Vì sao người ta không sợ khoe giàu?
Một sự vật phát triển đến tột cùng thì phải thay đổi, chỉ khi thay đổi thì mới hanh thông, có hanh thông mới được trường cửu.Trên đồng tiền nước Mỹ có in dòng chữ: “IN GOD WE TRUST” nghĩa là: “chúng con tin vào Chúa”. Là cường quốc đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ, sức mạnh kinh tế, quân sự vì sao dân Mỹ lại tin vào Chúa chứ không tin người của phe Dân chủ hay Cộng hòa?
“Bộ phận nhỏ” và “bộ phận không nhỏ”
Vì sao vài tỷ người trên thế giới tin vào Đức Phật, Chúa Jesus, Đấng Tiên Tri?
Vì “Khi nhận lấy hình phạt thay cho tội nhân, Chúa Jesus đã thỏa mãn đức công chính của Thiên Chúa để chuộc tội cho những ai tiếp nhận và hiệp một với ngài bởi đức tin” [1],
Vì dù là lãnh tụ của một quốc gia rộng lớn, nhưng “Đấng Tiên Tri vẫn sống giản dị, ở nhà cửa sơ sài. Ông không đòi hỏi sự phục dịch, tự tay xách nước giếng khi cần tắm rửa” [2].
Cả ba vị tối cao ấy, trước khi được thần thánh hóa đều là những con người cụ thể, đều hy sinh bản thân cho cho những chân lý mà quảng đại chúng sinh mong mỏi. Họ giành được niềm tin của dân chúng bằng sự trong sạch và bằng trí tuệ siêu việt.
Tài năng, uy tín và niềm tin mà cộng đồng dành người lãnh đạo chỉ là điều kiện đủ. Để thành công họ còn cần đến thời cơ. Cán bộ của chúng ta hiện nay đã hội đủ các điều kiện đó chưa? Câu trả lời nghiêm túc là chưa. Một bộ phận cán bộ đã không còn giữ được uy tín trước dân.
Có thể thấy nhận định này trong văn kiện ĐH Đảng lần thứ 11: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên (CBĐV), tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng” [3].
Không phải chỉ có như vậy, Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 19/5/2013 [4] có bài viết trong đó nhấn mạnh: “Có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
Nhận định trong Văn kiện Đại hội lần thứ 11 chỉ là thừa nhận những gì mà người dân đang hàng ngày chứng kiến. Nếu gộp những liệt kê trong văn kiện này và bài viết trên tạp chí Xây dựng Đảng thì cái “bộ phận không nhỏ” ấy đã tập trung rất nhiều thói xấu cần loại bỏ.
Thua các trận, để thắng trận cuối cùng?
Trong ba đạo lớn nhất mà loài người tôn sùng, đạo Phật tồn tại khoảng 2500 năm. Đạo Thiên chúa khoảng 2000 năm và đạo Hồi khoảng 1400 năm. Đạo Phật lấy chữ Vạn (卐) làm biểu tượng, đó là biểu hiện của sự tập trung năng lượng. Chữ Vạn cho ta hình ảnh cơn bão nhìn từ vũ trụ hoặc các thiên hà nhìn từ trái đất nhìn. Càng gần tâm bão gió càng mạnh nhưng tại tâm bão không có gió, ở đây rất bình yên. Thông qua chữ Vạn, Phật dạy con người rằng muốn tập trung lực lượng quanh mình thì tâm phải sáng, lòng phải thanh.
Chỉ cần điểm sơ sơ một số địa chỉ (Hà Giang, Hải Dương, Đắc Lắc, Pleiku, Bình Phước, Trà Vinh, Khánh Hòa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, …) [5] đã thấy có bao nhiêu quan chức buộc phải “về vườn”. Và bây giờ, họ ung dung… dinh thự sinh thái, hòn non bộ, là ao cá cây cảnh…
Thực tế cho thấy có một lối tư duy nguy hiểm đang được không ít người xem là “kim chỉ nam”. Đó là chấp nhận “thua các trận, để thắng trận cuối cùng”. Minh chứng cho chủ nghĩa này không cần phải tìm đâu xa, những quan chức của các tỉnh trên dù bị thua trên sàn đấu đạo đức chính trị, song cuối cùng vẫn thắng trên sàn đấu “vườn – ao -chuồng” (VAC).
Nhiều người hiện nay có hai điều không sợ: Không sợ khoe giàu và không sợ pháp luật. Vì sao những kẻ thoái hóa, biến chất ấy không sợ pháp luật? Vì mỗi cá nhân ấy đều nằm trong một nhóm lợi ích nào đó như nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong một đề tài nghiên cứu mới được công bố hồi đầu tháng 4 tại Đà Nẵng [6].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng (khóa XI) chỉ rõ: “Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” [7].
Nguyên nhân của sự giảm sút lòng tin có thể tìm thấy trên vô số ấn phẩm, phương pháp khắc phục cũng nhiều vô kể. Chính vì vậy người viết cho rằng không nên chỉ tiếp tục nêu giải pháp, mà nên đi tìm người dám thực thi và có sức mạnh để thực hiện các giải pháp đã được nêu.
Trước hết phải đổi thay chính mình
Kinh Dịch nêu nguyên lý phổ biến của vũ trụ là Cùng Biến Thông Cửu: “Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu”. Tạm giải nghĩa như sau: Một sự vật phát triển đến tột cùng thì phải thay đổi, chỉ khi thay đổi thì mới hanh thông, có hanh thông mới được trường cửu.
Một khi đã chọn con đường biến đổi thì tiếp theo là chọn cách thức biến đổi.
Tự nhiên đã khiến loài người đã chọn phương cách “tự biến”, tự hoàn thiện bản thân trên con đường tiến hóa. Từ bỏ việc đi bằng bốn chân để đứng thẳng, để giải phóng đôi tay, để có thể ngẩng cao đầu nhìn bao quát thiên nhiên và đồng loại. Chính nhờ “tự biến” mà con người trường tồn, trở thành chủ nhân của muôn loài.
Sự tự biến không làm mất bản chất “con” của người nhưng đã giúp tách người khỏi thế giới “con”, nó là một sự biến đổi bền vững. Sự biến đổi dưới tác động từ bên ngoài (bị biến) giống như ta phá bỏ ngôi nhà cũ xây nên ngôi nhà mới, dù có tận dụng gạch ngói thì ngôi nhà mới cũng khác hoàn toàn ngôi cũ. Tự biến tuy chậm chạp nhừng ít gây hại cho bản thân và môi trường, bị biến có thể nhanh song tác dụng phụ thì khó đoán.
Chống tham nhũng không còn cách nào khác là dựa vào dân. Chỉ khi cuộc chiến chống lại “một bộ phận không nhỏ” là cuộc chiến của “bộ phận lớn” thì mới hy vọng thắng lợi.
Theo Kinh Dịch, đến cùng rồi, muốn đổi thay đất nước, trước hết phải đổi thay chính mình.
Theo Tuanvietnam
Vì sao vài tỷ người trên thế giới tin vào Đức Phật, Chúa Jesus, Đấng Tiên Tri?
Vì “Khi nhận lấy hình phạt thay cho tội nhân, Chúa Jesus đã thỏa mãn đức công chính của Thiên Chúa để chuộc tội cho những ai tiếp nhận và hiệp một với ngài bởi đức tin” [1],
Vì dù là lãnh tụ của một quốc gia rộng lớn, nhưng “Đấng Tiên Tri vẫn sống giản dị, ở nhà cửa sơ sài. Ông không đòi hỏi sự phục dịch, tự tay xách nước giếng khi cần tắm rửa” [2].
Cả ba vị tối cao ấy, trước khi được thần thánh hóa đều là những con người cụ thể, đều hy sinh bản thân cho cho những chân lý mà quảng đại chúng sinh mong mỏi. Họ giành được niềm tin của dân chúng bằng sự trong sạch và bằng trí tuệ siêu việt.
Tài năng, uy tín và niềm tin mà cộng đồng dành người lãnh đạo chỉ là điều kiện đủ. Để thành công họ còn cần đến thời cơ. Cán bộ của chúng ta hiện nay đã hội đủ các điều kiện đó chưa? Câu trả lời nghiêm túc là chưa. Một bộ phận cán bộ đã không còn giữ được uy tín trước dân.
Có thể thấy nhận định này trong văn kiện ĐH Đảng lần thứ 11: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên (CBĐV), tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng” [3].
Không phải chỉ có như vậy, Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 19/5/2013 [4] có bài viết trong đó nhấn mạnh: “Có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
Nhận định trong Văn kiện Đại hội lần thứ 11 chỉ là thừa nhận những gì mà người dân đang hàng ngày chứng kiến. Nếu gộp những liệt kê trong văn kiện này và bài viết trên tạp chí Xây dựng Đảng thì cái “bộ phận không nhỏ” ấy đã tập trung rất nhiều thói xấu cần loại bỏ.
Ảnh minh họa |
Thua các trận, để thắng trận cuối cùng?
Trong ba đạo lớn nhất mà loài người tôn sùng, đạo Phật tồn tại khoảng 2500 năm. Đạo Thiên chúa khoảng 2000 năm và đạo Hồi khoảng 1400 năm. Đạo Phật lấy chữ Vạn (卐) làm biểu tượng, đó là biểu hiện của sự tập trung năng lượng. Chữ Vạn cho ta hình ảnh cơn bão nhìn từ vũ trụ hoặc các thiên hà nhìn từ trái đất nhìn. Càng gần tâm bão gió càng mạnh nhưng tại tâm bão không có gió, ở đây rất bình yên. Thông qua chữ Vạn, Phật dạy con người rằng muốn tập trung lực lượng quanh mình thì tâm phải sáng, lòng phải thanh.
Chỉ cần điểm sơ sơ một số địa chỉ (Hà Giang, Hải Dương, Đắc Lắc, Pleiku, Bình Phước, Trà Vinh, Khánh Hòa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, …) [5] đã thấy có bao nhiêu quan chức buộc phải “về vườn”. Và bây giờ, họ ung dung… dinh thự sinh thái, hòn non bộ, là ao cá cây cảnh…
Thực tế cho thấy có một lối tư duy nguy hiểm đang được không ít người xem là “kim chỉ nam”. Đó là chấp nhận “thua các trận, để thắng trận cuối cùng”. Minh chứng cho chủ nghĩa này không cần phải tìm đâu xa, những quan chức của các tỉnh trên dù bị thua trên sàn đấu đạo đức chính trị, song cuối cùng vẫn thắng trên sàn đấu “vườn – ao -chuồng” (VAC).
Nhiều người hiện nay có hai điều không sợ: Không sợ khoe giàu và không sợ pháp luật. Vì sao những kẻ thoái hóa, biến chất ấy không sợ pháp luật? Vì mỗi cá nhân ấy đều nằm trong một nhóm lợi ích nào đó như nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong một đề tài nghiên cứu mới được công bố hồi đầu tháng 4 tại Đà Nẵng [6].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng (khóa XI) chỉ rõ: “Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” [7].
Nguyên nhân của sự giảm sút lòng tin có thể tìm thấy trên vô số ấn phẩm, phương pháp khắc phục cũng nhiều vô kể. Chính vì vậy người viết cho rằng không nên chỉ tiếp tục nêu giải pháp, mà nên đi tìm người dám thực thi và có sức mạnh để thực hiện các giải pháp đã được nêu.
Trước hết phải đổi thay chính mình
Kinh Dịch nêu nguyên lý phổ biến của vũ trụ là Cùng Biến Thông Cửu: “Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu”. Tạm giải nghĩa như sau: Một sự vật phát triển đến tột cùng thì phải thay đổi, chỉ khi thay đổi thì mới hanh thông, có hanh thông mới được trường cửu.
Một khi đã chọn con đường biến đổi thì tiếp theo là chọn cách thức biến đổi.
Tự nhiên đã khiến loài người đã chọn phương cách “tự biến”, tự hoàn thiện bản thân trên con đường tiến hóa. Từ bỏ việc đi bằng bốn chân để đứng thẳng, để giải phóng đôi tay, để có thể ngẩng cao đầu nhìn bao quát thiên nhiên và đồng loại. Chính nhờ “tự biến” mà con người trường tồn, trở thành chủ nhân của muôn loài.
Sự tự biến không làm mất bản chất “con” của người nhưng đã giúp tách người khỏi thế giới “con”, nó là một sự biến đổi bền vững. Sự biến đổi dưới tác động từ bên ngoài (bị biến) giống như ta phá bỏ ngôi nhà cũ xây nên ngôi nhà mới, dù có tận dụng gạch ngói thì ngôi nhà mới cũng khác hoàn toàn ngôi cũ. Tự biến tuy chậm chạp nhừng ít gây hại cho bản thân và môi trường, bị biến có thể nhanh song tác dụng phụ thì khó đoán.
Chống tham nhũng không còn cách nào khác là dựa vào dân. Chỉ khi cuộc chiến chống lại “một bộ phận không nhỏ” là cuộc chiến của “bộ phận lớn” thì mới hy vọng thắng lợi.
Theo Kinh Dịch, đến cùng rồi, muốn đổi thay đất nước, trước hết phải đổi thay chính mình.
Theo Tuanvietnam
Xem tin nguồn: http://ttxva.org/vi-sao-nguoi-ta-khong-so-khoe-giau/#ixzz2W8bXLuBk
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét