức (ở đó có văn hóa từ chức rất đáng khâm phục), hoặc bị chính phủ cách chức (chính phủ rất sòng phẳng giữa đúng với sai, giỏi với dốt). Ở ta thì ngược lại, loại bộ trưởng làm nát bét cả một ngành vẫn cứ “hiên ngang” tại vị. Được một người nhưng hại muôn người, không có dịch bệnh nào gây ra thảm họa như thế.
Nghe nói Phùng Xuân Nhạ là GS.TS, danh ấy là thực hay hư. Còn sự thật vô cảm, vô tâm, vô trách nhiệm là hoàn toàn thực danh của Phùng Xuân Nhạ.
Ngành giáo dục đào tạo, do GS. TS Phùng Xuân Nhạ cầm đầu, tới tấp xảy ra những vụ việc chỉ có trong thời loạn lạc: Học trò nện nhau theo kiểu đánh hội đồng, thầy (cô) bạo hành học sinh, phụ huynh chửi mắng và hành hung giáo viên, thầy giáo xâm hại tình dục học trò, đại gian lận trong thi cử v.v…
Dư luận xã hội đau đớn, xót xa, khi biết thông tin loạn lạc phát sinh từ ngành “trồng người” cho đương thời cũng như thế hệ mai sau. Riêng người đứng đầu ngành này liên tục đón tin dữ, nhưng vẫn phớt lờ, coi như vô can, vô hại. Sự vô cảm, vô tâm của Phùng Xuân Nhạ bộc lộ trên cả ba phương diện: Cách tiếp nhận thông tin, cách xử lý, và hiện rõ trên cả thần sắc gương mặt.
Trong khi dư luận xã hội sục sôi, đòi hỏi xử lý và khẩn cấp có giải pháp xóa bỏ triệt để những hành vi loạn lạc trong ngành giáo dục, Phùng Xuân Nhạ tỏ ra dửng dưng, coi như người ngoài cuộc. Ông ta luôn chứng tỏ bị động đối phó cho qua chuyện. Danh mục và loại hình sai phạm trong ngành giáo dục cành ngày càng tăng lên, theo đó, sự vô cảm, vô tâm của Phùng Xuân Nhạ càng dày thêm.
Phùng Xuân Nhạ xuất hiện trên VTV, sau khi có thêm chuyện động trời trong ngành giáo dục, dân chúng càng bức xúc bởi giọng điệu xấc láo và gương mặt vô hồn của kẻ đứng đầu lĩnh vực “trồng người”.
Tâm sinh tướng, người xưa nói rất chí lý. Người tốt với kẻ xấu, người trung thực với kẻ gian tà, tướng mạo rất khác nhau. Đó là nguồn gốc sinh ra nghệ thuật ước lệ. Rất dễ nhận ra thần sắc gương mặt vô cảm, vô hồn của Phùng Xuân Nhạ khi đối diện với những sai phạm tày trời trong ngành giáo dục.
Phùng Xuân Nhạ là người vô trách nhiệm, việc đó quá rõ, chứ không phải quy chụp. Chưa bao giờ ngành giáo dục nát bét như hiện thời, người phải chịu trách nhiệm trước hết là Phùng Xuân Nhạ. Không thể cướp hết mọi thành tích, còn la liệt “bệnh hoạn” của ngành lại đùn cho người khác. Nếu tiếp tục trốn tránh trách nhiệm, Phùng Xuân Nhạ càng chứng tỏ “bộ trưởng cá biệt” (giống như học sinh cá biệt hư hỏng), đáng bị coi thường, đáng bị lên án.
Liên tục xẩy ra sai phạm nghiêm trọng nhưng người đứng đầu ngành giáo dục không có giải pháp ngăn chặn và loại trừ. Sự thật cay đắng ấy tự nó chứng tỏ Phùng Xuân Nhạ không những vô trách nhiệm mà còn quá non kém về năng lực quản lý điều hành. Nếu Phùng Xuân Nhạ còn tiếp tục cầm đầu, sai phạm trong ngành giáo dục sẽ gia tăng là điều không tránh khỏi. Đưa một huấn luyện viên đội bóng cấp xã làm huấn luyện viên đội bóng quốc gia thì thua trận tan nát là chuyện biết trước.
Ở các nước văn minh và phát triển, loại bộ trưởng như Phùng Xuân Nhạ chỉ tại vị với đơn vị tháng. Hoặc là từ chức (ở đó có văn hóa từ chức rất đáng khâm phục), hoặc bị chính phủ cách chức (chính phủ rất sòng phẳng giữa đúng với sai, giỏi với dốt). Ở ta thì ngược lại, loại bộ trưởng làm nát bét cả một ngành vẫn cứ “hiên ngang” tại vị. Được một người nhưng hại muôn người, không có dịch bệnh nào gây ra thảm họa như thế.
Nghe nói Phùng Xuân Nhạ là GS.TS, danh ấy là thực hay hư. Còn sự thật vô cảm, vô tâm, vô trách nhiệm là hoàn toàn thực danh của Phùng Xuân Nhạ.
Một conguoi can trường hiếm có và thực thi nhiệm vụ 1 cách xuất sắc như vậy mà chê à ?
Trả lờiXóaTac gia bai viet nay rat vo van hoa va con do .Voi che do nay nganh GD co 100 ong Nha cung chang lam thay doi duoc--con tac gia chiu cho suong mom rat vo van hoa khong thuyet phuc.
Trả lờiXóa