Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Khi nào giới đầu cơ quốc tế xẻ thịt Việt Nam ?

Thực ra khó mà nói được nợ công đến mức nào thì Việt Nam còn chịu được. Về lý thuyết, nợ công của Việt Nam đã đến mức khá cao, nhưng chưa lên đến ngưỡng quá tồi tệ. Tuy nhiên dự báo cứ đà này thì trước sau rồi cũng đến ngày vượt ngưỡng. Mặt khác, trên thực tế, khi nợ đã trở nên trầm trọng, cũng cần phải có những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động (đẩy nhẹ một cái) thì nền kinh tế mới rơi vào khủng hoảng. Ở đây vai trò của các nhà đầu cơ quốc tế rất quan trọng. Khi nhận thấy có thể đầu cơ vào nền kinh tế Việt Nam để thu lời thì họ sẽ tập hợp nhau lại cùng tấn công. Đáng tiếc, họ đã thấy cơ hội tấn công rất rõ ràng, rất ngon ăn, nhưng tấn công xong thì thu được gì ở cái nước Việt Nam độc tài quân phiệt, nghèo đói và rách nát này ? Mấy cao ốc đang nổi đình nổi đám chăng ? Mấy ngân hàng, DNNN đang làm ăn thua lỗ chăng ?... Chẳng nhiều nhặn gì, chẳng bõ tấn công. Vậy thì cứ phải kiên nhẫn chờ đợi, vỗ cho Việt Nam béo lên thêm chút ít đã, xui Việt Nam vay nợ thêm thật nhiều vào, khai thác tài nguyên bán hết đi, thu thuế và bóc lột người lao động đến tối đa, tập trung tất cả tiền vào ngân sách để làm ra nhiều công trình, dự án lớn... thì khi đó họ mới tính tới  chuyện cùng nhau hợp sức xẻ thịt Việt Nam để kiếm lời.
Việt Nam chịu được nợ công ở ngưỡng nào?
(GDVN) - Thủ tướng cho biết sẽ ban hành chỉ thị về kiểm soát nợ công và nợ nước ngoài... cơ cấu lại nợ theo hướng lành mạnh hơn. Ngày 29/10/2014, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2014.
Tại cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
chỉ đạo quyết liệt kiểm soát nợ công và nợ xấu.
Tại phiên họp, lãnh đạo một số bộ, ngành đã trình bày các vấn đề liên quan đến nợ công, nợ xấu. Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định nợ công vẫn trong giới hạn an toàn. Thời gian qua, nợ công có xu hướng tăng là do gia tăng các khoản vay để đầu tư phát triển và chi trả nợ. Hiện nay, hơn 98% nợ công là để đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó, nợ trong nước chiếm tỷ trọng lớn (51%) và có xu hướng tăng. Nợ nước ngoài chiếm khoảng 49%, đa phần là vốn vay ODA.

Nợ trong nước thường có thời hạn ngắn và lãi suất cao hơn nên gây ra áp lực đối với cơ cấu thu chi ngân sách. Bên cạnh đó, thời gian qua, bội chi tăng do huy động nguồn thu cho ngân sách giảm đi, có nguyên nhân do tăng trưởng chậm và giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp trong khi chi cho con người (như tiền lương, an sinh xã hội…) vẫn tăng. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ triển khai các biện pháp cơ cấu lại nợ công để nâng cao hơn nữa tính an toàn, hiệu quả của nợ công.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – ông Nguyễn Văn Bình cho biết, việc xử lý nợ xấu thời gian qua đạt kết quả khả quan. Tính đến giữa tháng 9, nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng là 5,43% và đến cuối năm 2015, có thể đạt được mục tiêu đưa nợ xấu về mức 3%. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục có những cải thiện trong những tháng gần đây, cụ thể đến ngày 20/8 tăng 4,07%; đến ngày 22/9 tăng 6,62% và đến ngày 20/10 tăng 7,46% so với cuối năm 2013 (cùng kỳ tăng 6,43%).

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kiểm soát nợ công, thu chi ngân sách và quyết liệt xử lý nợ xấu.

Thủ tướng nêu rõ: Nợ công của quốc gia (bao gồm nợ Chính phủ vay, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương) hiện trong giới hạn cho phép theo quy định của chiến lược nợ công quốc gia (không vượt quá 65% GDP).

Theo đánh giá, đỉnh nợ công quốc gia sẽ đạt mức 64,9% vào năm 2016 và giảm dần, đến năm 2020 chỉ còn 60,2%.



Thủ tướng cũng nhấn mạnh tuyệt đại đa số nợ công (chiếm 98%) là để chi cho đầu tư phát triển, hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng và cơ cấu trong chiến lược nợ công.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đảm bảo nguồn ngân sách để trả nợ mà theo quy định là không quá 25% tổng chi ngân sách và đến năm 2020 tỷ lệ huy động ngân sách để trả nợ là khoảng 19,5% tổng chi ngân sách.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung và dứt khoát kiểm soát nợ công theo chiến lược đã đề ra, đảm bảo nợ công trong giới hạn cho phép; đảm bảo chi, sử dụng tiền vay có hiệu quả; đảm bảo cân đối ngân sách dành cho trả nợ; cơ cấu lại nợ theo hướng lành mạnh hơn, để có các khoản vay với thời hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn, không làm thay đổi tổng nợ cũng như nghĩa vụ nợ; đồng thời Chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài, bảo đảm nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong giới hạn cho phép (bằng 25% GDP).

Về triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục lộ trình xử lý nợ xấu, giảm nợ xấu từ mức 5,43%, tính đến giữa tháng 9/2014 xuống còn dưới 3% vào cuối năm 2015 như mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tạo hành lang pháp lý và công cụ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) làm tốt hơn việc xử lý nợ xấu, không dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu.

Như vậy, từ khi triển khai đề án xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng từ năm 2012 đến tháng 10/2014, cả nước đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ 17% xuống còn 5,43%; giảm từ khoảng 460 ngàn tỷ đồng xuống còn 252 ngàn tỷ đồng (giảm 54,3%). VAMC đến hết tháng 9 đã mua vào khoảng 125 ngàn tỷ đồng nợ xấu và phấn đấu hết năm 2014 phấn đấu mua từ 130 đến 150 ngàn tỷ đồng nợ xấu. Hiện VAMC cũng đã bán được 4.000 tỷ đồng nợ xấu và tiếp tục bán khi thị trường đảm bảo việc bán nợ xấu có lợi nhất.

http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Viet-Nam-chiu-duoc-no-cong-o-nguong-nao-post151667.gd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét