Địa chủ xưa và Tài chủ nay làm giàu thế nào?
Phùng Hoài Ngọc - Làng quê miền Bắc tồn tại lâu đời với những tuổi sử khác nhau, theo từng vùng khác nhau. Miền núi rừng, trung du có tuổi đời lâu nhất, từ một đến hai nghìn năm với dấu tích chứng minh… Còn quê tôi thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, sớm nhất cũng trên nghìn năm.
Trước khi người Pháp cai trị : số địa chủ truyền thống rất ít
Làng tôi ở tỉnh Hà Đông cũ với tuổi thọ tối thiểu ước chừng 800 tuổi, chính thức thành lập từ thời nhà Mạc. Cụ đại tướng thời ấy vốn là người nơi khác đến ngụ cư ở làng lúc ấy chỉ có vài chục nóc nhà. Sau cụ đi lính làm nên đại tướng thành danh được vua nhà Mạc cấp cho cả một cánh đồng rộng lớn nay bao trùm ba xã. Cụ kêu gọi người tứ xứ đến ở. Lần đầu cụ chia đất cho từng hộ theo nhân khẩu. Phần còn lại gọi là đất công (công thổ và công điền) dùng để cho thuê thu hoa lợi hoặc thu tiền theo phần trăm làm quỹ công, xây đình thờ, nuôi ông từ và chi phí thờ cúng cụ về sau…Thế là thành làng.
Ngày nay làng tôi cũng như những làng tương tự còn có đình thờ cụ, gọi là đình thành hoàng, hằng năm có ngày giỗ chung gọi là hội làng. Đình làng, cổng làng có ghi năm tháng chữ Hán hoặc Nôm nên đã trở thành dấu tích rõ ràng. Còn trước đó làng tôi đã tồn tại bao nhiêu năm thì hầu như không có dấu tích lịch sử, sổ sách gì cả.
Trải qua năm tháng, số ruộng các hộ dần dần chênh lệch với nhau. Do nhân khẩu sinh sôi nảy nở từng hộ không đều nên sự chênh lệch ruộng đất là tự nhiên. Người làm ăn thất bát do trình độ kém, lại gặp khó khăn, rủi ro đột xuất như ốm đau, cho con đi học xa, xây nhà.v.v… thì bán bớt ruộng. Và người có tiền mua lại, lâu dần thành phú nông, địa chủ.
Đia chủ phú nông trước hết là người làm ruộng giỏi hơn người khác và hoặc gặp may hơn người khác qua một vài mùa vụ, do đó có tiền dư mua đất người khác.
Người có tiền mua đất cũng có thể là người có nghề thủ công, dịch vụ, sống tằn tiện mà có vốn. Người dư tiền mua đất có thể là người có chí đi buôn chuyến phương xa.v.v..
Về quan hệ giữa người dân trong một làng, tục ngữ có câu “phi nội tắc ngoại” (không nội thì ngoại). Nghĩa là nhà nọ với nhà kia dây mơ rễ má, dường như mỗi nhà đều có một quan hệ bà con gần xa với nhà khác. Mặt khác do chính sách ruộng đất, ai đi lấy chồng, lấy vợ làng khác thì bị thiệt thòi nhiều mặt, trong đó có phần đất chia. Do vậy lấy chồng cưới vợ cùng làng là nhu cầu phổ biến. Cho nên tình làng nghĩa xóm rất gắn bó. Thi thoảng cũng có người làng khác đến định cư, do hôn nhân, do mua được đất ở, thường là bị phân biệt đối xử một chút, lâu dần mới thành người làng. Có câu “ma cũ nạt ma mới”là vậy.
Những nhà giàu có tiền dư sẽ cho vay kiếm lời. Những nhà gặp khó khăn khi cần đến nhà họ hỏi vay, nếu thân thích đủ mức độ thì hợp đồng miệng, nếu không thì thế chấp bằng khế ước ruộng, vườn… Mức độ vay lãi tùy thuộc thỏa thuận.
Khi người vay chẳng may đáo hạn không thể trả nợ được thì đành giao đất cho chủ nợ.
Địa chủ có cướp đất của nông dân không?
Cướp đất ngày xưa không phải dễ, bởi vì nó không được “luật hóa” như thời cộng sản.
Tục ngữ có câu “Nó lú nhưng chú nó khôn”. Người dân nghèo có thể dốt chữ nhưng khi cần họ cũng biết đi hỏi người hiểu biết luật pháp. Làng nào cũng có những thầy đồ nho thường làm cố vấn ngầm cho người thất học. Mặt khác, quan hệ chằng chịt giữa các hộ gia đình trong một làng, như đã nói trên, là quan hệ “phi nội tắc ngoại” bao trùm cả những nhà địa chủ phú nông. Đó chính là một nét bền vững cố kết độc đáo của làng quê Việt Nam (miền Bắc) hình thành dần dà qua nhiều thế kỷ. Sự phân biệt giai cấp bị chìm dưới quan hệ họ hàng thân thích nội ngoại, thông gia. Bởi thế tục ngữ lại nói “vuốt mặt phải nể mũi” chính là áp lực tinh thần ngăn ngừa kẻ giàu mạnh có ý định xấu với người làng (cho dù “mạnh vì gạo bạo vì tiền”). Lại nữa, nhà giàu thường muốn yên thân, họ biết rằng không nên dồn kẻ khó đến bước đường cùng, họ sợ trả thù với nhiều cách, cùng lắm như kiểu Chí Phèo làng Vũ Đại … Tục ngữ lại nói “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng/ thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”.
Tuy nhiên chắc hẳn cũng có những địa chủ hành xử thất nhân thất đức. Thời nào chẳng có kẻ giàu vật chất mà nghèo lương tâm. Nhưng bọn họ dù sao vẫn là số ít.
Giai đoạn từ khi chính phủ Pháp thực dân cùng Nam triều đồng cai trị cho đến cách mạng tháng Tám (ước khoảng hơn nửa thế kỷ).
Quan hệ xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của người Pháp ngày càng phức tạp hơn.
Người dân đương nhiên dần dà tham gia bộ máy chính quyền thuộc địa và quân đội Pháp. Con nhà phú nông, địa chủ thì đi sĩ quan, đi học cao để làm công chức. Con nhà bần cố nông thì đi lính, đi công nhân mỏ, di làm thợ giao thông cầu đường, đi phu đồn điền Nam kỳ.
Buôn bán phát triển, một bộ phận nhà phú nông địa chủ có vốn đầu tư buôn bán, càng giàu hơn. Họ chuyển ra Hà Nội để làm người tư sản. Tuy nhiên đại bộ phận vẫn là địa chủ truyền thống (phát canh thu tô).
“Thuế thân” là hình thức tàn nhẫn của chính quyền Pháp và Nam triều.
Phần lớn địa chủ Việt Nam thật ra chỉ là trung nông lớp trên, họ có trực tiếp tham gia lao động, họ có học thức tuy chỉ ở mức tiểu học hay trung học, con cái thường là viên chức tiểu tư sản. Rất đông số này đóng góp cho Tuần lễ Vàng, quỹ Kháng chiến, đi dân công hỏa tuyến (do có xe bò, xe đạp, thuyền nhỏ), con em tham gia Quân đội Nhân dân. Cho nên sai lầm CCRĐ gò ép số địa chủ ác ôn theo tỷ lệ như ở Trung Quốc, đặc thù sản phẩm của chế độ Quốc Dân Đảng, là một điều ngu dại chết người. Không những hầu hết những người bị giết là người yêu nước, tham gia kháng chiến chống Pháp, đa số lại là thành viên Mặt Trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, quá nửa là đảng viên CS. Tất cả lại là những người làm nghề nông giỏi, giàu kinh nghiệm. Cơn bão táp CCRĐ đã giáng đòn hủy diệt trúng vào giá trị tinh hoa xã hội phong kiến và nửa thực dân, tinh hoa sản xuất, tinh hoa văn hóa ở nông thôn Việt Nam.
Cuộc CCRĐ ở Việt Nam đầy cảm tính đã diễn ra lai rai từ 1946 đến cao trào 1953- 1956 dưới ảnh hưởng thúc giục ráo riết của Trung Quốc, đã gây ra bao thảm cảnh oan ức và làm sa đọa bản chất người nông dân cần cù lam lũ miền Bắc. Khẩu hiệu của Karl Marx “vô sản vùng lên chỉ mất xiềng xích và được tất cả” mang đầy thú tính man rợ làm chất men say cho các Đội cải cách ngu dốt say máu đố kỵ và trả thù hoạt động bất chấp thiên lý, đạo lý dân tộc. Cuộc sửa sai qua loa đại khái và hậu họa của CCRĐ do quy thành phần còn làm bại hoại thân phận con cháu địa chủ phú nông dài dài cả nửa thế kỷ sau nữa. Ngày nay Đảng cộng sản còn mắc món nợ đó với nhiều người vẫn chưa trả trọn vẹn.
Truyện ngắn “Tắt đèn”, phóng sự “Việc làng” của nhà nho làm báo tây Ngô Tất Tố, truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan,…viết trong phong trào Mặt trận dân chủ 1936-1939. Dòng văn học này được gọi là “hiện thực phê phán”. Thực chất các nhà văn đồng thời nhà báo nhắm sẵn chủ đề nên ngòi bút thiên vị bênh vực nông dân, đả kích địa chủ, ít nhiều chưa đạt tới sự công bằng chính trực như một nhà văn hiện thực chân chính. Trong số đó chỉ có nhà văn Nam Cao giữ được cây bút ngay ngắn, tương đối khách quan lạnh lùng. Nhà văn Ngô Tất Tố có thể ngẫu nhiên nghe được câu chuyện gia đình chị Dậu, anh Dậu bị bắt giữ vì thiếu thuế thân đóng cho người em trai đã chết, rồi gia công thành truyện vừa “Tắt đèn”. Đó chỉ là chuyện cá biệt, hãn hữu. Nhưng khi tạo thành tác phẩm văn học thì mặc nhiên gây ấn tượng cho các thế hệ sau, rằng tình trạng đó là phổ biến, là bản chất chế độ phong kiến thực dân (!)
Hỡi ôi văn học thực là lợi hại (lợi và hại khôn lường). Trong số nhà văn hiện thực, chỉ có nhà văn Nam Cao viết tỉnh táo nhất, ông chỉ ra rằng cuộc sống phong kiến tù túng lỗi thời khiến người dân sống mòn mỏi, chứ không phải do biến động dữ dội đầy trắc trở như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan viết (hai ông viết với phong cách giật gân kiểu báo chí “lá cải” thời Tây, bởi vậy giới nghiên cứu văn học hiện đại ngày nay đánh giá Nam Cao là nhà văn hiện thực đỉnh cao nhất).
Nhiều thế hệ sinh sau 1954 bị nhà trường nhồi nhét mấy tác phẩm văn học phiến diện, năm này qua năm khác, được mặc định đó là bản chất địa chủ phong kiến “áp bức bóc lột”.
Hôm triển lãm CCRĐ ở Hà Nội số 25 Tông Đản, có một ông dáng dấp vẻ cán bộ nghỉ hưu trả lời phỏng vấn báo nhà nước “Tôi chỉ đọc truyện Tắt Đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, bây giờ mới nhìn thấy tận mắt…” và cười hể hả (!). Nhiều triệu người lớn tuổi kể cả có học thức ắt cũng hiểu về chế độ phong kiến và địa chủ đơn sơ như ông khách xem triển lãm đó vậy.
Lại nhớ có lần anh chàng nhà thơ trẻ con Trần Đăng Khoa năm ấy là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội được chúng tôi liên hệ mời từ Hà Nội vào Trường Đại học An Giang giao lưu với sinh viên hai ngày. Anh ta nhắc đến truyện Tắt đèn và chém gió với SV. “Chị Dậu cớ sao lại tiếc cái thân mình trinh tiết mà nỡ lòng bán con Tý cho vợ chồng Nghị Quế để cứu chồng bị trói ở sân đình bởi thiếu món thuế thân của em chồng?” (…) Ấy thế mà SV của chúng tôi vỗ tay rần rần…! Anh chàng Khoa bây giờ là bí thư đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam đấy. Anh ta chẳng biết mình lý luận kiểu tư biện, lý luận vặt. Anh ta thiếu một thực tế rằng chị Dậu bán con Tý cho nhà giàu trước mắt để cứu nó, để nó được an thân, khỏi chết đói. Anh ta làm thơ dưới sự chỉ dẫn của Tố Hữu thì hiểu sao được tấm lòng người mẹ.
Nhà nho Ngô Tất Tố thực ra có nhiều công lao về dịch thuật Hán cổ văn để nâng cao dân trí hồi đầu thế kỷ 20. Nhưng đa số người bình dân và giới học sinh nhiều thế hệ sau 1954 xa lánh cổ văn, chỉ biết có truyện “Tắt đèn” nên đã nhận thức sai lệch như bao thế hệ đời sau. Nếu còn sống, cụ Tố ắt phải ân hận vì truyện của mình gây tội lỗi cho bao thế hệ, cho dù cụ rất vô tình. Nhà nước đền công tuyên truyền cho cụ Tố bằng một con đường mang tên Ngô Tất Tố ở Hà Nội hay Sài Gòn gì đó.
Chao ôi văn học thực là lợi hại (lợi và hại) !
Nhà cầm quyền bao giờ cũng biết tận dụng mặt trái của văn học để trục lợi. Truyện Tắt đèn được đưa ngay vào sách giáo khoa phổ thông suốt mấy chục năm trời gây ra ngộ nhận sâu sắc cho bao thế hệ dân miền Bắc.
Trong Tuyên ngôn đảng cộng sản gồm 4 phần, ông Mác dành cả phần III để viết về “Văn học cộng sản chủ nghĩa”, hẳn không phải ngẫu nhiên.
Sau 1975, “có áp bức là có đấu tranh”
Tài chủ hay “địa chủ mới” hầu hết là quan chức đảng viên, sau Đại hội Đảng 6, họ triệt để lợi dụng dấu hiệu mở cửa toang hoác về kinh tế nhưng vẫn đóng cửa chặt về cơ chế chính trị.
Không kể giới doanh nhân mới nổi nhạy bén bỏ vốn mua đất đai theo quy luật kinh tế thị trường. Chuyện này là bình thường không có gì phải bàn.
Giới địa chủ, tài chủ quan chức của Đảng như những “bầy sâu” (lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang) mới là điều đáng bàn. Bầy sâu này ăn đất, tích lũy đất và tiền bạc như thế nào? Sơ bộ các loại sâu ấy thường dùng các thủ đoạn như sau:
Trải qua năm tháng, số ruộng các hộ dần dần chênh lệch với nhau. Do nhân khẩu sinh sôi nảy nở từng hộ không đều nên sự chênh lệch ruộng đất là tự nhiên. Người làm ăn thất bát do trình độ kém, lại gặp khó khăn, rủi ro đột xuất như ốm đau, cho con đi học xa, xây nhà.v.v… thì bán bớt ruộng. Và người có tiền mua lại, lâu dần thành phú nông, địa chủ.
Đia chủ phú nông trước hết là người làm ruộng giỏi hơn người khác và hoặc gặp may hơn người khác qua một vài mùa vụ, do đó có tiền dư mua đất người khác.
Người có tiền mua đất cũng có thể là người có nghề thủ công, dịch vụ, sống tằn tiện mà có vốn. Người dư tiền mua đất có thể là người có chí đi buôn chuyến phương xa.v.v..
Về quan hệ giữa người dân trong một làng, tục ngữ có câu “phi nội tắc ngoại” (không nội thì ngoại). Nghĩa là nhà nọ với nhà kia dây mơ rễ má, dường như mỗi nhà đều có một quan hệ bà con gần xa với nhà khác. Mặt khác do chính sách ruộng đất, ai đi lấy chồng, lấy vợ làng khác thì bị thiệt thòi nhiều mặt, trong đó có phần đất chia. Do vậy lấy chồng cưới vợ cùng làng là nhu cầu phổ biến. Cho nên tình làng nghĩa xóm rất gắn bó. Thi thoảng cũng có người làng khác đến định cư, do hôn nhân, do mua được đất ở, thường là bị phân biệt đối xử một chút, lâu dần mới thành người làng. Có câu “ma cũ nạt ma mới”là vậy.
Những nhà giàu có tiền dư sẽ cho vay kiếm lời. Những nhà gặp khó khăn khi cần đến nhà họ hỏi vay, nếu thân thích đủ mức độ thì hợp đồng miệng, nếu không thì thế chấp bằng khế ước ruộng, vườn… Mức độ vay lãi tùy thuộc thỏa thuận.
Khi người vay chẳng may đáo hạn không thể trả nợ được thì đành giao đất cho chủ nợ.
Địa chủ có cướp đất của nông dân không?
Cướp đất ngày xưa không phải dễ, bởi vì nó không được “luật hóa” như thời cộng sản.
Tục ngữ có câu “Nó lú nhưng chú nó khôn”. Người dân nghèo có thể dốt chữ nhưng khi cần họ cũng biết đi hỏi người hiểu biết luật pháp. Làng nào cũng có những thầy đồ nho thường làm cố vấn ngầm cho người thất học. Mặt khác, quan hệ chằng chịt giữa các hộ gia đình trong một làng, như đã nói trên, là quan hệ “phi nội tắc ngoại” bao trùm cả những nhà địa chủ phú nông. Đó chính là một nét bền vững cố kết độc đáo của làng quê Việt Nam (miền Bắc) hình thành dần dà qua nhiều thế kỷ. Sự phân biệt giai cấp bị chìm dưới quan hệ họ hàng thân thích nội ngoại, thông gia. Bởi thế tục ngữ lại nói “vuốt mặt phải nể mũi” chính là áp lực tinh thần ngăn ngừa kẻ giàu mạnh có ý định xấu với người làng (cho dù “mạnh vì gạo bạo vì tiền”). Lại nữa, nhà giàu thường muốn yên thân, họ biết rằng không nên dồn kẻ khó đến bước đường cùng, họ sợ trả thù với nhiều cách, cùng lắm như kiểu Chí Phèo làng Vũ Đại … Tục ngữ lại nói “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng/ thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”.
Tuy nhiên chắc hẳn cũng có những địa chủ hành xử thất nhân thất đức. Thời nào chẳng có kẻ giàu vật chất mà nghèo lương tâm. Nhưng bọn họ dù sao vẫn là số ít.
Giai đoạn từ khi chính phủ Pháp thực dân cùng Nam triều đồng cai trị cho đến cách mạng tháng Tám (ước khoảng hơn nửa thế kỷ).
Quan hệ xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của người Pháp ngày càng phức tạp hơn.
Người dân đương nhiên dần dà tham gia bộ máy chính quyền thuộc địa và quân đội Pháp. Con nhà phú nông, địa chủ thì đi sĩ quan, đi học cao để làm công chức. Con nhà bần cố nông thì đi lính, đi công nhân mỏ, di làm thợ giao thông cầu đường, đi phu đồn điền Nam kỳ.
Buôn bán phát triển, một bộ phận nhà phú nông địa chủ có vốn đầu tư buôn bán, càng giàu hơn. Họ chuyển ra Hà Nội để làm người tư sản. Tuy nhiên đại bộ phận vẫn là địa chủ truyền thống (phát canh thu tô).
“Thuế thân” là hình thức tàn nhẫn của chính quyền Pháp và Nam triều.
Phần lớn địa chủ Việt Nam thật ra chỉ là trung nông lớp trên, họ có trực tiếp tham gia lao động, họ có học thức tuy chỉ ở mức tiểu học hay trung học, con cái thường là viên chức tiểu tư sản. Rất đông số này đóng góp cho Tuần lễ Vàng, quỹ Kháng chiến, đi dân công hỏa tuyến (do có xe bò, xe đạp, thuyền nhỏ), con em tham gia Quân đội Nhân dân. Cho nên sai lầm CCRĐ gò ép số địa chủ ác ôn theo tỷ lệ như ở Trung Quốc, đặc thù sản phẩm của chế độ Quốc Dân Đảng, là một điều ngu dại chết người. Không những hầu hết những người bị giết là người yêu nước, tham gia kháng chiến chống Pháp, đa số lại là thành viên Mặt Trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, quá nửa là đảng viên CS. Tất cả lại là những người làm nghề nông giỏi, giàu kinh nghiệm. Cơn bão táp CCRĐ đã giáng đòn hủy diệt trúng vào giá trị tinh hoa xã hội phong kiến và nửa thực dân, tinh hoa sản xuất, tinh hoa văn hóa ở nông thôn Việt Nam.
Cuộc CCRĐ ở Việt Nam đầy cảm tính đã diễn ra lai rai từ 1946 đến cao trào 1953- 1956 dưới ảnh hưởng thúc giục ráo riết của Trung Quốc, đã gây ra bao thảm cảnh oan ức và làm sa đọa bản chất người nông dân cần cù lam lũ miền Bắc. Khẩu hiệu của Karl Marx “vô sản vùng lên chỉ mất xiềng xích và được tất cả” mang đầy thú tính man rợ làm chất men say cho các Đội cải cách ngu dốt say máu đố kỵ và trả thù hoạt động bất chấp thiên lý, đạo lý dân tộc. Cuộc sửa sai qua loa đại khái và hậu họa của CCRĐ do quy thành phần còn làm bại hoại thân phận con cháu địa chủ phú nông dài dài cả nửa thế kỷ sau nữa. Ngày nay Đảng cộng sản còn mắc món nợ đó với nhiều người vẫn chưa trả trọn vẹn.
Truyện ngắn “Tắt đèn”, phóng sự “Việc làng” của nhà nho làm báo tây Ngô Tất Tố, truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan,…viết trong phong trào Mặt trận dân chủ 1936-1939. Dòng văn học này được gọi là “hiện thực phê phán”. Thực chất các nhà văn đồng thời nhà báo nhắm sẵn chủ đề nên ngòi bút thiên vị bênh vực nông dân, đả kích địa chủ, ít nhiều chưa đạt tới sự công bằng chính trực như một nhà văn hiện thực chân chính. Trong số đó chỉ có nhà văn Nam Cao giữ được cây bút ngay ngắn, tương đối khách quan lạnh lùng. Nhà văn Ngô Tất Tố có thể ngẫu nhiên nghe được câu chuyện gia đình chị Dậu, anh Dậu bị bắt giữ vì thiếu thuế thân đóng cho người em trai đã chết, rồi gia công thành truyện vừa “Tắt đèn”. Đó chỉ là chuyện cá biệt, hãn hữu. Nhưng khi tạo thành tác phẩm văn học thì mặc nhiên gây ấn tượng cho các thế hệ sau, rằng tình trạng đó là phổ biến, là bản chất chế độ phong kiến thực dân (!)
Hỡi ôi văn học thực là lợi hại (lợi và hại khôn lường). Trong số nhà văn hiện thực, chỉ có nhà văn Nam Cao viết tỉnh táo nhất, ông chỉ ra rằng cuộc sống phong kiến tù túng lỗi thời khiến người dân sống mòn mỏi, chứ không phải do biến động dữ dội đầy trắc trở như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan viết (hai ông viết với phong cách giật gân kiểu báo chí “lá cải” thời Tây, bởi vậy giới nghiên cứu văn học hiện đại ngày nay đánh giá Nam Cao là nhà văn hiện thực đỉnh cao nhất).
Nhiều thế hệ sinh sau 1954 bị nhà trường nhồi nhét mấy tác phẩm văn học phiến diện, năm này qua năm khác, được mặc định đó là bản chất địa chủ phong kiến “áp bức bóc lột”.
Hôm triển lãm CCRĐ ở Hà Nội số 25 Tông Đản, có một ông dáng dấp vẻ cán bộ nghỉ hưu trả lời phỏng vấn báo nhà nước “Tôi chỉ đọc truyện Tắt Đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, bây giờ mới nhìn thấy tận mắt…” và cười hể hả (!). Nhiều triệu người lớn tuổi kể cả có học thức ắt cũng hiểu về chế độ phong kiến và địa chủ đơn sơ như ông khách xem triển lãm đó vậy.
Lại nhớ có lần anh chàng nhà thơ trẻ con Trần Đăng Khoa năm ấy là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội được chúng tôi liên hệ mời từ Hà Nội vào Trường Đại học An Giang giao lưu với sinh viên hai ngày. Anh ta nhắc đến truyện Tắt đèn và chém gió với SV. “Chị Dậu cớ sao lại tiếc cái thân mình trinh tiết mà nỡ lòng bán con Tý cho vợ chồng Nghị Quế để cứu chồng bị trói ở sân đình bởi thiếu món thuế thân của em chồng?” (…) Ấy thế mà SV của chúng tôi vỗ tay rần rần…! Anh chàng Khoa bây giờ là bí thư đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam đấy. Anh ta chẳng biết mình lý luận kiểu tư biện, lý luận vặt. Anh ta thiếu một thực tế rằng chị Dậu bán con Tý cho nhà giàu trước mắt để cứu nó, để nó được an thân, khỏi chết đói. Anh ta làm thơ dưới sự chỉ dẫn của Tố Hữu thì hiểu sao được tấm lòng người mẹ.
Nhà nho Ngô Tất Tố thực ra có nhiều công lao về dịch thuật Hán cổ văn để nâng cao dân trí hồi đầu thế kỷ 20. Nhưng đa số người bình dân và giới học sinh nhiều thế hệ sau 1954 xa lánh cổ văn, chỉ biết có truyện “Tắt đèn” nên đã nhận thức sai lệch như bao thế hệ đời sau. Nếu còn sống, cụ Tố ắt phải ân hận vì truyện của mình gây tội lỗi cho bao thế hệ, cho dù cụ rất vô tình. Nhà nước đền công tuyên truyền cho cụ Tố bằng một con đường mang tên Ngô Tất Tố ở Hà Nội hay Sài Gòn gì đó.
Chao ôi văn học thực là lợi hại (lợi và hại) !
Nhà cầm quyền bao giờ cũng biết tận dụng mặt trái của văn học để trục lợi. Truyện Tắt đèn được đưa ngay vào sách giáo khoa phổ thông suốt mấy chục năm trời gây ra ngộ nhận sâu sắc cho bao thế hệ dân miền Bắc.
Trong Tuyên ngôn đảng cộng sản gồm 4 phần, ông Mác dành cả phần III để viết về “Văn học cộng sản chủ nghĩa”, hẳn không phải ngẫu nhiên.
Sau 1975, “có áp bức là có đấu tranh”
Tài chủ hay “địa chủ mới” hầu hết là quan chức đảng viên, sau Đại hội Đảng 6, họ triệt để lợi dụng dấu hiệu mở cửa toang hoác về kinh tế nhưng vẫn đóng cửa chặt về cơ chế chính trị.
Không kể giới doanh nhân mới nổi nhạy bén bỏ vốn mua đất đai theo quy luật kinh tế thị trường. Chuyện này là bình thường không có gì phải bàn.
Giới địa chủ, tài chủ quan chức của Đảng như những “bầy sâu” (lời chủ tịch nước Trương Tấn Sang) mới là điều đáng bàn. Bầy sâu này ăn đất, tích lũy đất và tiền bạc như thế nào? Sơ bộ các loại sâu ấy thường dùng các thủ đoạn như sau:
Quan chức có quyền lực: thu tiền hối lộ, biếu xén, bỏ tiền ra mua gom đất.
Quan chức có đặc quyền sinh đặc lợi: ở cấp tỉnh thành huyện có quyền quy hoạch đất đai, công trình, đường xá. Họ giữ bí mật quy hoạch, tung tiền mua đất giá rẻ. Thiếu vốn, họ dễ dàng vay ngân hàng bằng tín chấp (chức vụ cao ở địa phương là tín chấp). Giám đốc ngân hàng thường là đảng ủy viên ở địa phương từ cấp huyện trở lên, quan hệ móc ngoặc với quan chức khác.
Sự móc ngoặc giữa các quan chức tỉnh thành huyện đan kết như mạng nhện, trao đổi mọi thứ “sản phẩm” không tên mà bây giờ đám ấy được gọi văn vẻ là “Nhóm lợi ích”.
Quan chức có quyền lực thu được lợi từ các dự án ở địa phương, thu hoa hồng %.
Quan chức mở tiệc sinh nhật, tân gia, cưới hỏi, con vào đại học. v.v… để thu gom quà của cấp dưới hoặc bạn hữu có quan hệ móc ngoặc.
Quan chức bố nhiệm cán bộ dưới quyền theo dịch vụ “chạy chức” tinh vi.
Từ chỗ có vốn, họ mở ra các công ty sân sau, cho con cháu họ hàng đứng tên kinh doanh, lợi thế lấn át cạnh tranh không bình đẳng với các cty khác.
Tự quy định mức lương khủng cho nhau ở các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Cty các loại (“Hé lộ mức lương”khủng”của các lãnh đạo tập đoàn Nhà nước”. Xem: http://dantri.com.vn/su-kien/he-lo-muc-luong-khung-cua-cac-lanh-dao-tap-doan-nha-nuoc-947380.htm. Hầu hết các cơ quan đơn vị sự nghiệp mọi cấp cũng tự biên soạn Quy chế chi tiêu nội bộ luôn luôn ưu đãi lãnh đạo)
Và còn bao nhiêu chiêu thức làm giàu bí ẩn không tên nữa ?
So sánh cách thức làm giàu của hai loại địa chủ cũ và mới, chúng ta dễ dàng thấy địa chủ xưa còn có thể cảm thông. Vì thế, Cải cách ruộng đất 1946-1957 là sự tàn nhẫn bất công, tước đoạt toàn bộ mồ hôi nước mắt của người địa chủ truyền thống, không phân biệt được tính hợp pháp và phi pháp.
Bao giờ đến ngày “CCRĐ mới”, công lý hiện đại sẽ chừa lại vốn cho đám địa chủ tài chủ mới. Vấn đề phần vốn đích thực của họ là bao nhiêu, đây là một vấn đề khó nhưng không phải là không xác minh được.
Lãnh tụ Karl Marx ít nhất cũng có một lập ngôn truyền kỳ các thời đại “Có áp bức là có đấu tranh”. Sẽ có một ngày phải tiến hành cuộc thu hồi tài sản bất hợp pháp của đám quan chức nhóm lợi ích các loại. Giá như ngày xưa miền Bắc tiến hành cuộc “thu hồi tài sản bất hợp pháp” thay vì khẩu hiệu “đánh đổ giai cấp địa chủ, trí thức” đối với đất đai tài sản của phú nông địa chủ thì hợp lý, phải đạo, thay vì “tước đoạt sạch sành sanh” mang tính rừng rú.
Nếu còn có ngày mai, ngày mai ấy sẽ là ngày đám tài chủ mới, địa chủ mới vốn thành đạt nhờ công ơn Đảng Bác, sẽ phải đối diện với công lý.
Hôm nay 24/10/2014 đài VOV.1 (đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội) phát hai lần một phóng sự rực lửa căm hờn của dân chúng. Những người được phỏng vấn đều gay gắt yêu cầu nhà nước mạnh tay trừng trị bọn tham nhũng làm giàu phi pháp. Nhà báo dẫn chương trình cũng báo tin Trung ương bắt đầu xác minh tài sản của cán bộ thuộc diện TW quản lý. Tiếng nói sôi sục của người dân trên đài radio nghe phảng phất như lời đấu tố hồi CCRĐ.
Bây giờ là lúc các nhà kinh tế học hiện đại phải vào cuộc rồi. Và chắc chắn sẽ có ngày chung kết, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế sẽ làm cố vấn cho công việc “thu hồi tài sản phi pháp” ở một đất nước cái gì cũng “giống như Trung Quốc”.
http://www.voatiengviet.com/content/thu-hoi-tai-san-phi-phap/1957562.html)
An Giang 24/10/2014
PHN
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa