Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

KINH TẾ HỌC CẤM ĐOÁN VÀ PHI TỰ NHIÊN

KINH TẾ HỌC CẤM ĐOÁN VÀ PHI TỰ NHIÊN
Đây là một nền kinh tế cấm đoán, nơi nó ưa thích thực thi những mệnh lệnh hành chính theo lối cưỡng đoạt các hành vi của con người vào trong một vòng tròn (cho phép). Hệ quả kéo theo là hàng loạt các vấn đề nảy sinh gây thiệt hại và có nguy cơ xấu tác động ngược lại nền kinh tế và các hành vi kinh tế của con người, đương nhiên, nhà quản lý cũng trở nên không thể kiểm soát được những gì nó xảy ra sau đó. 

Tổ công tác của Thủ tướng 'tuýt còi' thông tư cấm nuôi thỏ bằng cà rốt ..


Image result for cấm thỏ ăn cà rốt
Cái giá phải trả cho nền kinh tế được vận hành theo lối cấm đoán thường lớn hơn rất nhiều lần và với những rắc rối, thiệt hại nảy sinh kéo theo sau đó là vô cùng lớn và nằm ngoài mọi dự tính cũng như các ước định đo lường được từ phía nhà cầm quyền khi họ đưa ra chính sách trong một trạng thái tự mãn đến ngu ngốc của mình. Thế giới này đã đi quá xa, họ đã bay ra các thiên hà xa xôi và khám phá những điều vĩ đại ngoài vũ trụ bao la để tìm sự sống mới. Còn chúng ta vẫn đang mắc kẹt với những tư duy đi ngược lại lẽ tự nhiên của sự sinh tồn, và lại trong một vấn đề hết sức đơn giản. Chính phủ ta thật có tố chất hài hước và tiêu tốn nhiều thời gian cho những đề xuất chính sách đáng ra không được phép tồn tại, khi họ có thể nghĩ ra cả những chính sách với tư duy vô cùng lạ lùng. Đó mới chỉ là vấn đề đối với những con vật. Còn đối với cả một xã hội, họ đang thực thi cũng với một lối tư duy và cung cách cấm đoán như vậy.


Lợn không được ăn bèo, thân chuối và Thỏ không được ăn cà rốt. Có khác gì ta ra một chính sách sẽ cấm con người không được ăn cơm và rau vậy. Và một chính phủ thì cần tập trung vào giải quyết những chính sách vĩ mô đúng đắn và mang lại lợi ích thiết thực cho dân, không thể mất thời gian và thực ra là cả chi phí (tiền thuế của dân) vào những thứ chính sách tồi tệ và phản khoa học kiểu đó.

Thử hỏi xem rằng, những cơ quan đưa ra chính sách như vậy để xây dựng thành một văn bản luật pháp, đã thử đặt mình vào vị trí của con lợn và con thỏ để hình dung xem cuộc sống của chính nó khi chúng không được ăn những thứ thức ăn thường tồn của mình hay không?

Và tại sao một quốc gia, một chính phủ lại có thể để cho tồn tại một kiểu dạng chính sách như vậy, và ai chịu trách nhiệm cho những thứ đó một khi nó xuất hiện trong các văn bản để thảo luận và, theo một cách nào đó, nó được thực thi trên thực tế?

Đây là một nền kinh tế cấm đoán, nơi nó ưa thích thực thi những mệnh lệnh hành chính theo lối cưỡng đoạt các hành vi của con người vào trong một vòng tròn (cho phép). Hệ quả kéo theo là hàng loạt các vấn đề nảy sinh gây thiệt hại và có nguy cơ xấu tác động ngược lại nền kinh tế và các hành vi kinh tế của con người, đương nhiên, nhà quản lý cũng trở nên không thể kiểm soát được những gì nó xảy ra sau đó.

Cái giá phải trả cho nền kinh tế được vận hành theo lối cấm đoán thường lớn hơn rất nhiều lần và với những rắc rối, thiệt hại nảy sinh kéo theo sau đó là vô cùng lớn và nằm ngoài mọi dự tính cũng như các ước định đo lường được từ phía nhà cầm quyền khi họ đưa ra chính sách trong một trạng thái tự mãn đến ngu ngốc của mình.

Lê Luân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét