Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Sơ đồ tổ chức quyền lực ở Pháp (5ème république)


Đây là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề hiến pháp và cấu trúc chính trị của một nước. Sơ đồ sau đây mô tả nước Pháp (bấm vào tranh sẽ ra tranh khổ to hơn):

Ghi chú cho những ai không đọc được tiếng Pháp:


- Mầu tím là tòan thể nhân dân, nắm toàn bộ quyền hành. Nhân dân bầu trực tiếp tổng thổng, Hạ nghị viện (Assemblée Nationale), và các chính quyền địa phương (Collectivités Territoriales). Thượng nghị viện (Sénat) thì do các đại cử tri bầu ra, và các đại cử tri này là do các Collectivités Territoriales cử ra. Ngoài chuyện bầu cử, nhân dân có quyền thay đổi trực tiếp hiến pháp và các văn bản pháp luật khác (qua referendum), và “túm lấy” tòa bảo hiến (Conseil Constitutionel) và Tòa hành chính (Conseil d’Etat / juge administratif) để đòi hỏi các tòa đó giải quyết các vấn đề về luật pháp và chính quyền.

- Mầu đỏ là quốc hội (bộ phận lập pháp), theo cơ chế 2 viện: Assemblée Nationale (Hạ nghị viện, bầu cử trực tiếp) và Sénat (Thương nghị viện, đại diện của các vùng lãnh thổ, do các đại cử tri bầu ra). Quốc hội thông qua, sửa đổi hiến pháp (Constitution) và các điều luật (LOIS), và có quyền kiểm soát và lật chính phủ (gouvernement). Quốc hội còn bổ nhiệm 2/3 số người của tòa bảo hiến (Conseil Institutionel).

- Mầu xanh là bộ phận hành pháp, gồm tổng thống (bầu cử trực tiếp toàn dân), và chính phủ (thủ tướng và các bộ trưởng). Tổng thống chỉ định thủ tướng và thủ tướng đưa ra danh sách chính phủ. (Thủ tướng này phải được quốc hội chấp thuận, nên trong trường hợp mà phe của tổng thống không chiếm đa số trong quốc hội, thì tổng thống phải chấp nhận thủ tướng khác phe, gọi là giai đoạn “chung sống” giữa các phe trong chính phủ). Chính phủ điều hành bộ máy hành chính (Administration), và ban hành các nghi định (règlements). Tổng thống còn chỉ định những người đứng đầu các tòa án tối cao: tòa hành chính (Conseil d’Etat) và tòa dân sự (Autorités Judicières), và bổ nhiệm 1/3 số người của tòa bảo hiến (Conseil Institutionel). Trong trường hợp khủng hoảng chính chị, tổng thống có thể giải tán quốc hội, yêu cầu nhân dân bầu lại quốc hội khác.

- Mầu vàng là bộ phân tư pháp, có: tòa bảo hiến, tòa dân dư, và tòa hành chính. Toà bảo hiến kiểm soát việc bầu cử, kiểm soát sự hợp hiến của các đạo luật. Tòa hành chính kiểm soát sự hợp pháp của các nghị định và các hành động của chính quyền.

- Các luật được đóng khung màu xám: Hiến pháp (Constitution) là luật trên hết. Rồi đến các bộ luật (Lois) áp dụng cho tất cả mọi người, rồi đến các nghị định (règlements) do chính quyền ban hành và các luật lệ địa phương — các nghị định, luật lệ này có thể thay đổi khá thường xuyên.

Một điều thú vị là Hạ nghị viện có nhiệm kỳ 5 năm, và cứ sau 5 năm thì bầu lại 100%. Trong khi đó Sénat có thời hạn 6 năm, và cứ 3 năm bầu lại 50%.


http://zung.zetamu.net/2013/02/s%C6%A1-d%E1%BB%93-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c-%E1%BB%9F-phap-5eme-republique/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét