Trung Quốc đã và sẽ dùng đất hiếm để thao túng các quốc gia nhập khẩu để sản xuất các linh kiện điện tử, trong đó có Mỹ và Nhật Bản. VN xuất khẩu được đất hiếm sẽ góp phần ủng hộ Mỹ cấm vận TQ.
Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)... Trong khi đó, nguồn tài nguyên đất hiếm tại Việt Nam được đánh giá lớn, có trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn. Việt Nam cũng được giới khoa học đánh giá có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.
Về sản lượng khai thác, hiện tại, Trung Quốc chiếm tới 95% tổng sản lượng thế giới trong tổng số 120.000 tấn đất hiếm khai thác mỗi năm (số liệu năm 2015). Đất hiếm là thành phần quan trọng trong việc sản xuất các linh kiện điện tử, điện thoại, các vũ khí an ninh quốc phòng,...
PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Trung Quốc là một cường quốc về đất hiếm, với trữ lượng rất lớn.
Chính vì vậy, Trung Quốc đã và sẽ dùng đất hiếm để thao túng các quốc gia nhập khẩu để sản xuất các linh kiện điện tử, trong đó có Mỹ và Nhật Bản.
Thực tế đã cho thấy, vài năm trước, Trung Quốc đã dọa ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Thời điểm đó, một số nhà khoa học Nhật Bản đã đến Việt Nam để thăm dò và đánh giá các mỏ đất hiếm. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có nhiều thông tin công bố kết quả về sự kiện này.
PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định, Việt Nam có đất hiếm với trữ lượng không hề nhỏ, đây chính là cơ hội và tiềm năng xuất khẩu loại khoáng sản này. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, các mỏ đất hiếm chưa đi vào khai thác công nghiệp có hiệu quả.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, muốn xuất khẩu đất hiếm, các doanh nghiệp khai thác đất phải trải qua quá trình làm giàu các khoáng chất bên trong các quặng đất hiểm để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, để xuất khẩu còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
"Ví dụ xuất khẩu đất hiếm để làm linh kiện điện tử hoặc làm vật liệu cho các ngành sản xuất khác, mỗi nhu cầu xuất khẩu có một tiêu chuẩn riêng, yêu cầu rất cao về độ tinh khiết của các nguyên tố đất hiếm, chứ không phải chúng đồng đều nhau", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển cho biết.
Đánh giá về tiềm năng khai thác đất hiếm với nhu cầu xuất khẩu và năng lực khai thác của các doanh nghiệp trong nước, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để khai thác, xuất khẩu. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu đầu tiên phải có đầu ra.
Ngoài ra, muốn khai thác có hiệu quả phải có giải pháp không làm ảnh hưởng tới môi trường và các giải pháp bảo hộ lao động.
"Khi khai thác bất kỳ khoáng sản nào, các doanh nghiệp (kể cả trong hay ngoài nước) đều phải có bảng đánh giá tác động về môi trường được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt.
Nên các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng khai thác đất hiếm để xuất khẩu, không nhất thiết phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển đánh giá.
(Theo VTC)
Việt Nam xuất khẩu đất hiếm cạnh tranh với Trung Quốc
01/06/2019 Theo chuyên gia về địa chất và khoáng sản, trữ lượng đất hiếm của Việt Nam khá lớn, tuy nhiên, hiện tại chưa khai thác công nghiệp có hiệu quả và chưa xuất khẩu. Các kết quả nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò đã phát hiện và ghi nhận nhiều mỏ, điểm quặng đất hiếm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, các mỏ đất hiếm gốc tập chung ở Lai Châu, Lào Cai hay Yên Bái. Mỏ lớn nhất nằm ở Bắc Nậm Xe (Lai Châu). Ngoài ra, một số quặng đất (sa khoáng) hiếm nhỏ nằm rải rác khu vực ven biển từ Quảng Ninh - Vũng Tàu.Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)... Trong khi đó, nguồn tài nguyên đất hiếm tại Việt Nam được đánh giá lớn, có trữ lượng 11 triệu tấn và dự báo là 22 triệu tấn. Việt Nam cũng được giới khoa học đánh giá có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.
Về sản lượng khai thác, hiện tại, Trung Quốc chiếm tới 95% tổng sản lượng thế giới trong tổng số 120.000 tấn đất hiếm khai thác mỗi năm (số liệu năm 2015). Đất hiếm là thành phần quan trọng trong việc sản xuất các linh kiện điện tử, điện thoại, các vũ khí an ninh quốc phòng,...
PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Trung Quốc là một cường quốc về đất hiếm, với trữ lượng rất lớn.
Chính vì vậy, Trung Quốc đã và sẽ dùng đất hiếm để thao túng các quốc gia nhập khẩu để sản xuất các linh kiện điện tử, trong đó có Mỹ và Nhật Bản.
Thực tế đã cho thấy, vài năm trước, Trung Quốc đã dọa ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Thời điểm đó, một số nhà khoa học Nhật Bản đã đến Việt Nam để thăm dò và đánh giá các mỏ đất hiếm. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có nhiều thông tin công bố kết quả về sự kiện này.
PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định, Việt Nam có đất hiếm với trữ lượng không hề nhỏ, đây chính là cơ hội và tiềm năng xuất khẩu loại khoáng sản này. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, các mỏ đất hiếm chưa đi vào khai thác công nghiệp có hiệu quả.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, muốn xuất khẩu đất hiếm, các doanh nghiệp khai thác đất phải trải qua quá trình làm giàu các khoáng chất bên trong các quặng đất hiểm để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, để xuất khẩu còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
"Ví dụ xuất khẩu đất hiếm để làm linh kiện điện tử hoặc làm vật liệu cho các ngành sản xuất khác, mỗi nhu cầu xuất khẩu có một tiêu chuẩn riêng, yêu cầu rất cao về độ tinh khiết của các nguyên tố đất hiếm, chứ không phải chúng đồng đều nhau", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển cho biết.
Đánh giá về tiềm năng khai thác đất hiếm với nhu cầu xuất khẩu và năng lực khai thác của các doanh nghiệp trong nước, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển khẳng định các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để khai thác, xuất khẩu. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu đầu tiên phải có đầu ra.
Ngoài ra, muốn khai thác có hiệu quả phải có giải pháp không làm ảnh hưởng tới môi trường và các giải pháp bảo hộ lao động.
"Khi khai thác bất kỳ khoáng sản nào, các doanh nghiệp (kể cả trong hay ngoài nước) đều phải có bảng đánh giá tác động về môi trường được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt.
Nên các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng khai thác đất hiếm để xuất khẩu, không nhất thiết phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài", PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển đánh giá.
(Theo VTC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét