Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Báo chí phương tây: Kim Jong-un đã bị lật đổ

Báo chí phương tây loan tin Kim Jong-un đã bị lật đổ
Các báo phương Tây khuya 3.10 đồng loạt đưa tin: lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un có thể bị quân đội lật đổ và đưa ra khỏi Bình Nhưỡng, vào lúc thủ đô nước này nhận lệnh đóng cửa, nội bất xuất ngoại bất nhập.
Lãnh đạo Kim Jong-un thị sát doanh trại quân đội
Các nước láng giềng của Triều Tiên sẽ theo dõi kỹ những sự kiện ngày 10.10 tới, để kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Nếu lãnh đạo Kim không xuất hiện vào dịp này, thì tin đồn về sức khỏe của ông sẽ lại bùng lên, không thể tránh được.

Một cuộc thanh trừng khác đang diễn ra ?


Chưa có thông tin cụ thể về khả năng đảo chính, nhưng các nhà phân tích về Triều Tiên nói yếu tố không ai được ra hoặc vào Bình Nhưỡng rất có thể chỉ ra một âm mưu đảo chính.

Vấn đề là một cuộc đảo chính đang sắp hình thành, hay là đã bị lãnh đạo Kim bóp chết ?

Kim, 31 tuổi, là lãnh đạo tối cao Triều Tiên từ 3 năm nay, đã tiến hành thanh trừng nhiều cán bộ lão thành để củng cố địa vị, theo báo Telegraph.

Nên việc hạn chế ra vào thủ đô có thể mang nghĩa một nhóm đảo chính-chưa rõ tên-đang nắm quyền kiểm soát Bình Nhưỡng, hoặc Kim lại đang tiến hành một cuộc “xử lý nội bộ” các đối thủ khác trong bộ phận lãnh đạo.

Theo Telegraph, hồi tháng 12.2013, Kim đã xử tử chú dượng Jang Song Thaek (chồng của cô của Kim) về tội phản quốc.

Gần đây, hai cán bộ cấp cao ở Ủy ban quốc phòng đã bị giáng chức: Phó chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng Choe Ryong-hae và Jang Jong-nam được “phân công nhiệm vụ khác”, theo hãng thông tấn KCNA.

Không rõ việc này có liên quan vụ đóng cửa Bình Nhưỡng.

Giáo sư Toshimitsu Shigemura (Nhật Bản) là một chuyên gia của đại học Waseda (ở Tokyo) nói với tờ Telegraph hôm 3.10:

“Động thái này cho thấy có thể đã có một âm mưu đảo chính, hoặc chính quyền đã phát hiện những âm mưu chống lại lãnh tụ.

Nếu là một cuộc đảo chính có sự ủng hộ của quân đội, thì tình hình ở Bình Nhưỡng sẽ rất nguy hiểm, và tôi nghe có tin Kim đã bị đưa ra khỏi thủ đô.

Một lý do khác là có thể một số quan chức cấp cao của chế độ toan đào thoát, nên chính quyền đóng tất cả các đường thoát như sân bay và biên giới”.


Kim Jo-jong, em gái của lãnh đạo Kim

Tên phản quốc nói Kim là "lãnh đạo bù nhìn"

Ngày 30.9, trang News Focus International đưa tin đầu tiên về cuộc kiểm soát chặt Bình Nhưỡng đã bắt đầu từ ngày 27.9, và áp dụng đối với những người thuộc “giai cấp ưu tú”.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Kim đã không xuất hiện trước công chúng kể từ sau ngày 3.9. Gần đây có tin Kim Jo-jong, em gái Kim là nhân vật số 2, tạm điều hành đất nước.

Trang tin tức trên nói họ không thể nêu có phải việc Kim “có vấn đề về sức khỏe” là lý do để đóng cửa Bình Nhưỡng hay không. Mới đây, Bình Nhưỡng xác nhận lãnh tụ Kim đau cả hai mắt cá chân vì “vi hành, thăm dân quá nhiều”.

Theo báo Daily Mail (Anh) dẫn lời một cựu sĩ quan tình báo Triều Tiên, thì Kim đã bị mất quyền lực, nay chỉ là “lãnh đạo bù nhìn”.

Cựu sĩ quan Jang Jin-sung từng phục vụ trong cơ quan tuyên truyền của cố lãnh tụ Kim Jong-il (cha của Kim trẻ) và đã trốn khỏi Triều Tiên.
Jang tin tưởng chế độ Bình Nhưỡng hiện tại sẽ sớm sụp đổ trong tương lai gần, và lãnh đạo Kim có thể bị thay bởi người anh Kim Jong-nam 43 tuổi (bị Kim cha phớt lờ) hoặc bởi người anh Kim Jong-chul, 33 tuổi.


Cựu sĩ quan Jang Jin-sung

Theo trang Vice News, Jang bất ngờ cho biết như vậy, tại một cuộc hội thảo quy tụ những cán bộ Triều Tiên lưu vong ở Hà Lan hồi tháng 9. Hội thảo này gồm có một cựu sĩ quan quân đội cấp cao, một cựu quan chức Bộ an ninh và nhiều nhà ngoại giao Triều Tiên.

Jang nói Kim thực tế đã bị lật đổ từ năm 2013, và quyền lực hiện trong tay Phòng tổ chức-hướng dẫn (OGD) vốn chỉ báo cáo trực tiếp với cố chủ tịch Kim Jong-il. Jang còn nói mọi hoạt động chính trị ở Triều Tiên đều do OGD “giật dây”.

Jang nói Triều Tiên đang như có nội chiến, giữa một số cán bộ muốn giữ nguyên trạng chế độ hiện tại, nhưng một số khác lại muốn mở cửa đón nhận chủ nghĩa tư bản.

Ông ta nói: “Một mặt, những cán bộ muốn duy trì chế độ, mặt khác, có những người không chống chế độ, nhưng họ muốn tranh thủ tình hình để giành ảnh hưởng. Thật sự không phải là một cuộc nội chiến, nhưng đang có hai nhóm bất đồng tư tưởng”.

Giáo sư Remco Breuker của Viện nghiên cứu Triều Tiên ở đại học Leiden (Hà Lan) nơi tổ chức cuộc hội thảo này, cùng quan điểm với Jang: “Quyền lực thật sự trong tay OGD. Cơ quan này phục vụ Kim trẻ nhưng chủ yếu phục vụ di sản Kim cha”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét