Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Bệnh tiểu đường - cái giá Việt Nam phải trả cho phát triển

Bệnh tiểu đường - cái giá Việt Nam phải trả cho phát triển
Thomas Fuller - 
Phu Thi Hong Thuy, bệnh nhân tiểu đường 48 tuổi bị 
cắt chân sau vì một vết đứt khi va chân vào kệ tủ
Ông đã sống sót qua cảnh đói khát ở miền quê Việt Nam và sau những thập niên chiến tranh, nhưng Pham Van Dang, 70 tuổi, hiện đang nằm mê man trên giường bệnh, khúc chân vừa bị cắt của ông được khâu lại như đường may của một chiếc túi da.
Ông Dang và nhiều bệnh nhân trẻ tại phân khoa tiểu đường của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là những nạn nhân của cuộc sống khấm khá hơn, bác sĩ của ông nói.
“Tôi thấy ngày càng có nhiều bệnh nhân tiểu đường,” Bác sĩ Tran Quan Khanh, trưởng khoa nội tiết nói, khoa của ông nhận đến 20 bệnh nhân mới mỗi ngày.
Lý do chính xác vì sao bệnh tiểu đường tăng vọt thì khó mà xác định được - một là người dân sống lâu hơn - nhưng các bác sĩ ở Việt Nam nói rằng thủ phạm chính là “quá trình tây phương hoá và thành thị hoá.”

“Giờ đây chúng tôi có nhiều nhà hàng thức ăn nhanh và KFC,” Bác sĩ Khanh nói.

Trong một đất nước mà tứ chi con người từng bị cắt nát bởi bom mìn, các bệnh viện ở Việt Nam hiện đang phải chữa trị các ca về hội chứng “bàn chân đái tháo đường” đang tăng một cách báo động, đây là một dạng nhiễm trùng thường bắt đầu bằng một vết xước nhỏ nhưng sau đó phát triển thành một vết thương lở loét vì chứng bệnh này khiến bệnh nhân mất đi độ nhạy cảm và ngăn trở quá trình làm lành vết thương.

Trong những trường hợp nghiêm trọng thì phải cắt cụt chi. Nếu ống chân có thể cứu được, các bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét, một phẫu thuật ghê rợn dường như phù hợp ở các chiến hào trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất hơn là ở một khu đô thị hiện đại và năng động như Thành phố Hồ Chí Minh. Phẫu thuật này bao gồm việc cắt bỏ những vùng thịt thối và được tiến hành vài lần mỗi ngày tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và bốn bệnh viện khác tại Thành phố Hồ Chí Minh có khu điều trị riêng dành cho bệnh đái tháo đường.

Các bác sĩ và chính quyền nói rằng không có dữ kiện thống kê về con số những trường hợp cắt cụt chi liên quan đến bệnh tiểu đường tại Việt Nam, nhưng Bác sĩ Thy Khue, một nhà nghiên cứu hàng đầu về tiểu đường của quốc gia nói rằng tình trạng đang trở nên “cấp bách” và đặc biệt đặt gánh nặng lên hệ thống y tế vì các bệnh nhân bị cưa chân thường phải điều trị tại bệnh viện trong nhiều tuần. Biến chứng chân đái tháo đường cũng có ở phương Tây, nhưng tỉ lệ ở Việt Nam cũng như tại các quốc gia nhiệt đới thì cao hơn vì người dân thường mang dép bên ngoài và đi chân đất trong nhà, khiến cho bàn chân họ dễ bị tổn thương, bác sĩ Khue nói.

Tỉ lệ tiểu đường đang tăng cao ở nhiều quốc gia, nhưng điều nghịch lý đầy cay đắng là, sau nhiều năm chiến tranh tại Việt Nam, cuộc sống hoà bình lại bị ảnh hưởng bởi những tai hoạ của sự tăng trưởng ấm no: nghẽn tim, béo phì và tiểu đường.

Thống kê của chính quyền Việt Nam cho thấy một mức độ tăng trưởng chung chóng mặt về bệnh tiểu đường loại 2, một căn bệnh liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống, vốn đã đạt đến mức báo động ở phương Tây, đặc biệt là trong thành phần người bị béo phì. Từ mức 1% trong dân số người Việt trưởng thành vào năm 1991 - năm đầu tiên Việt Nam tiến hành thống kê bệnh tiểu đường trên toàn quốc - tỉ lệ này đã tăng lên đến 6% vào năm ngoái. Và tại Thành phố Hồ Chí Minh, một điều tra vào năm 2010 dự tính cứ trong 10 người lớn thì có 1 người bị tiểu đường.

Bác sĩ Khue nói bệnh tiểu đường từng chỉ xảy ra trong tầng lớp vô cùng giàu có. Nhưng khi người dân chuyển từ ruộng vào nhà máy và văn phòng thì bệnh nhân của bà hiện nay thuộc mọi thành phần.

“Nó không còn là căn bệnh của những người rất giàu nữa,” bà nói. “Giờ đây mọi người bất kể giàu nghèo đều có thể mắc bệnh tiểu đường.”

Jesper Hoiland, phó chủ tịch cao cấp của Novo Nordisk, nhà sản xuất thuốc chữa bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới nói rằng con số người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam sẽ còn tăng cao hơn nữa khi nền kinh tế đất nước tiếp tục phát triển và người dân đón nhận lối sống thành thị hiện đại.

“Chúng ta sẽ chứng kiến một đại dịch thực sự ở Việt Nam trong những năm tới,” ông nói.
Hiệp hội Tiểu đường Quốc tế, một tổ chức chuyên lưu trữ thông tin về căn bệnh này cho biết rằng năm ngoái đã có 371 triệu người bị mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới. Bốn trong năm người mắc bệnh sống tại những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình như Ai Cập, Guyana hoặc Việt Nam, hiệp hội cho biết.

“In today’s world, many more people are dying from overeating than from starvation,” Mr. Hoiland said.

“Trong thế giới hiện tại, nhiều người chết vì ăn nhiều hơn là chết vì đói
,” ông Hoiland nói. Bị ảnh hưởng trầm trọng nhất là khu vực các vùng Đảo Thái Bình Dương, nơi mà tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường chiếm gần một phần ba dân số, như trường hơp của hòn đảo Naru nhỏ bé thuộc Micronesia. Các quốc gia Ả Rập cũng có tỉ lệ mắc bệnh rất cao, theo thông tin của hiệp hội. Gần một phần tư dân số trưởng thành tại Ả Rập Saudi bị tiểu đường, báo cáo cho biết.

Tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng quản lý lượng đường trong cơ thể và có thể hạn chế được bằng việc tập luyện cơ thể, thay đổi chế độ ăn uống và nhất là tiêm insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Nhưng các chuyên gia nói rằng các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, bao gồm đi tiểu và khát nước liên tục, giảm cân, thường diễn tiến chậm khiến nhiều người mắc phải bệnh trong nhiều năm nhưng không phát hiện được, đặc biệt là tại những quốc gia mà hệ thống y tế còn sơ khai.

Nguyên nhân về sự chênh lệch tỉ lệ tiểu đường giữa các quốc gia - và giữa các sắc dân trong cùng một quốc gia - thì liên quan đến bệnh di truyền, chế độ ăn uống và việc có hoặc không vận động thân thể, các chuyên gia cho biết.

Nhưng các bác sĩ tại Việt Nam nói rằng sự tăng vọt của bệnh tiểu đường vẫn chưa được giải thích rõ ràng.

“Bệnh nhân của chúng tôi không bị béo mập. Một số thì rất gầy,” bác sĩ Khanh nói.

Vì những thể trạng khác nhau, tiêu chuẩn đánh giá mức độ béo phì ở châu Á thì thấp hơn ở phương Tây - các bệnh nhân béo phì ở châu Á có thể chỉ được xem là hơi mập so với tiêu chuẩn phương Tây. Nhưng điều này vẫn không giải thích được nhiều trường hợp mà ông thấy, Bác sĩ Khanh nói.

Trong một lần đến thăm, phóng viên gặp một thiếu nữ 26 tuổi mặc quần jean túm và áo ca rô tên Lam Loc Mui, cô được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường.

Mui xuất thân ở tỉnh nhưng hiện đang làm nghề phụ tá nha khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, cô gầy như que tăm với vòng hông chỉ 68,5cm.

“Điều này thật sự sốc,” cô nói. “Tôi hiếm khi ăn đồ ngọt.”


Bác sĩ Khanh đoán rằng cô nằm trong dạng bệnh nhân mà các chuyên gia gọi là “hiệu ứng nhập cư”. Cô Mui từng làm công việc nhà nông khi còn nhỏ. Giờ đây sống ở thành phố, cô rất ít khi đi bộ và hầu như chẳng bao giờ tập thể dục.

Hans Duijf, giám đốc điều hành của Novo Nordisk tại Thái Lan nói rằng một số bệnh nhân xuất thân từ vùng quê đã mắc bệnh tiểu đường sau khi vào sống trong môi trường thành thị với những thay đổi giới hạn về chế độ ăn uống. “Nếu cơ thể bạn được lập trình để sống với ít thức ăn thôi, thì bạn có cơ hội cao để mắc bệnh tiểu đường dù chỉ có những thay đổi tương đối nhỏ trong lối sống,” ông nói.

Bác sĩ Khue, nhà nghiên cứu bệnh tiểu đường nói rằng một yếu tố khác nữa có thể là do việc tiếp xúc với hoá chất và ô nhiễm. Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về những ảnh hưởng này, bà nói.

Chẳng có giả thuyết nào ở trên làm cho Phu Thi Hong Thuy an tâm, nữ bệnh nhân tiểu đường 48 tuổi này ngồi trên giường bệnh lắng nghe một bác sĩ nói chuyện với phóng viên về những nguyên nhân có thể đã ảnh hưởng đến trường hợp của bà.

Vài tuần trước, bà Thuy va vào kệ tủ ở nhà và bị đứt chân.

“Tôi chẳng nghĩ nó nặng đến thế,” bà nói. Nhưng sau khi nhập viện, các bác sĩ đã quyết định cắt chân bà.

“Tôi vẫn nằm mơ thấy chân mình còn nguyên,” bà nói. “Thỉnh thoảng tôi thấy ngứa dưới chân - nhưng khi nhìn xuống thì nó không còn ở đấy.”

Diên Vỹ chuyển ngữ

Diabetes Is the Price Vietnam Pays for Progress

Justin Mott for the International Herald Tribune
Phu Thi Hong Thuy, a 48-year-old diabetic, had to have her leg amputated after she cut herself on a closet at home. “Sometimes I feel my leg itching — but when I look, it’s not there,” she said. More Photos »
HO CHI MINH CITY — He survived the deprivation of the Vietnamese countryside and decades of war, but Pham Van Dang, 70, lay dazed in his hospital bed, the stump of his freshly amputated leg sewn up like the seams of a leather bag.
Mr. Dang and many younger patients in the diabetes ward here at Nguyen Tri Phuong Hospital are casualties of rising affluence, his doctor says.
“I see more and more patients with diabetes,” said Dr. Tran Quang Khanh, who is chief of the endocrinology department, whose ward receives 20 new patients a day.
The precise reasons for a spike in diabetes cases are hard to pin down — people are living longer, for one — but doctors in Vietnam say the prime culprits are “Westernization and urbanization.”
“Now we have KFC and many fast-food restaurants,” Dr. Khanh said.
In a country where limbs were once shattered by ordnance and land mines, hospitals in Vietnam are treating an alarming caseload of “diabetes foot,” an infection that often begins as a minor scrape but then develops into a gangrenous wound because the disease desensitizes patients and compromises the healing process.
In the most severe cases, legs are amputated. If the limb can be spared, doctors perform a debridement, a grisly operation that seems more fitting for the trenches of Verdun than for a dynamic, modern metropolis like Ho Chi Minh City. The procedure involves cutting away rotting flesh and is performed several times a day at Nguyen Tri Phuong and four other hospitals in Ho Chi Minh City that have wards dedicated to diabetes care.
Doctors and government officials say no statistics are available on the number of amputations linked to diabetes in Vietnam, but Dr. Thy Khue, a pioneering diabetes researcher in the country, says the problem is “severe” and a particular strain on the health system because patients with amputated feet or legs tend to stay in hospitals for weeks. Diabetes foot exists in the West, but rates may be higher in Vietnam and other tropical countries because people tend to wear sandals outside and go barefoot around the house, leaving their feet more susceptible to injury, Dr. Khue said.
Diabetes rates are surging in many countries, but it is a particularly poignant paradox that, after so many years of war in Vietnam, peace is now partly marred by the afflictions of rising prosperity: clogged hearts, obesity and diabetes.
Official statistics in Vietnam show a vertiginous increase in Type 2 diabetes overall, the form of the disease that is linked to diet and lifestyle and in the West has reached epidemic levels, especially among the obese.
From just 1 percent of the adult Vietnamese population in 1991 — the year the first nationwide survey of diabetes was done in Vietnam — the rate climbed to 6 percent last year. And in Ho Chi Minh City, a survey in 2010 estimated that 1 in 10 adults had the disease.
Dr. Khue said diabetes was once the preserve of the very wealthy. But as people have moved from rice paddies into factories and offices, her patients today are from all walks of life.
“It’s not the disease of the very rich anymore,” she said. “Now poor and rich — everyone — can get diabetes.”
Jesper Hoiland, senior vice president of Novo Nordisk, the world’s biggest maker of drugs to treat the disease, said the number of people with diabetes in Vietnam was expected to climb higher as the country’s economy continues to grow — and as more people adopt modern, urban lifestyles.
“We are going to see a real pandemic in Vietnam in the coming years,” he said.
The International Diabetes Federation, a group that keeps statistics on the disease, calculates that 371 million people were afflicted with diabetes worldwide last year. Four out of five people with the disease live in poor or middle-income countries like Egypt, Guyana or Vietnam, the federation said.
“In today’s world, many more people are dying from overeating than from starvation,” Mr. Hoiland said.
Among the most severely affected are Pacific Islanders, where diabetes rates can go as high as nearly one-third of the population, as is the case in the tiny island of Nauru in Micronesia. Arab countries also have very high rates, according to data published by the federation. Nearly a quarter of the adult population in Saudi Arabia has diabetes, according to the data.
(Page 2 of 2)
Diabetes affects the body’s ability to manage sugar and can be brought under control with exercise, changes in diet and, ultimately, injections of insulin to regulate blood sugar levels. But symptoms, which include frequent thirst and urination and weight loss, often develop slowly, experts say, and many people have the disease for years without knowing it, especially in countries where health care systems are rudimentary.
Multimedia
World Twitter Logo.

Connect With Us on Twitter

Follow@nytimesworldfor international breaking news and headlines.
The reason for the disparity in diabetes rates among nations — and among ethnic groups within nations — is related to genetic predisposition, diet and exercise, or lack of it, experts say.
But doctors in Vietnam say the spike in diabetes has not been fully explained.
“Our patients are not obese. Some are very thin,” said Dr. Khanh.
Because of different body types, the threshold of what is considered obese is lower in Asia than in the West — obese patients in Asia can appear only mildly overweight by Western standards. But that still does not explain many of the cases he sees, Dr. Khanh said.
During a reporter’s visit, a 26-year-old woman in skinny jeans and a plaid shirt, Lam Loc Mui, was diagnosed with diabetes.
Ms. Mui, who was born in the provinces but works as a dental assistant in Ho Chi Minh City, is rail thin with a 27-inch waist.
“This came as a real shock,” she said. “I rarely eat sweet things.”
Dr. Khanh speculated that she could fall into the category of what experts call the “migratory effect.” Ms. Mui worked on a farm when she was young. Now in the city, she walks very little and exercises almost never.
Hans Duijf, the head of operations for Novo Nordisk in Thailand, said some patients who had grown up in the countryside become diabetic after a move to an urban environment with marginal changes to their diets.
“If your body is programmed to live off of very little food you have a much higher chance of getting diabetes with relatively small changes in lifestyle,” he said.
Dr. Khue, the diabetes researcher, said another factor might be exposure to chemicals and pollution. Not enough studies have been done into their effects, she said.
None of those theories were comforting to Phu Thi Hong Thuy, a 48-year-old diabetic who sat in the ward listening to a doctor discuss with a reporter the possible causes of her condition.
Several weeks earlier, Ms. Thuy had brushed against the closet in her home and cut herself.
“I didn’t think it was that severe,” she said. But when she arrived at the hospital, doctors decided to amputate.
“I’m still dreaming that I still have my leg,” she said. “Sometimes I feel my leg itching — but when I look, it’s not there.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét