Hồng Kông sẽ ra sao?
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ tiếp tục chiếm đóng các tuyến đường phố ở Hồng Kông, bất chấp cảnh sát đã đáp trả bằng hơi cay. Những người biểu tình bày tỏ thái độ giận dữ vì Bắc Kinh đã khăng khăng đòi ‘duyệt xét’ tất cả các ứng cử viên muốn ra ứng cử chức vụ trưởng quan hành chính Hồng Kông.Các cuộc biểu tình “Occupy Central – Chiếm Trung” gần các trụ sở chính quyền Hồng Kông tngày 29 tháng Chín, 2014. Ảnh: thetimes.co.uk
Tóm tắt lịch sử Hồng Kông
Đảo Hồng Kông được Trung Quốc nhượng lại cho Vương quốc Anh vào năm 1842 dựa theo Hiệp ước Nam Kinh, và tiếp theo đó Cửu Long đã trở thành một phần của bán đảo này vào năm 1860. Cái gọi là Vùng Lãnh thổ Mới được cho thuê vào năm 1898. Anh Quốc đã bắt đầu thảo luận với Trung Quốc để giao lại toàn bộ thuộc địa này vào thập niên 1980 sau khi hiệp ước sắp đến ngày hết hạn. Năm 1990, Luật Cơ bản Hồng Kông đã được Bắc Kinh chấp thuận như một bản hiến pháp cho vùng lãnh thổ này nhằm bảo vệ một số quyền dân chủ sau khi Anh Quốc giao lại quyền kiểm soát cho Bắc Kinh. Hồng Kông đã chính thức được bàn giao lại cho Trung Quốc vào ngày 01 tháng Bảy năm 1997.
Hiệp định bàn giao đặt ra những điệu kiện gì?
Hồng Kông được xác định là “đặc khu hành chính” nằm bên trong Trung Quốc và hứa hẹn được hưởng “mức độ tự chủ cao”, bao gồm cáccuộc bầu cử trưởng quan hành chính của thành phố này. Người dân Hồng Kông được phép giữ lạihộ chiếu của họ, tạo điều kiện dễ dàng hơn để họ du lịchnước ngoài so với người dân ở Đại lục.Lãnh thổ này cũng đãgiữ lại đồng đô la HồngKông và phát hành tem bưu chính riêng của mình, mặc dù hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth không còn xuất hiện trong cả hai sự kiện trên.
Năm 1993, Lu Ping, quan chức hàng đầu của Trung Quốc chuyên lo về các vấn đề Hồng Kông vào thời điểm đó, hứa hẹn rằng công việc của khu vực này sau khi được Anh Quốc bàn giao lại sẽ “hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền tự chủ của Hồng Kông”.
“Chính quyền trung ương sẽ không can thiệp vào nội bộ Hồng Kông”, ông Lu nói với Nhân dân Nhật báo, theo The Wall Street Journal. Trung Quốc ca ngợi mối quan hệ với Hồng Kông là “một quốc gia, hai hệ thống”.
Mặc dù một số trưởng quan hành chính của Hồng Kông đã được lựa chọn bởi một ủy ban do Bắc Kinh bổ nhiệm nhưng Trung Quốc hứa hẹn rằng các cuộc bầu cử trong tương lai sẽ diễn ra một cách tự do, dân chủ.
Sir Richard Ottaway, thành viên Đảng Bảo thủ của Quốc hội Anh Quốc, cho biết hồi đầu tháng này rằng các thỏa thuận bàn giao “đã kêu gọi các cuộc bầu cử phổ thông để bầu ra trưởng quan hành chính”.
Phóng viên Anthony Kuhn thuộc NPR cho biết rằng trong năm 1997, Hồng Kông “không được phép giữ hệ thốngtư bản chủ nghĩa nhưng quan trọng hơn, thành phố này đã được phép giữ lại hệ thống luật cơ bản”, bởi vì lúc đó Hồng Kông là một phần rất quan trọngtrong nền kinh tế Trung Quốc. “Bây giờ việc này không còn quan trọng cho nên Trung Quốc không còn linh hoạt nữa”, ông nói.
Nhưng điều gì xảy ra sau đó?
Mặc dù Trung Quốc đã hứa mở ra cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu đối với chức vụ trưởng quan hành chính, nhưng”năm 2004 Bắc Kinh đã diễn dịch lại Luật Cơ bản trong đó bao gồm các điều khoảng rằng Hồng Kông không thể bắt đầu cải cách chính trịnếu không có sự chấp thuận [của Bắc Kinh]. Năm 2007, Bắc Kinh đã bác bỏ cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu dự tính diễn ra năm 2012″, Tạp chí cho biết.
Trong năm đó, Hồng Kông đã chứng kiến hàng trăm hàng nghìn người diễu hành kêu gọi mở rộng quyền tự do hơn.
Tạp chí cho biết: “Nghị định của tháng trước đưa ra một hệ thống rà soát tương tự như các loại “dân chủ” đang tồn tại ở Iran, nơi mà hàng ngàn ứng viên thường bị chế độ duyệt xét và loại bỏ trước khi cuộc bầu cử diễn ra”.
Nói cách khác thì vào năm 2017, người dân Hồng Kông có thể đi bỏ phiếu chọn từ một vài ứng cử viên do Bắc Kinh lựa chọn sẵn để thay thế cho ông Lương Chấn Anh, Trưởng quan Hành chính hiện hành (và không được ưa chuộng).
Người dân Hồng Kông dân đã phản ứng như thế nào?
Phong trào dân chủ của Hồng Kông đã hoạt động từ trước khi khu vực này được Anh Quốc bàn giao lại hồi 1997, và trong tháng Sáu vừa qua, các nhà hoạt động trong phong trào Chiếm Trung đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý không chính thức (và bất hợp pháp), bao gồm cả các cuộc bầu cử cho chức vục trưởng quan hành chính. Cuộc trưng cầu dân ý đã thu hút 800 nghìn phiếu và làm cho Bắc Kinh phải bối rối.
Cũng trong tháng đó, Bắc Kinh cho phát hành một bài báonói rằng chính sách lãnh thổ tại khu vực này không được hưởng “quyền tự chủ đầy đủ” và rằng chính quyền trung ương phải duy trì “quyền tài phán toàn diện trên tất cả các khu vực hành chính địa phương”, bao gồm cả Hồng Kông.
Một tháng sau, vào ngày 01 tháng Bảy nhân dịp kỷ niệm ngày bàn giao Hồng Kông lại cho Trung Quốc, hàng ngàn người xúm xít quanh các đường phố trong trung tâm để yêu cầu bầu cử dân chủ. Các cảnh tượng đó được lặp đi lặp lại tháng trước và một lần nữa, trong các cuộc biểu tình mới nhất bắt đầu vào tuần trước.
Ai đang lãnh đạo các cuộc biểu tình?
Một nhà hoạt động sinh viên nổi bật tên Joshua Wong, năm nay 17 tuổi, và The Washington Post cho biết “Joshua một nhà lãnh đạo của ‘Scholarism’ – phong trào chống lại các kế hoạch yêu cầu sinh viên học các môn đạo đức và yêu nước tại Hồng Kông [chương trình giáo dục do Bắc Kinh chủ trương]“. Tờ báo cho biết thêm:
“Anh ấy bị cảnh sát kéo đi ngay sau khi sinh viên xông vào trụ sở chính phủ vào cuối ngày thứ Sáu và đã được trả tự do hôm tối Chủ nhật.”
The South China Morning Post viết: “Sau khi được trả tự do, Wong – người tuyên bố anh đã phải chịu đựng những vết thâm tím trong thời gian bị bắt giữ – cho biết sẽ trở lại ‘tham gia cuộc chiến’ sau khi vài tiếng nghỉ ngơi”.
Các cuộc biểu tình “Occupy Central – Chiếm Trung” gần các trụ sở chính quyền Hồng Kông tngày 29 tháng Chín, 2014. Cuộc biểu tình còn được gọi ‘Cách mạng Ô dù”. Ảnh: thetimes.co.uk
Bắc Kinh đã phản ứng ra sao?
Cho đến nay, Bắc Kin vẫn im tiếng và nói rằng họ sẽ để cho Hồng Kông xử lý những người biểu tình, mặc dù phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết các cuộc biểu tình đã bị thúc đẩy bởi các “phong trào bất hợp pháp”.
“Hồng Kông là thuộc Trung Quốc”, nữ phát ngôn viên nói.
Anthony cũng báo cáo rằng Trung Quốc hiện đang “cố gắng làm càng nhiều càng tốt để xóa bỏ các hình ảnh và thông tin liên quan đến các cuộc biểu tình. Những trang như Instagram hiện đang bị chặn ở Trung Quốc, vì vậy rất nhiều người không thể có được hình ảnh, hoặc thông qua các phương tiện truyền thông xã hội hoặc các phương tiện truyền thông do chính quyền Trung Quốc kiểm soát”.
Tiếp theo là gì?
Các cuộc biểu tình đã được miễn cưỡng so sánh với cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989 rằng Bắc Kinh lúc đầu dường như chịu đựng được, nhưng cuối cùng đã đưa quân đội nhân dân vào nghiền nát sinh viên tham gia biểu tình trong cuộc đàn áp đẫm máu và giết hại khoảng 1.000 người. Uy tín quốc tế của Trung Quốc đã tụt giảm trầm trọng trong vụ thảm sát Thiên An Môn, và Bắc Kinh đang cố gắng tránh lặp lại những cảnh tương tự.
Theo Anthony, Trưởng quan hành chính Lương Chấn Anh đã “nói rõ ràng rằng cảnh sát đã được cử ra để duy trì trật tự, rằng họ sẽ duy trì kỷ luật và cho biết thêm rằng sẽ không triển khai quân đội Trung Quốc chống lại những người biểu tình giữa lúc có nhiều lo ngại rằng sự kiện Thiên An Môn có thể sẽ tái diễn”.
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Scott Neuman, NPR
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét