Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

(4) CÁC THỜI KỲ CỦA PHẬT GIÁO

CÁC THỜI KỲ CỦA PHẬT GIÁO
Vậy cái gốc Thiền tông phát xuất từ đâu? Thiền tông là do chư Tổ sáng lập và truyền xuống nên gọi là Tổ sư thiền tức là thiền đốn ngộ và phương thức xây dựng Thiền tông của chư Tổ là dựa theo tư tưởng và nếp sinh hoạt của chính người dân Trung Hoa mà sáng tạo nên. Danh từ “thiền đốn ngộ” làm cho mọi người dễ hiểu lầm là nếu tu theo pháp thiền này thì sẽ mau giác ngộ bởi vì tu nhất kiếp, ngộ nhất thời hay tu vạn kiếp ngộ nhất thời.
 
          Trong khi đó thiền Tứ Niệm Xứ là do chính đức Phật Thích Ca khai sáng để chỉ bày dạy cho đệ tử cách nay trên 2500 năm nên gọi là Như Lai thiền, là dòng thiền cổ xưa nhất của Phật giáo. Pháp hành này lấy thân, thọ, tâm, pháp làm đối tượng quán chiếu. Hành giả nhận ra tất cả những cảm thọ và chuyển động trên thân cũng như tâm, giữ tâm quân bình và tỉnh thức để đoạn trừ hết tham, sân, si và đạt đến giải thoát giác ngộ. Tứ Niệm Xứ là một pháp quán hành thiền mà chính đức Phật đã thực hành để thành Phật và tất cả các đệ tử Phật đều phải thực hành theo đó mà đắc quả A la hán (quả vô sanh). Từ những thăng trầm của Phật giáo tại Ấn Độ, dòng thiền này đã được truyền bá sang nhiều quốc gia lân cận mà Miến Điện được xem là quốc gia giữ gìn pháp tu này một cách cẩn mật nhất với những vị thiền sư nhiều đời tiếp nối.


          Trong kinh Niệm Xứ (Satipatthnasutta) đức Phật dạy rằng:

          -Này các Tỳ kheo! Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh tri, chứng ngộ Niết bàn.  Đó là Tứ Niệm Xứ.

          Thế thì thiền Tứ Niệm Xứ là một phuong pháp tu tập giúp hành giả đạt đến chỗ giải thoát ngay trong đời này. Phuong pháp này chính đức Phật ngày xua đa thực hành và tất cả đệ tử của Ngài cung đều nuong theo đó mà có giải thoát giác ngộ. Do đó bất cứ ai không tu tập đúng theo pháp Tứ Niệm Xứ là nguời đó không đi đúng con đuờng giải thoát

          mà đức Phật đa giảng bày. Ngày nay cho dù là tu theo Phật giáo Đại thừa hay Nguyên thủy mà không thực tập theo Tứ Niệm Xứ thì nguời đó mất điểm tựa để tiến về huớng giải thoát giác ngộ của đức Phật. 

          Đối với Phật giáo Đại thừa thì kinh Pháp Hoa là vua của các kinh và Bát Nhã là trí tuệ của ba đời chu Phật, ngay cả kinh Hoa Nghiêm, Đại Niết Bàn thì cung là kinh khai triển từ kinh Tứ Niệm Xứ mà ra. Có thể nói rằng tất cả những kinh điển cao siêu của Đại thừa mà chúng ta có đuợc ngày nay cung ví nhu những cành, những chiếc lá, những bông hoa tuoi thắm mà cái gốc cây chính là kinh Tứ Niệm Xứ. Kinh điển Đại thừa cung ví nhu những nhánh cây, bông hoa trên cây, nhung thành phần quan trọng nhất mà ít ai chịu để ý đến là gốc cây, là sức sống của cây. Do đó dần theo thời gian con nguời cho rằng kinh điển Đại thừa là hay, là tuyệt vời, là cao siêu, nhung họ quên rằng những nụ hoa đẹp trên nhánh cây, những lá cây xanh muớc là đều do gốc cây nuôi duỡng mà có. Vì thế kinh Tứ Niệm Xứ là gốc cây mà con nguời thuờng bỏ quên mà chỉ ngắm nhìn trầm trồ khen tặng vẽ đẹp của nhánh cây, hoa quả trên cành. Đó là lý do ngày nay nguời tu theo Đại thừa chỉ biết nhánh cây, cành cây, hay hoa quả trên cây mà quên mất đi gốc cây, là thành phần chính, là sức sống của cây. Nói cách khác ngày nay con nguời cho rằng kinh điển Đại thừa là hay, là tuyệt vời, là cao siêu nên không còn mấy ai chú ý và thực hành Tứ Niệm Xứ nữa. Tuy nhiên, nếu hành giả thật sự  muốn theo dấu chân đức Phật để có giải thoát giác ngộ và không màn những triết học trừu tuợng siêu hình để tranh luận về nhân sinh vu trụ thì Tứ Niệm Xứ sẽ là con đuờng duy nhất để thành tựu bản nguyện của mình.

          Tuy thiền Tứ Niệm Xứ là “con đường duy nhất” đưa người tu đến chỗ giải thoát giác ngộ, nhưng sau khi đức Phật nhập diệt, pháp quán thiền này dần dần bị lãng quên nên dần theo thời gian người chứng đạo (không phải đốn ngộ mà là liễu ngộ) gần như không có. Từ ngày Thiền tông xuất hiện ở Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản thì thiền Tứ Niệm Xứ càng bị lãng quên, nhưng ngày nay người đệ tử Phật có nhiều phương tiện để nghiên cứu, truy tầm tận gốc nên phương pháp thiền này bắt đầu hưng thịnh trở lại và không còn quá xa lạ đối với Phật tử Việt Nam nữa.

          Tổ sư thiền thật ra chẳng có gì mới lạ bởi vì chư Tổ chỉ biến hóa và áp dụng Như Lai thiền tức là thiền Tứ Niệm Xứ theo một đường hướng, một góc độ khác thế thôi nếu không thì Tổ sư thiền là thiền ngoại đạo rồi. Nhưng thật ra không thực hành đúng mà biến chế thì cũng là thiền ngoại đạo chớ đâu phải thiền nguyên chất do chính đức Phật chế ra. Đó là quán chiếu sự biến hành của bốn niệm xứ là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

          Thí dụ các thiền sư thường nói nấu cơm, gánh củi là thiền nghĩa là trong mỗi cử động của thân thể như đi, đứng, nằm, ngồi đều giữ theo chánh niệm nghĩa là không cho tâm chạy theo vọng tưởng thì đó chính là niệm pháp. Các thiền sư đánh đấm, lên gối, la hét đệ tử để đánh thức họ quay về bên trong tức là niệm thọ. Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo Huệ Khả đem tâm ra ta an cho thì Huệ Khả mới chịu trở về tìm tâm thì đây là niệm tâm. Khi nghe tiếng nước reo, suối chảy hay nhìn thấy hoa nở mà nhận ra bổn tánh thì đây là niệm pháp. Tuy các thiền sư nói rằng “Đói thì ăn, mệt thì ngủ” nhưng đối với họ đói ăn, mệt ngủ mà không có tính toán, đòi hỏi nghĩa là họ không chạy theo vọng tưởng thì họ đang niệm thân vậy. Các Thiền sư thực hành “đói ăn, mệt ngủ” có vẽ rất tự tại, nhưng thật ra họ vẫn còn làm nô lệ cho bản Ngã vì phải thỏa mãn những dục vọng của thân nghĩa là thân đòi ăn thì phải cho nó ăn, thân muốn đi ngủ thì phải cho nó đi ngủ. Ngày xưa đức Phật ngày chỉ ăn một bửa chớ đâu có đói thì ăn. Ăn như vậy là phá giới rồi. Sự an vui tự tại chỉ thực sự có khi nào hành giả hoàn toàn làm chủ thân, tâm của mình.

          Câu chuyện “Đói ăn, mệt ngủ” là dựa theo cuộc đàm luận của gia đình cư sĩ Bàng Uẩn ở Trung Quốc.

          Trong cuộc bàn luận về tiến trình tu học và chứng diệu pháp giữa ông, bà vợ và cô con gái thì ông nói rằng: “Nan! Nan! Nan! Thập hộc chi ma thụ thượng than!” nghĩa là Khó! Khó! Khó! Như mười hộc mè rải đều lên cây. Nghe ông chồng than khó, bà vợ bèn nói: ““Dị! Dị! Dị! Bách thảo đầu thượng tổ sư ý. Niêm lai vô bất thị, thúy trúc hoàng hoa, vô phi Bát Nhã” nghĩa là Dễ! Dễ! Dễ! Như ý tổ sư trên đầu trăm ngọn cỏ, cứ nhón lấy, không chỗ nào là chẳng phải. Trúc biếc, hoa vàng, không gì chẳng phải là Bát Nhã. Ý bà nói: Những điều gì mắt mình trông thấy, không thứ gì chẳng phải là ý tổ sư. Những vật mình thuận tay nắm lấy, không gì chẳng phải là diệu pháp. Nghe xong cô con gái Linh Chiếu thốt lên rằng: “dã bất nan, dã bất dị, cơ lai ngật phạn, bì lai thùy!” nghĩa là cũng chẳng dễ, cũng chẳng khó, đói ăn cơm, mệt thì ngủ.

          Xét cho cùng thì Tồ sư thiền chỉ áp dụng một vài khía cạnh đặc biệt trong Tứ Niệm Xứ để giúp hành giả đốn ngộ cho nên sự đốn ngộ này chưa được rốt ráo bởi vì ngày xưa đức Phật và các đệ tử của Ngài quán biết tức là tuệ tri tất cả từ niệm thọ, niệm thân, niệm pháp đến niệm tâm để biết rốt ráo, rõ ràng từng sát na những biến hành của toàn thân chớ không phải chỉ tuệ tri niệm tâm hay niệm pháp mà thôi. Khác với Tổ sư thiền là “bất lập văn tự mà phải chỉ thẳng tâm người” nên phương pháp Tổ sư thiền là một cái gì quá bí mật cho nên người được đốn ngộ rất ít nếu không muốn nói là không có bao nhiêu. Ngược lại Như Lai thiền tức là thiền Tứ Niệm Xứ được đức Phật giảng giải rất tỉ mỉ, rõ ràng từng bước một chẳng khác một tấm hải đồ hay chiếc máy GPS cho nên bất cứ ai cũng thực hành được vì thế vào thời đức Phật còn tại thế có hàng ngàn, hàng vạn người chứng đạo nhờ pháp thiền này một cách yên lặng tỉnh mặc mà không cần la hét, đánh đấm, bể trán u đầu chi hết. Khác với Tổ sư thiền chỉ đạt đến “kiến tánh” là tối đa mà kiến tánh chỉ là Phật nhân chớ chưa phải là Phật quả thì Như Lai thiền đưa hành giả thẳng đến giải thoát giác ngộ ngay trong đời này nếu thực hành đúng. Nói ngay trong đời này là nói một cách tổng quát chớ kinh Tứ Niệm Xứ xác định rằng nếu hành giả thực hành đứng đắn quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán pháp trên pháp, quán tâm trên tâm để thấy như thật thì họ có thể chứng ngộ ngay trong một sát na.

          Vì thế ngày xua đức Phật dạy thiền dựa theo Tứ Niệm Xứ là thả lỏng mọi trạng thái thân tâm chớ không phải tập trung. Khi thân tâm nghẹ nhàng khinh an, mở rỗng thì lúc đó hành giả mới vào thiền và nhập định đuợc cho nên nếu hành giả còn dính mắc thì nguời đó dầu có thực hành thiền, nhung không bao giờ vào định đuợc. Khi thân đuợc mở rỗng thì thân và hu không sẽ không còn là hai đối tuợng mà trở thành một. Lúc đó khí thở sẽ thông một cách rất kỳ lạ. Đến đây một luồng khí hít vào hay thở ra sẽ rất dài hon và hành giả có cảm tuởng nhu là không còn chỗ để hơi thở ra vào và hoi thở bây giờ mong manh nhu một sở chỉ mành thì ngay thời điểm đó tâm thức bắt đầu ngừng giao động. Nhịp tim lúc đó sẽ rất chậm bởi vì khí thở chậm thì nhịp tim đập cung chậm lại. Thời điểm này hành giả bắt đầu vào định và toàn thân mở rỗng hoàn toàn. Thế thì quán không phải là tập trung để soi chiếu lại thân này mà quán bây giờ phải đuợc hiểu nhu là sự phản chiếu của một tấm guong. Đó là sự chiếu soi thuần khiết, thanh tịnh, nhẹ nhàng, khinh an mà không phải tập trung. Trong kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật dạy rất rõ rằng khi chúng ta hít vào thì chúng ta tuệ tri hít vào. Hoặc khi thở ra thì chính mình cung phải tuệ tri mình đang thở ra. Nói một cách chi tiết là khi mới hít vào thì chúng ta tuệ tri chúng ta mới hít vào. Khi hít vào một phần hoi thở chúng ta tuệ tri mình đang hít vào một phần hoi thở. Khi hít vào nữa hoi thở chúng ta tuệ tri chúng ta đang hít vào nữa hoi thở. Khi hít vào ba phần tu hoi thở chúng ta tuệ tri chúng ta hít vào ba phần tu hoi thở. Và khi hít vào tròn vẹn hoi thở chúng ta tuệ tri chúng ta đang hít vào toàn vẹn hoi thở đó. Đến khi hoi thở tạm dừng lại thì chúng ta cung tuệ tri chúng ta tạm dừng hoi thở. Sau đó toàn thân chuẩn bị để chuyển hoi ra thì chúng ta tuệ tri chúng ta chuẩn bị để thở hoi ra. Nếu công phu của hành giả cao thì nguời đó sẽ thấy rất rõ có một khoảng cách giữa hơi thở vô và hoi thở ra. Nói cách là truớc khi hít hoi vô và chuyển hoi ra toàn thân có sự chuẩn bị truớc cho nên đức Phật dạy chúng ta nên tuệ tri để biết sự chuyển vận đó. Khi thở ta hết thì chúng ta tuệ tri đa thở ra hết và sau đó thân chuẩn bị để hít hoi mới vào thì chúng ta cung tuệ tri biết rằng thân chuẩn bị để hít hoi mới vào. Nói chung thở ra hoi ngắn chúng ta tuệ tri thở ra hoi ngắn hay hít vào hoi ngắn chúng ta tuệ tri hít vào hoi ngắn. Hoặc thở ra hoi dài chúng ta tuệ tri thở ra hoi dài, hít vô hoi dài chúng ta tuệ tri hít vô hoi dài. Khi quán hoi thở nhu thế với chánh niệm tỉnh giác thì toàn thân sẽ sáng suốt và có thể xa lìa mọi tham đắm, chấp truớc trong cuộc sống này và sau đó đạt đến cứu cánh tột đỉnh là giải thoát giác ngộ. Đấy chỉ là quán hoi thở mà đa có lợi ích nhu thế. Thế thì hoi thở thô chúng ta tuệ tri hoi thở thô, hoi thở tinh tế chúng ta tuệ tri hoi thở tinh tế. đến khi hoi thở tinh tế và chậm dần chúng ta tuệ tri hoi thở tinh tế và chậm dần cho đến lúc hoi thở tinh tế nhỏ nhiệm nhất, chúng ta tuệ tri hoi thở tinh tế nhỏ nhiệm. Đến khi chúng ta đi vào định bằng hoi thở này. Vì thế hành giả nếu muốn vào định thì nguời đó phải khéo biết để điều động hoi thở cho nên nếu điều động hoi thở cho đúng thì có thể trở thành thánh giả. Do đó từ việc sống chết, tu hành và giải thoát đều gắn liền với hoi thở của chúng ta. Thí dụ nếu thở ra mà không hít vào là mất mạng. Tất cả những “loạn” và “động” trong tâm thức cung đều do hoi thở và di nhiên sự sinh tử luân hồi hay giải thoát giác ngộ của con nguời cung từ hoi thở mà ra. Tâm sân, si, tham đắm cung từ hoi thở bởi vì hoi thở là nguồn mạch sống chính của con nguời. Thí dụ khi tâm sân hay tham đắm phát khởi thì hoi thở mạnh hon và tim đập nhanh hon vì thế cứ mỗi một ý niệm biến đổi từ tâm thì đó là sự giao động của hoi thở. Và mỗi sự giao động của hoi thở làm tâm của chúng ta biến động cho nên bất cứ biến hành “tịnh” hay “động” của tâm cung đều phát xuất từ hoi thở. Nói một cách tổng quát, con nguời có vào Niết bàn cung do hoi thở hay chìm đọa vào phiền não khổ đau cung do hoi thở. Khởi niệm

          tham đắm cung bắt đầu từ hoi thở vì thế hoi thở là nguồn mạch sống chính của con nguời. 

          Toàn bộ giáo lý Phật Đa là giúp chúng sinh tu tập thân tâm cho trong sạch để chuẩn bị vào định bởi vì không vào định thì vinh viễn trí tuệ không phát sinh mà trực nhận đuợc chân lý. Có trực nhận chân lý thì mới có giải thoát giác ngộ. Thế thì một nguời tu thiền Tứ Niệm Xứ nếu biết điều hòa hoi thở thì sẽ vào định dễ dàng. Nguợc lại nếu không điều hòa đuợc hoi thở thì khó lòng vào định đuợc. Tại sao? Bởi vì thân và khí thở là không hai, bất khả phân ly.   

          Kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật dạy rằng:

          Khi hoi thở bắt đầu vào lỗ mui thì chúng ta “tuệ tri” tức là biết hoi thở bắt đầu vào và cứ nhu thế chúng ta tuệ tri từng biến hành của hoi thở theo từng giai đoạn một cho đến khi hoi thở đuợc vào hoàn toàn. Sau đó chúng ta cung tuệ tri để biết hoi thở đó loan ra khắp tế bào rồi đến toàn thân. Khi hoi thở chuyển từ duỡng khí (O2) sang thán khí (CO2)  để bắt đầu thở ra thì chúng ta cung tuệ tri nó. Khi thán khí chuyển nguợc từ những tế bào trên khắp thân thể rồi sang đến buồng phổi chúng ta cung tuệ tri. Đến khi phổi chuẩn bị để thở ra thì chúng ta cung tuệ tri cho đến khi toàn hoi thở đuợc thở ra thì chúng ta cung tuệ tri luôn. Chúng ta tuệ tri để thấy nhu thật từng diễn biến xảy ra trong từng giai đoạn. Thấy nhu thật không phải là theo dỏi giống tùy sổ túc tức là hoi thở đến đâu thì mình theo dỏi đến đó. Thiền Tứ Niệm Xứ không thực hành nhu vậy. Ở đây đức Phật dạy tuệ tri là cái biết rốt ráo rõ ràng và cái biết này không phải do đức Phật trao tặng cho mình hay mình có là do thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Nó không lệ thuộc hay qua bất cứ cánh cửa nào của tâm thức. Đó là cái biết mà không thông qua “căn, trần” cho nên đức Phật mới xác định là nếu thực hành đúng thì chỉ cần trong sát na là có giải thoát giác ngộ là ở chỗ này. Trên thế gian này ngoài Tứ Niệm Xứ, không có pháp môn nào mà thành tựu trong sát na đuợc. Vì thế pháp tu này không phải là pháp tu từ từ mà là pháp thiền đốn ngộ. Đây mới chính là

          thiền đốn ngộ thứ thiệt do chính đức Phật dạy ngay từ ban đầu. Thế nhung nếu hành giả không có khả năng thì tu một ngày, một tuần, một tháng hay một năm vẫn đạt đến cứu cánh tối thuợng giải thoát. Khi đa có tuệ tri rồi thì bất cứ sự động niệm nào trên thân cho dù là nhỏ nhặt nhất chúng ta cung biết. Nên nhớ đây là “tuệ tri” hoàn toàn khác hẳn với “thức tri” là cái biết do ý thức phát hiện mà trong đó ý thức phân biệt giữa chủ thể và đối tuợng xuất hiện rồi. Nói cách khác tuệ tri là trí tuệ để biết chớ không dùng ý thức để biết. Thí dụ khi ta hít vào, thở ra hay đua tay lên, để tay xuống thì chúng ta tuệ tri để biết, nhung nếu bây giờ chúng ta nhầm lẫn tuệ tri là dùng công phu để quán chiếu và theo dỏi hoi thở hay hành động của cánh tay tức là chúng ta đa roi xuống tầng của ý thức tức là thức tri chớ không còn tuệ tri nữa. Do đó nếu hành giả roi vào thức tri thì con đuờng giải thoát vẫn còn xa mù mịt.  Vì thế ngay ban đầu nếu chúng ta có tuệ tri thì ngay trong sát na đó chúng ta đa có giải thoát rồi. Đó là trên lý thuyết, còn trên thực tế từ truớc đến nay chua có ai đuợc tuệ tri trong sát na cả vì không có một ai có đủ khả năng tuệ tri ngay tức thì đuợc mà phải cần thời gian thực tập và từ kinh nghiệm bản thân mà thay đổi dần. Tóm lại, đức Phật dạy chúng sinh nên tuệ tri từng sát na để thấu biết bằng trí tuệ thật rõ ràng từng biến đổi của hoi thở nghia là chúng ta tuệ tri từng biến đổi rất nhỏ của hoi thở. Đó là hít vô phần nào thì biết phần đó, chua hít thì chua biết.

          Ở đây, đức Phật không dạy tuệ tri để tập trung ngay hoi thở vì nếu  chỉ tập trung ngay hoi thở thì đây không còn là tuệ tri hay tuệ giác nữa. Bởi vì đức Phật dạy quán để thấy nhu thật của thân nghia là không nhất thiết chỉ thấy nhu thật của riêng hoi thở mà thôi mà phải thấy nhu thật của toàn thân. Quán thân trên thân để thấy nhu thật thân nghia là không phải chỉ thấy hoi thở vào lỗ mui mà phải thấy tất cả khí thở đi vào rồi sau đó thấy sự thay đổi noi toàn thân. Thí dụ nhu lúc khí thở vào mà thân đang ngứa ở lung, đang đau ở bàn tay hay đang nóng ở ngực…nghia là ngay thời điểm đặc biệt đó chúng ta tuệ tri hết những

          biến đổi khắp trên toàn thân. Khi đa rõ biết những thay đổi của toàn thân thì trong đó bao gồm hoi thở của chính mình. Mặc dầu đức Phật dạy quán hoi thở là chính, nhung ở đây chúng ta tuệ tri cái thân của chúng ta, đang quán chiếu để thấy nhu thật thân cho nên bất cứ cái gì xảy ra trên thân thì chúng ta phải thấy nhu thật. Vậy thế nào là thấy nhu thật? Đức Phật dạy rằng thấy nhu thật là truớc đó một sát na thì chúng ta không thấy và sau một sát na xảy ra rồi chúng ta cung không thấy. Thế thì thấy nhu thật là ngay vào thời điểm đó sự hiện hữu xảy ra thì chúng ta cung ngay thời điểm đó tiếp nhận sự hiện hữu đó chớ không phải một sát na truớc hay một sát na sau. Vậy thì cứ mỗi sát na toàn thân của chúng ta có sự thay đổi, chuyển hóa nhỏ mà chúng ta thấy biết nhu thật. Nếu chúng ta thấy sự chuyển hóa ở sát na truớc mà chúng ta vuớng lại thì chúng ta sẽ không biết sự chuyển hóa của sát na sau cho nên cái thấy biết này không còn thấy nhu thật nữa mà là cái thấy biết củ. Thí dụ ngay lúc này chúng ta bắt đầu hít một hoi thở, nếu chúng ta không sống đúng nhu thật để quán thân trên thân thì cái thấy biết này không còn nhu thật vì nó đa chạy sang một chút của sát na sau rồi. Vì vậy nếu chúng ta trụ ở phần hoi thở đó thì phần kế tiếp hoi thở chúng ta không biết đuợc. Do đó nguời tu theo Tứ Niệm Xứ phải khéo léo, thức tỉnh từng sát na thì mới thấy biết rõ ràng nhu thật đuợc. Nhu vậy những tiếp nối từng khoảnh khắc của hoi thở thì chúng ta cung phải thấy nhu thật từng khoảnh khắc tiếp nối, xảy ra liên tục của từng hoi thở cho đến hết hoi thở đó. Trong từng khoảnh khắc rất nhỏ đó, chúng ta phải tuệ tri từng khoảnh khắc rất nhỏ đó. Nói một cách tổng quát, mỗi hoi thở chúng ta có hàng trăm ngàn hay hàng tỷ khoảng cách rất nhỏ nhu thế thì chúng ta phải tuệ tri hàng trăm ngàn hay hàng tỷ cái biết nhu thật. Đây mới là tuệ tri nhu thật, không lầm lẫn. Mỗi một chuyển động nhỏ, mỗi một vận hành nhỏ hay mỗi sự giao động nhỏ ở noi toàn thân chúng ta thì chúng ta phải rõ biết nhu thật.

          Nên nhớ đây là phần tuệ tri thì nó biết tất cả, nhung nếu roi vào thức tri thì cái biết đó không đủ, không toàn vẹn. Có thể ví sự tuệ tri trong những biến hành nhu những độ tăng dt của toán học. Nhìn một hình vẽ toán học, nếu chúng ta chọn thời điểm bắt đầu là t1 và sau đó cứ cộng thêm một phần rất nhỏ là dt (increment) thì có t2 và sau đó cộng t2 với dt thì có t3 và cứ nhu vậy công hoài cho đến khi có toàn hình vẽ. Ở đây tuệ tri cung thế, cứ mỗi thời điểm tức là từng sát na chúng ta cung tuệ tri và sát na sau đó tuệ tri tiếp và cứ nhu thế tuệ tri cho đến khi quán việc đó hoàn tất. Vì thế nếu thực hành để hiểu thì chúng ta vô tình roi vào thức tri chớ không còn tuệ tri nữa. Sự rõ biết một cách rõ ràng rốt ráo để biết toàn thân mà trong đó có hoi thở ra vào, chuyển động của tay, của chân hay của toàn thân thể từ đầu tới chân thì chúng ta tuệ tri một luợt từ đầu tới chân và hoi thở ra vô. Nếu hành giả chỉ biết hoi thở hay biết sự chuyển vận của tay hay chân thì đây là sự biết có sự phân chia tức là sự biết của thức chớ không phải biết của trí tuệ. Do đó nếu chúng ta quán thân trên thân mà chia sẽ từng phần thì chúng ta rớt vào tầng sâu của tâm thức thì việc thực hành di nhiên không có kết quả. Vì thế tuệ tri là cái biết tất cả toàn thân và hoi thở ra vào chớ không cô lập ở bất cứ phần nào. Tóm lại khi tập trung là chúng ta roi và tâm thức cho nên muốn thành công thì cứ thả lỏng, đừng cô đọng ở bất cứ thành phần nào, thì sẽ rõ biết tất cả.

          Vì thế tu theo Tứ Niệm Xứ dựa trên quán hoi thở là một công phu tuyệt vời. Đối với loại thiền này, tâm hành giả không tập trung mà cung chẳng tán tâm, loạn động. Tại sao? Bởi vì sự rõ biết bằng trí tuệ không phải tán tâm hay tập trung cho nên nếu hành giả chú tâm thì nguời đó tức thì roi xuống tầng tâm thức rồi. Hoặc tán tâm thì nguời đó lúc bây giờ đa ra ngoài những hiện hữu mà họ đang quán. Do đó ở ngay hiện hữu này mà không phải tán tâm, không phải chú tâm thì là tuệ tri tức là trí tuệ đang rõ biết. Vì trí tuệ không phải là thức nên nó không tập trung. Đây là buớc rất căn bản, tối cần thiết để đi vào căn nhà Phật pháp. Vì thế chỉ cần thực hành đúng buớc đầu này, hành giả sẽ cảm thấy an lạc, giải thoát khỏi mọi ràng buộc của phiền não khổ đau ngay. Đó là lý do tại sao đức Phật xác định rằng thiền Tứ Niệm Xứ giúp hành giả giải thoát giác ngộ trong một sát na là nhu vậy. Vì thế thực hành đúng thì chúng ta sẽ chuyển hóa thân tâm từng sát na và nhu thế không có phút giây nào mà chúng ta không đạt đến sự an lạc. Khi đa có tuệ tri thì từng sát na đó hành giả huởng sự an lạc. Nguợc lại nếu không thực hành đúng thì cả đời hành giả không bao giờ huởng đuợc huong vị an lạc nhu thế nào. 

          Nếu thực hành đứng đắn chánh niệm tỉnh thức tinh cần thì hành giả sẽ loại đuợc tất cả mọi tham đắm chấp truớc noi trần gian. Tại sao? Thí dụ khi ta hít vào thì chúng ta tuệ tri chúng ta hít vào và khi thở ra chúng ta tuệ tri chúng ta thở ra cho nên chúng ta không dính vào cái hoi hít vào. Và khi thở ra xong thì chúng ta tuệ tri hoi thở sắp hít vào chớ không dính vào hoi thở ra. Nói thế thì sự vận hành luôn luôn mới noi mình. Con nguời lầm lẫn cho rằng hoi thở hít vô thở ra là chuyện làm củ lập đi lập lại, nhung trên thực tế mỗi hoi thở cho dù là hít vô hay thở ra là hoàn toàn mới vì mỗi lần hít vô chúng ta đem duỡng khí (O2) vào nuôi thân và khi thở ra chúng ta đem thán khí (CO2) ra ngoài. Do đó nếu củ thì làm sao con nguời sống đuợc. Do đó nếu ta quán sát rất tinh tế thì mỗi sát na chúng ta luôn có sự thay đổi mới hon, từng luồng duỡng khí (O2) hít vào tuy rất nhỏ nhung cung đem đến cho ta sự sống mới. Thở ra cung vậy, khi thở ra thì từng hoi mới tiếp tục đi ra và khi hít vào thì cung từng hoi mới từ từ đi vào. Nói cách khác co thể chúng ta thay đổi từng giây từng phút hay nói đúng ra nó thay đổi từng sát na và do đó sự sống cung hiện hữu trong cái mới này. Vậy thì dựa theo Tứ Niệm Xứ đời sống con nguời không có sát na nào dừng lại cái củ cả bởi vì dừng lại là làm phá vở đời sống hiện thực của chính mình rồi. Nhu thế dựa theo quán niệm Tứ Niệm Xứ thì hiện thực đời sống của con nguời lúc nào cung mới, không bao giờ dừng lại, và nó thể hiện sức sống mảnh liệt của vu trụ cho nên nếu con nguời làm dừng lại bất cứ một hiện tuợng nào thì nguời đó

          vô tình phá vở những hiện thực đang xảy ra. Tại sao? Bởi vì cái hiện thực đang tiếp tục xảy ra không hề có một phút giây củ vì nó chỉ biến chuyển theo một chiều đến của thời gian cho nên giây phút qua đi thì chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt nó lại đuợc. Nói theo toán học thì thời điểm t2 = t1 + dt thành thử cứ một sát na (dt) xảy ra thì sẽ không cách nào tìm thấy t1 trở lại vì nó đa qua rồi. Vì thế đức Phật dạy rằng:” “Quá khứ đa qua đi không bao giờ nắm bắt lại đuợc”. Con nguời thuờng hay có quan niệm lầm lẫn rằng hoi thở là chỉ lập đi lập lạ nên chẳng có gì mới lạ, nhung dựa theo thiền Tứ Niệm Xứ thì tuy hoi thở lập đi lập lại nhung nó không hề củ vì mỗi hoi thở hít vô là mang theo duỡng khí mới và khi thở ra là đem than khí mới ra ngoài cho nên hoi thở lúc nào cung mới. Hoi thở mới mang theo duỡng khí nuong theo dòng máu chạy khắp tế bào trong co thể cho nên toàn thân cung vì thế mà chuyển mới theo. Từ nhận diện những biến hành của hoi thở chúng ta có thể trực nhận đuợc bộ mặt thật của cuộc đời và nhận ra mọi quan hệ của đời sống rất rõ ràng. Đó là không những chỉ riêng con nguời mới sống với cái mới từng sát na mà thế gian vu trụ cung thế. Từ nhân sinh vu trụ, chim bay cá lặn bất cứ vật gì thuộc thế giới hữu vi đều chuyển mình theo cái mới hết. Thế thì nếu chúng ta sống đúng với cái mới trong từng sát na thì chúng ta sẽ nhận biết rất rõ rang thế gian cung đang biến chuyển theo cái mới giống nhu chúng ta vậy. Đây là một điều rất tế nhị mà lại rất quan trọng mà con nguời không bao giờ để ý đến. Thí dụ nhu hiện tại chúng ta đang nhìn một nguời bạn. Nếu sau một giờ mà bạn vẫn nhìn nguời bạn đó nhu vừa mới gặp nhau một tiếng đồng hồ truớc là bạn không thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Tại sao? Bởi vì con nguời thay đổi mới hon theo từng sát na cho nên mỗi sát na nguời bạn đó đa thay đổi mới rồi chớ đâu có giống nhu khi nảy. Thời gian không bao giờ ngừng lại, luôn huớng về phía truớc nên mỗi hoi thở là đa thay đổi rồi. Tuy dáng điệu nguời bạn đó không thay đổi mấy, nhung trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ đó thì nguời đó đa hít thở biết bao nhiêu lần làm cho thân thể, máu me, nhịp tim, thần kinh, tế bào ngay cả ý niệm thay đổi đến ngần ấy lần chớ đâu có y nguyên nhu chúng ta thuờng nghi. Cứ một giây hay một khoảng khắc là họ đa là một con nguời mới hoàn toàn. Nếu biết quán chiếu sâu rộng nhu thế thì ta và toàn thế giới truớc mắt ta lúc nào cung mới, cung biến chuyển cho nên cuộc đời làm gì còn chán chuờng nữa. Một trong những thành phần đua đến phiền não khổ đau là sự nhàm chán. Thí dụ lái chiếc xe này hoài lâu ngày sinh ra nhàm chán, mất hứng thú. Ở lâu một noi nào cung sinh ra nhàm chán. Vợ chồng  hằng ngày thấy nhau hoài sinh ra nhàm chán muốn gây gổ. Bây giờ hiểu thiền Tứ Niệm Xứ thì biết rằng đời sống luôn thay đổi không dừng lại. Cứ mỗi giây phút trôi qua, con nguời thay đổi theo giây phút mới đó. Vì thế chính hoi thở đem sự sống đến với con nguời cho nên mỗi hoi thở mới sẽ đem lại sự sống mới lại cho chúng ta. Biết đuợc nhu thế thì làm gì còn nhàm chán, còn đâu là nguyên nhân của khổ đau, của bất bình bất mãn và di nhiên thực hành đứng đắn Tứ Niệm Xứ sẽ đua hành giả thẳng đến cứu cánh tối thuợng là giải thoát giác ngộ.

          Vậy thế nào quán thọ trên thọ để thấy nhu thật thọ?

          Cung giống nhu quán thân trên thân để thấy nhu thật thân nghia là hành giả quán từng hoi thở trôi qua để biết nhu thật con nguời thay đổi theo từng hoi thở ra vào. Ở đây cảm thọ cung thế. Bất cứ sự cảm thọ nào cung đều mới cả vì mỗi sát na mới thì cái cảm thọ củ mất đi. Thí dụ nhu trong khi đi, chúng ta cảm thấy đau chân thì cứ mỗi sát na chúng ta tuệ tri để cảm thọ cái đau thì cái đau củ mất đi và đuợc thay thế bằng cái đau mới. Khi chúng ta tuệ tri thì chính sự tuệ tri đó giúp hành giả thoát ngoài sự cảm thọ khổ vui hay đớn đau. Thọ là cảm nhận noi thân cho nên bất cứ sự xảy ra nào noi thân thì chúng ta biết, nhung cái xảy ra và cái biết không hề dính dáng gì với nhau. Thí dụ cái đau truớc không phải là cái đau sau và cái đau sau cung không hề dính gì với cái đau sau đó nữa. Tại sao? Bởi vì nếu mình giữ cái cảm nhận của cái đau truớc thì mình sẽ không biết cái đau sau, nhung những cái đau cứ xảy ra liên tục từng sát na chớ đâu có dừng lại khiến chúng ta rõ biết cái đau từng sát na vậy. Thậm chí cái đau cứ tăng lên đến khi chúng ta không đi đuợc nữa. Tóm lại cái biết không liên quan đến cảm thọ đau nhức cả bởi vì cái thọ luôn luôn thay đổi vì cái biết ở ngoài cho nên chúng ta mới biết sự thay đổi từng sát na. Do đó nhờ tuệ tri mà chúng ta biết cảm nhận những cái khổ vui của thân thể chúng ta một cách tuờng tận không nhầm lẫn để thấy nhu thật thọ nghia là thấy những cảm giác khổ vui hay không khổ vui của thân xác mình. Vì thế trong cuộc sống khi chúng ta nghe ai nói những lời chua xót, tay bị chảy máu hay đầu đang bị đau…để chúng ta có cảm nhận những cái khổ vui đến thì chúng ta tuệ tri tất cả những chuyện đó. Khi tuệ tri cái khổ thì sự khác nhau là chính mình tuệ tri cái khổ chớ chính mình không phải là cái khổ. Con nguời thuờng hay lầm lẫn khi có chuyện đau buồn thì chúng ta trở thành sự đau buồn chớ không phải chúng ta đang tuệ tri sự đau buồn khiến họ có cảm giác buồn khổ. Bây giờ nếu thực hành Tứ Niệm Xứ thì chúng ta tuệ tri chuyện buồn đó nghia là giữ khoảng cách giữa tuệ tri và cái buồn. Thí dụ khi giúp đở một nguời nào đó mà không đạt những thành quả nhu ý muốn nên mình cảm thấy buồn, không hài lòng. Buồn là vì mình đồng hóa với cái buồn đó nghia là chính mình cho rằng cái buồn đó là một thành phần của ta chớ chúng ta không tách hẳn mà đứng ngoài cảnh giới của tuệ tri. Vì nếu chúng ta tuệ tri thì bất cứ chuyện gì xảy ra cho thân tâm không dính dáng gì đến tuệ tri cả. 

          Một thí dụ khác là áp dụng tuệ tri vào trong giấc ngủ. Khi ngủ nếu chúng ta tuệ tri có nghia là thả lỏng toàn thân thì chúng ta rõ biết thân đang thả lỏng mà đừng thêm hay bớt gì hết. Ngay lúc đó, chúng ta có thể quán sát thân của chúng ta nó ngủ nhu thế nào. Nói cách khác tuệ tri giống nhu một nguời khác đang quan sát từng biến hành của nguời đang nằm ngủ, nhung ở đây nguời khác đó chính là ta đang quan sát chính ta. Vì chúng ta tuệ tri toàn thân nên biết rất rõ những biến hành của thân để chuyển dần dần theo giấc ngủ. Chúng ta biết rõ ràng bắt đầu từ chân đến tay rồi đến đầu bắt đầu ngủ từ từ. Đến đây chúng ta nhận diện đuợc cánh cửa của ngủ và thức. Nếu chúng ta có thể công phu kiên trì thì sẽ nhận định rất rõ ràng giữa bắt đầu ngủ cho đến khi ngủ và từ ngủ tới thức có một ranh giới rõ ràng. Và nếu ít nhất trong cuộc đời chính mình kinh nghiệm giữa thức và ngủ thì chính mình mới thật sự thấy mình ngủ đuợc cung nhu một nguời khác đang nhìn mình ngủ vậy. Khi thân còn mê mờ trong giấc ngủ thì cái trí tuệ đó sẽ tuong đồng với vấn đề thấy đuợc sự sống chết nghia là giây phút chúng ta bỏ thân này chẳng khác nào đi từ thức tới ngủ, không sai biệt mấy. Vì thế nếu trong đời sống này chúng ta thực tập từ tỉnh tới mê, từ thức tới ngủ một cách rõ ràng thì chúng ta tuệ tri thân của chúng ta đang đi từ tỉnh tới mê, từ thức tới ngủ. Nói cách khác khi chúng ta tuệ tri chúng ta đang ngủ thì ngay thời điểm đó chúng ta không còn là nguời đang ngủ đó nữa. Đến lúc chết cung vậy. Hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ tuệ tri thân từ sống đến khi chết từ từ nghia là thân chết tới đâu chúng ta tuệ tri thân chết tới đó.Đến khi thân chết hẳn thì chúng ta tuệ tri thân chết hẳn và nguời tuệ tri lúc bây giờ không phải là nguời chết. Lúc đó chúng ta rời hẳn chuyện sống chết của thân xác này.Tuy nói dài dòng, nhung nguời tuệ tri vẫn không quên tuệ tri từng hoi thở thì mới biết những sự biến hành của thân đuợc. Vì thế đời nguời chỉ trong một hoi thở cho nên quán hoi thở là điều tối quan trọng. Thí dụ mình đang giận ai mà bây giờ điều hòa hoi thở trở lại thì con giận kia tức thì tan biến. Cung nhu trong lòng đang khởi niệm tham làm hoi thở dồn dập. Bây giờ điều hòa hoi thở trở lại thì niện tham biến mất. Nói chung trong cuộc sống có rất nhiều lúc chúng ta phải đối diện với những việc bất toại ý, nhung nếu biết điều hòa hoi thở thì có thể hóa giải hết những buồn phiền rất dễ dàng. 

          Nên nhớ A la hán là quả vị tối cao trong Phật giáo vì chính đức Phật cũng là vị A la hán, nhưng vì Ngài là người chứng ngộ đầu tiên và là thầy của tất cả các  vị A la hán khác nên danh vị Phật chỉ dành riêng cho Ngài mà thôi. Vì thế dựa theo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy thì không có Hóa thành hay Bảo sở  vì chứng Thánh quả A la hán là bảo sở tức là đến chỗ trân quý nhất rồi.

          Chánh niệm là biết rất rõ mọi biến hành của thân và tâm. Ngược lại người không sống trong tỉnh thức chánh niệm thì ăn không biết mình ăn, mặc không biết mình đang mặc, thở không biết mình đang thở. Thiền tông nói giác ngộ là nhận ra ông chủ hay bản lai diện mục, nhưng dựa theo tinh thần Tứ Niệm Xứ thì giác ngộ là nhận biết được bản chất thực tại, vô thường, vô ngã mà muốn đạt đến chỗ này thì phải thực hành Chánh niệm. Chánh niệm là trạng thái trước khi biểu tượng hình thành và nó vượt ra ngoài mọi lý luận của ý thức. Chánh niệm phản chiếu những gì đang xảy ra ngay trong sát na hiện tại và không có chút thiên vị vì vượt ra ngoài tầng ý thức phân biệt. Chánh niệm là sự quan sát không có phán đoán, là sự theo dõi vô tư, không bị mê đắm bởi những trạng thái tâm tốt và không cố gắng lẫn tránh những trạng thái tâm không tốt  và nó cũng không bám theo theo sự dễ chịu hay trốn chạy cảm giác khó chịu. V́ thế Chánh niệm không phải là ư thức suông việc làm của ḿnh mà phải thấu biết rơ ràng tức là tuệ tri những biến hành từng sát na cho nên Chánh niệm phải được thực hiện rất tỉ mỉ từng giây, từng phút, từng sát na theo từng hơi thở ra vô cho nên nó đòi hỏi hành giả thực hành tính nhẫn nhục, kiên trì một cách rốt ráo. Nói chung Phật dạy chánh niệm để đối trị với những tâm hành sinh diệt, nhưng cốt tủy vẫn đưa chúng sinh đến một cứu cánh tột đỉnh là thức tỉnh tức là “BIẾT”. Vậy biết cái gì? Khi tâm tham phát khởi là biết có tham, không tham thì cũng biết trong tâm không có tham. Sân và si cũng vậy. Do đókhi lục căn tiếp xúc với sắc thanh hương vị xúc pháp thì vọng tâm dấy khởi. Ở đây đức Phật dạy chúng sinh thực hành chánh niệm để biết rốt ráo tận cùng những biến đổi của tâm mà không cần phải tiêu diệt chúng. Thí dụ thấy tiền nhiều tâm tham liền nổi dậy, nhưng nếu có chánh niệm thì biết ngay sự hiện hữu hình thành trạng thái tham của tâm cho nên tâm tham bây giờ không còn tác động hoành hành được nữa. Vì thếbất cứ một ý niệm vừa khởi lên, chánh niệm cho ta “biết” đó là vọng tưởng. Khi đã biết bộ mặt thật của ý thức thì con người chỉ cần không theo vọng thì vọng tự mất mà không cần phải tiêu diệt chúngnghĩa làkhông theo vọng, vọng tự tiêu tan tức là mê biến thì thời điểm đó giác tự hiển bày.

          Thế thì Thiền tông nghiêng về “Lý” (nói) mặc dù chư Tổ nói “Bất lập văn tự”  trong khi đó thiền Tứ Niệm Xứ không nói lý thuyết cao siêu mà có một kết quả siêu việt vì nó nghiêng về thực hành. Có thực hành mới có thực chứng để thoát khỏi sinh tử luân hồi chớ đức Phật đâu có muốn chúng sinh thành Tổ. Kiến tánh chưa ra khỏi sinh tử luân hồi vì chưa diệt được Tư Hoặc tức là vẫn còn lậu hoặc. Vì thế mà Tứ Niệm Xứ được đức Phật xác định là con đường duy nhất để có giải thoát giác ngộ.

          Mục đích tu thiền là diệt vọng tưởng, nhưng muốn diệt vọng tưởng thì hành giả phải có chánh niệm. Mà thực hành Chánh niệm (Samma-Sati) tức là thực hành Tứ Niệm Xứ vì thế Tứ Niệm Xứ là pháp thực hành căn bản của thiền. Mà Chánh niệm là chi thứ bảy của Bát Chánh Đạo.

          Dựa theo Kinh Trung Bộ (bài kinh số 10) thì Pháp Tứ Niệm Xứ thường được hiểu là “Con đường duy nhất “ để tiến đến giải thoát giác ngộ, nhưng thật ra “Con đường duy nhất” đã được đức Phật nhắc đến không phải là Tứ Niệm Xứ mà chính là Bát Chánh Đạo. Trong kinh Pháp Cú (273-274), đức Phật dạy rằng:

Trong tất cả các con đường
Con Đường Tám Chánh là thù thắng nhất
Đây là con đường duy nhất
Không có con đường nào khác
Để đi đến tri kiến thanh tịnh

          Vì thế con đường duy nhất để đi đến giải thoát giác ngộ là Bát Chánh Đạo mà Tứ Niệm Xứ với bốn nền tảng của Chánh niệm chỉ là một phần của con đường đó. Bát Chánh Đạo gồm có:
Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh tinh tấn,

          Ba chi của Chánh giới là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng,
          Chánh niệm (Tứ Niệm Xứ) và Chánh định.

          Mỗi chi là một điều kiện tối quan trọng để đạt đến chỗ giải thoát cho nên hành giả phải nghiêm túc thực hành mỗi chi cho đến chỗ hoàn hảo, trọn vẹn như là “một con đường duy nhất”. Vì thế muốn thực hành pháp Tứ Niệm Xứ để có kết quả nhanh chóng đưa đến chỗ giải thoát giác ngộ dựa theo phương pháp của đức Phật thì hành giả phải hành trì trọn vẹn bảy chi kia của Bát Chánh Đạo. Đức Phật đưa ra con đường tám nhánh là muốn nhấn mạnh rằng mỗi nhánh liên hệ mật thiết đến bảy nhánh kia và ngược lại cho đến khi hành giả thực hành trọn vẹn thì tám nhánh trở thành Thánh đạo.

          Trong Bát Thánh Đạo, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, hình thành con đường đạo đức căn bản cho người cần thực hành Giới (Sīla). Để có thể thực hành Giới (Sīla), người đó phải hiểu rõ ba Thánh đạo được đề cập ở trên. Chỉ khi nào người đó biết rõ về Giới, thì mới có thể giữ gìn Giới đức cẩn thận và trong sạch. Không có tri thức thiết yếu này về con đường Giới hạnh, thì hành giả không thể nào thực hành Giới đức trong sạch và trọn vẹn được.

          Có được sự thiết lập vững chắc về Giới và thực hành đầy đủ, hảnh giả cần phải tiến hành thực hành con đường thiền Định (Samādhi), là  phần cuối cùng của Bát Thánh Đạo. Thực hành Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định tạo ra các chi đạo về Định (Samādhi) và con đường dẫn tới phát triển Định.

          Bước tiếp theo, là phải được thực hành để phát triển hai chi đạo về Tuệ (Paññā) là Chánh kiến và Chánh tư duy để có thể phát triển được Tuệ minh sát. Chỉ có những người đại thiện như vậy mới có thể đạt được một nội tâm tĩnh lặng và phát triển được Tuệ minh sát.

          Thêm nữa, muốn thực hành thiền Tứ Niệm Xứ để đạt đến kết quả mỹ mãn, hành giả phải tuân giữ chặt chẽ ngũ giới và đoạn diệt ngũ triền cái là tham lam, sân hận, hôn trầm, trạo hối và nghi ngờ. Rồi sau đó mới hành thiền Quán Niệm. Đây là bước đầu tiên để tận diệt phiền não vì một khi giới đã trong sạch, hành giả có thể bắt đầu thực tập thiền Định hay thiền Trí tuệ. Khi tâm đã an trú trong chánh niệm để biết rốt ráo những biến hành của thân, thọ, tâm, pháp thì hành giả có thể quán chiếu rất sâu thẳm trong tâm thức để nhận biết tính chất vô thường của cái “Tự Ngã” mà con người thường bám vúi vào đó. Kiến tánh hay đốn ngộ chưa diệt được Tư Hoặc nghĩa là thập triền, thập sử vẫn còn nên chưa đạt được Ngã không. Vì Ái dục và Niết Bàn là kẻ thù của nhau cho nên còn ái dục thì không bao giờ có Niết Bàn, có giải thoát.

          Khi hành giả có tâm định và chánh niệm vững chắc thì sẽ thấy các hiện tượng vật chất và tâm sinh diệt từng sát na một. Hành giả sẽ thấy rất rõ ràng tất cả những hiện tượng vật chất và tâm này không kéo dài liên tục mà chúng chỉ tạm thời khởi sinh rồi hoại diệt. Thật vậy, các hiện tượng vật chất và tâm khởi sinh một cách đơn độc rồi mất tức khắc một cách đơn độc. Hành giả sẽ thấy một cách rõ ràng chúng không độc lập, chúng bị đàn áp bởi sinh diệt, không toại nguyện và không có linh hồn, tự ngã và không cốt lõi. Hành giả không thể kiểm soát sự sinh diệt của chúng bởi vì chúng diễn ra theo những duyên liên hệ của chúng. 

          Thế thì tất cả ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, đều mang  đặc tính là vô thường, khổ, và vô ngã mà Bát Nhã Tâm Kinh gọi là ngũ uẩn giai không. Khi thấy được ba đặc tính đó, hành giả hãy tiếp tục quán sát cho đến khi chín mùi. Nhờ quán sát các hiện tượng vật chất và tâm, cuối cùng ngũ uẩn sẽ bị loại trừ.

          Mục đích tối thượng của thiền Tứ Niệm Xứ là đưa hành giả dần dần vào các tầng thiền định và thiền na để sau cùng trí tuệ bừng sáng mà nhận chân rằng:

-Thân thể này không phải là tôi, là của tôi.
-Những cảm thọ sướng khổ cũng chẳng liên quan gì đến cái tôi.
-Cái tâm đang quán sát cũng không phải là linh hồn của tôi.
-Và tất cả những đối tượng của tâm như ý thức và hành thức cũng không phải là của tôi.

Chính đức Phật dạy rằng:

          -Này các Tỳ kheo, đối với bất cứ những gì là thân xáclà cảm giác, thuộc về nhận thức, thói quen thường nhật, là tri thức dù thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại, thuộc nội tâm hay bên ngoài, thô thiển hay tinh tế, tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnhthì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là của tôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

          -Này các Tỳ kheo, nếu biết nhìn mọi sự vật bằng cách như thế thì một người đệ tử hiểu biết sẽ không còn bám víu vào thân xác, không còn bám víu vào giác cảm, không còn bám víu vào sự nhận thức, không còn bám víu vào thói quen thường nhật, không còn bám víu vào tri thức.Khi loại bỏ được chúng thì sẽ không còn tham vọng nữa. Khi nào không còn bám víu nữa thì người đệ tử ấy cũng sẽ tự giải thoát cho mình khỏi mọi dục vọng. Khi đã tự giải thoát khỏi mọi dục vọng thì người đệ tử ấy cũng sẽ chợt nhận ra rằng : "[Thế ra] sự giải thoát cũng chính là như thế đấy !", và người đệ tử ấy cũng sẽ hiểu được là : "Tất cả mọi sự tái sinh đã bị hủy diệt, chỉ có Con đường Đạo hạnh tinh khiết là tồn tại, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt, không còn bất cứ gì lưu lại để chờ đợi được thực hiện, không còn lại gì nữa để mà hình thành".

          Vì thế một khi đã thực sự nhận biết rốt ráo rõ ràng rằng trong ta không hề có “Cái Ta” hay “Cái của Ta” thì lúc đó hành giả sẽ khám phá một chân lý tuyệt vời độc nhất vô nhị, là tinh hoa cốt tủy của Phật giáo mà ngày xưa chính đức Phật đã chứng dưới cội Bồ Đề là Chân lý Vô Ngã.

          Tuy căn bản của phiền não là Kiến hoặc và Tư hoặc, nhưng cái gốc để tạo ra những phiền não đó chính là chấp Ngã. Chấp Ngã đã phá thì chấp pháp cũng theo đó mà diệt bởi vì trong thì Ngã Không và ngoài thì Pháp Không, trong ngoài tự tại tức là có giải thoát. Vì thế nếu diệt được chấp Ngã (Vô Ngã) thì tất cả những vô minh phiền não cũng tan biến theo.

          Sau khi tâm đã an trú trong Tứ Niệm Xứ (Chánh niệm) bây giờ hành giả có thể đem tâm an trú vào các tầng thiền na tức là Chánh định (chi thứ tám của Bát Chánh Đạo). Từ đó hành giả có thể vào thiền Chỉ (an định) và sau cùng vào thiền Minh Sát (trí tuệ) để chứng ngộ chân lý. Nên nhớ thiền an định (Chỉ) và thiền Minh Sát (Quán) phải đi đôi với nhau, không thể tách rời được, bất khả phân ly vì có định thì trí tuệ mới phát sinh và ngược lại. Ngày nay rất nhiều người tu thiền Minh Sát mà không lo dẹp vọng tưởng, chấp trước thì không bao giờ có trí tuệ được. Do đó nếu hành giả thực hành giới luật trang nghiêm, chuyên tu Chỉ-Quán (Samatha-Vipassana) thì sẽ chứng nghiệm Chân lý. Thiền định (Chỉ) (Samatha) chỉ có thể đưa hành giả đến những cơn định (Samàdhi) mà trong đó hành giả hưởng sự an lạc nhất thời. Vì tâm định nên hành giả không tạo thêm nghiệp mới, nhưng trí tuệ không phát triển nên những gốc của vô minh phiền não chưa diệt được. Trong khi đó, thiền Tứ Niệm Xứ thuộc về thiền tuệ giúp hành giả phát sinh trí tuệ, thấy rõ được thật tướng của vạn hữu và diệt trừ tận gốc vô minh phiền não đưa người tu thẳng đến giải thoát giác ngộ. Đây là liễu ngộ, chứng ngộ chớ không phải đốn ngộ của Tổ sư thiền.

          Như vậy, thiền Tứ Niệm Xứ đưa hành giả thành tựu tri kiến thật (tuệ tri) bằng cách quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm và quán pháp trên pháp để thấy như thật thân, như thật thọ, như thật tâm, như thật pháp. Nếu hành giả chuyên cần vào đó cả ngày lẫn đêm không ngừng nghĩ, không vướng vào tham tâm, sân tâm, si tâm thì người đó sẽ có tâm thật thanh tịnh an lạc và có giải thoát giác ngộ. Đến đây hành giả thấu triệt thật tướng của vạn pháp, hoàn toàn nhận thức bản chất thật sự của ngũ uẩn nên không còn dính mắc, bám vúi vào bất cứ thứ gì trên thế gian.

          Ngày xưa đức Phật không để ý đến lý luận, không chạy theo ý thức, không cần nói chuyện siêu hình mà hoài bảo của Ngài là tìm con đường giải thoát vì thế toàn bộ giáo lý Phật Đà diễn tả lại những pháp hội rất đơn giản, rất dễ hiểu, nhưng đi thẳng vào vấn đề để giúp đệ tử Ngài dễ thực hành mà có thực chứng. Cốt lũy của giáo lý Phật Đà là Tứ Diệu Đế mà Bát Chánh Đạo là tám nhánh đưa hành giả từ phàm đến Thánh thì Tứ Niệm Xứ là chi thứ bảy tức là Chánh Niệm. Thông thường con người có thói quen thấy biết vạn pháp bằng tưởng tri hoặc thức tri, nghĩa là thấy biết qua ký ức hay kiến thức mà phần lớn là thủ đắc từ vay mượn bên ngoài, nên chỉ thấy được nghĩa khái niệm hay danh tự khái niệm mà phần lớn chỉ là ảo tưởng không thật, chứ không thấy được thực tánh hay chân diện mục của pháp. Trong khi đối tượng của trí tuệ thiền tuệ dưới hình thức tuệ tri trong chánh niệm tỉnh giác thì đó chính là “thực tánh pháp” .

          Do đó không có một hành giả nào trên thế gian này từ ngày đức Phật thành đạo cho đến nay mà muốn đạt đến cứu cánh tối thượng giải thoát giác ngộ mà không thực hành Tứ Niệm Xứ.

http://www.lesyminhtung.net/index.php?option=com_content&view=article&id=400:thien-tong&catid=25:trang-nha&Itemid=1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét