Khi nào một quốc gia chuyển qua thể chế dân chủ?
Có nhiều thảo thuận khác nhau về quá trình dân chủ hóa và nguyên nhân cũng như điều kiện để tạo ra một nền dân chủ, trong đó có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và dân chủ hóa. Samuel Huntington, để trả lời cho câu hỏi “liệu sẽ có nhiều quốc gia trở thành dân chủ”, đã nghiên cứu hai đường hướng xuất hiện của các thể chế dân chủ, một là các điều kiện có lợi cho dân chủ tồn tại trong xã hội, hai là bản chất của quá trình chính trị tạo ra các điều kiện thuận lợi đó.
Huntington cho rằng có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa, ví dụ như mức độ phát triển kinh tế, sự phân phối thu nhập (bình đẳng hay bất bình đẳng), sự tồn tại của các giai cấp xã hội và đặc trưng của chúng, văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, Huntington cho rằng, “không có một điều kiện nào đủ để dẫn đến dân chủ hóa. Ngoại trừ một yếu tố duy nhất đó là kinh tế thị trường, không có một điều kiện riêng rẽ, tiên quyết nào dẫn đến sự phát triển (dân chủ hóa) này”.
Larry Diamond trong bài nói chuyện ở Trung tâm dân chủ ở trường Đại học UC Irvine đã phân tích quá trình dân chủ hóa trong làn sóng thứ ba (1974-2002). Ông kết luận là “dân chủ có mặt ở hầu hết các khu vực trên thế giới, ở các quốc gia có tôn giáo khác nhau như Tin lành, Hindu, Phật giáo, đạo Hồi. Diamond cho rằng dân chủ gần như là một hiện tượng toàn cầu. Trong các yếu tố thúc đẩy dân chủ, Diamond coi thương mại và hội nhập kinh tế đóng vai trò quan trọng. Theo ông, khi người dân trong các thể chế toàn trị tiếp xúc nhiều hơn với giáo dục và văn hóa toàn cầu thì họ càng phản kháng và làm cho lý lẽ của việc đàn áp yếu đi.
Tuy nhiên, Adam Przeworski và Fernando Limongi không đồng ý với lý thuyết hiện đại hóa hoặc dân chủ hóa nội sinh. Họ cho rằng sự xuất hiện của các nền dân chủ không phải là kết quả của sự phát triển, ngược lại dân chủ xuất hiện một cách ngoại sinh, và nó sống nếu đất nước đó “hiện đại”, nhưng nó không phải là sản phẩm của quá trình hiện đại hóa.
Sự phủ nhận dân chủ hóa không phải là sản phẩm của quá trình phát triển nội sinh của Adam Przeworski và Fernando Limongi đã bị Carles Boix và Susan C. Stockes thách thức trong bài viết “dân chủ hóa nội sinh”. Sau khi xem xét số liệu, lý thuyết và sự chặt chẽ của nghiên cứu do Przeworski và Limongi tiến hành, Boix và Stockes đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và quá trình dân chủ hóa. Họ cho rằng tăng trưởng kinh tế đã vừa tạo ra dân chủ vừa duy trì sự sống của nền dân chủ. Theo họ, dân chủ không phải là sản phẩm của sự tăng thu nhập thuần túy mà bởi các thay đổi được hình thành trong quá trình phát triển. Khi một quốc gia phát triển, các nhóm xã hội mới hình thành, đặc biệt là tầng lớp trung lưu sẽ xuất hiện, họ tổ chức độc lập và kêu gọi thay đổi. Đây chính là cơ sở dẫn đến một xã hội cởi mở hơn và nhiều tự do hơn cho cá nhân.
Như vậy, có một sự đồng thuận khá lớn về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên sự xuất hiện và duy trì quá trình dân chủ hóa. Tuy nhiên, hiện tượng có một vài quốc gia vượt qua ngưỡng thu nhập 6000 USD nhưng vẫn không dân chủ hóa đã đặt ra một câu hỏi lớn cho ảnh hưởng nội tại của phát triển. Chính vì vậy có thể phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về tuyên bố của Prezeworki và Limongi, đó là “dân chủ hóa là đầu ra của các hành động, chứ không phải chỉ của các điều kiện”.
Huntington trong bài viết của mình cũng chỉ ra nhiều ví dụ để chứng minh vai trò của các nhà lãnh đạo trong quá trình dân chủ hóa. Ông lấy Cuba và Venezuela trong những năm 1950s khi Fidel Castro chọn chủ nghĩa cộng sản cho Cuba và Ro’mulo Betancurt chọn một hướng đi khác cho Venezuela. Huntington kết luận rằng “tầng lớp ưu tú chính trị và các giá trị chính trị đương thời có thể ảnh hưởng đến lựa chọn quyết định tương lại của một quốc gia”.
Trong các giai đoạn chuyển giao, các nhà lãnh đạo chính trị quyết định loại hình chế độ hoặc loại hình thể chế nên được xây dựng. Luôn luôn có sự đấu tranh giữa các lý tưởng khác nhau trong xã hội cũng như trong tầng lớp lãnh đạo. Sự lựa chọn một thể chế dân chủ hoặc một chế độ khác phụ thuộc vào giá trị, niềm tin của các nhà lãnh đạo thắng thế. Một quá trình chuyển qua dân chủ sẽ không thành công nếu không có đủ sự ủng hộ chính trị từ xã hội, đặc biệt từ giới chính trị chóp bu.
Như vậy, thế giới nên hỗ trợ phát triển kinh tế ở các quốc gia phát triển và truyền bá gía trị và niềm tin vào dân chủ qua giáo dục và truyền thông. Các nước nên tạo cơ hội để các nhà lãnh đạo của các quốc gia đang phát triển tiếp xúc với các giá trị dân chủ. Hoạt động này nên giành cho cả các nhà lãnh đạo chính phủ lẫn các nhà lãnh đạo xã hội dân sự để tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong xã hội. Hơn nữa, việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia nghèo thay vì cấm vận kinh tế sẽ tránh được tác động tiêu cực lên người nghèo, các nhóm yếu thế.
Bình Lê (Diễn Ngôn)
Larry Diamond trong bài nói chuyện ở Trung tâm dân chủ ở trường Đại học UC Irvine đã phân tích quá trình dân chủ hóa trong làn sóng thứ ba (1974-2002). Ông kết luận là “dân chủ có mặt ở hầu hết các khu vực trên thế giới, ở các quốc gia có tôn giáo khác nhau như Tin lành, Hindu, Phật giáo, đạo Hồi. Diamond cho rằng dân chủ gần như là một hiện tượng toàn cầu. Trong các yếu tố thúc đẩy dân chủ, Diamond coi thương mại và hội nhập kinh tế đóng vai trò quan trọng. Theo ông, khi người dân trong các thể chế toàn trị tiếp xúc nhiều hơn với giáo dục và văn hóa toàn cầu thì họ càng phản kháng và làm cho lý lẽ của việc đàn áp yếu đi.
Tuy nhiên, Adam Przeworski và Fernando Limongi không đồng ý với lý thuyết hiện đại hóa hoặc dân chủ hóa nội sinh. Họ cho rằng sự xuất hiện của các nền dân chủ không phải là kết quả của sự phát triển, ngược lại dân chủ xuất hiện một cách ngoại sinh, và nó sống nếu đất nước đó “hiện đại”, nhưng nó không phải là sản phẩm của quá trình hiện đại hóa.
Sự phủ nhận dân chủ hóa không phải là sản phẩm của quá trình phát triển nội sinh của Adam Przeworski và Fernando Limongi đã bị Carles Boix và Susan C. Stockes thách thức trong bài viết “dân chủ hóa nội sinh”. Sau khi xem xét số liệu, lý thuyết và sự chặt chẽ của nghiên cứu do Przeworski và Limongi tiến hành, Boix và Stockes đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và quá trình dân chủ hóa. Họ cho rằng tăng trưởng kinh tế đã vừa tạo ra dân chủ vừa duy trì sự sống của nền dân chủ. Theo họ, dân chủ không phải là sản phẩm của sự tăng thu nhập thuần túy mà bởi các thay đổi được hình thành trong quá trình phát triển. Khi một quốc gia phát triển, các nhóm xã hội mới hình thành, đặc biệt là tầng lớp trung lưu sẽ xuất hiện, họ tổ chức độc lập và kêu gọi thay đổi. Đây chính là cơ sở dẫn đến một xã hội cởi mở hơn và nhiều tự do hơn cho cá nhân.
Như vậy, có một sự đồng thuận khá lớn về ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên sự xuất hiện và duy trì quá trình dân chủ hóa. Tuy nhiên, hiện tượng có một vài quốc gia vượt qua ngưỡng thu nhập 6000 USD nhưng vẫn không dân chủ hóa đã đặt ra một câu hỏi lớn cho ảnh hưởng nội tại của phát triển. Chính vì vậy có thể phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về tuyên bố của Prezeworki và Limongi, đó là “dân chủ hóa là đầu ra của các hành động, chứ không phải chỉ của các điều kiện”.
Huntington trong bài viết của mình cũng chỉ ra nhiều ví dụ để chứng minh vai trò của các nhà lãnh đạo trong quá trình dân chủ hóa. Ông lấy Cuba và Venezuela trong những năm 1950s khi Fidel Castro chọn chủ nghĩa cộng sản cho Cuba và Ro’mulo Betancurt chọn một hướng đi khác cho Venezuela. Huntington kết luận rằng “tầng lớp ưu tú chính trị và các giá trị chính trị đương thời có thể ảnh hưởng đến lựa chọn quyết định tương lại của một quốc gia”.
Trong các giai đoạn chuyển giao, các nhà lãnh đạo chính trị quyết định loại hình chế độ hoặc loại hình thể chế nên được xây dựng. Luôn luôn có sự đấu tranh giữa các lý tưởng khác nhau trong xã hội cũng như trong tầng lớp lãnh đạo. Sự lựa chọn một thể chế dân chủ hoặc một chế độ khác phụ thuộc vào giá trị, niềm tin của các nhà lãnh đạo thắng thế. Một quá trình chuyển qua dân chủ sẽ không thành công nếu không có đủ sự ủng hộ chính trị từ xã hội, đặc biệt từ giới chính trị chóp bu.
Như vậy, thế giới nên hỗ trợ phát triển kinh tế ở các quốc gia phát triển và truyền bá gía trị và niềm tin vào dân chủ qua giáo dục và truyền thông. Các nước nên tạo cơ hội để các nhà lãnh đạo của các quốc gia đang phát triển tiếp xúc với các giá trị dân chủ. Hoạt động này nên giành cho cả các nhà lãnh đạo chính phủ lẫn các nhà lãnh đạo xã hội dân sự để tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong xã hội. Hơn nữa, việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở các quốc gia nghèo thay vì cấm vận kinh tế sẽ tránh được tác động tiêu cực lên người nghèo, các nhóm yếu thế.
Bình Lê (Diễn Ngôn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét