Đọc bài này lại muốn chửi thằng cha đại biểu quốc hội Nguyễn Hữu Cầu (giám đốc Công an tỉnh Nghệ An) chuyên vặn vẹo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Khi ông Nhưỡng nói rất đúng, dân ai cũng biết: " có những cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu, “sống như thái tử, hoàng tử, sống như chúa tể rừng xanh, có người lợi dụng chức vụ quyền hạn vun vén, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách…”, thử hỏi làm sao cử tri và nhân dân có thể yêu mến, kính trọng", thì thằng Cầu đòi "đại biểu Nhưỡng trả lời cho tôi một câu thôi: Hiện nay có bao nhiêu quan chức đi ăn chơi phè phỡn ở nước ngoài như quan lại ngày xưa? Nói cho Quốc hội biết, Quốc hội sẵn sàng xử lý; Đảng, Nhà nước sẵn sàng xử lý. Nếu không chúng ta cứ nghĩ đất nước có một màu tối, tôi thấy không đồng tình”. Chẳng nhẽ Cầu đòi ông Nhưỡng phải chỉ đích danh Nguyễn Xuân Phúc hay Nguyễn Thị Kim Ngân xuân hạ thu đông đều cưỡi chuyên cơ đi nước ngoài với hàng trăm quan chức khác và người nhà của họ bằng tiền ngân sách mà hiệu quả thì như dân xem tivi thường nói: "Chỉ tăng cường tình hữu nghị vui vẻ giữa hai đám quan chức". Mình cũng đã từng chứng kiến trực tiếp nên biết rồi. Trước đây khi người dân tố cáo tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực liên quan trực tiếp tới an ninh, quốc phòng, thì Bộ CA cứ giãy nảy lên, bảo làm gì có, chỉ ra cho Quốc hội biết ở đâu, Quốc hội sẵn sàng xử lý... Bây giờ thì rõ rồi nhé, đích thị Bộ CA thừa nhận; nhưng mới chỉ thừa nhận một nửa. Xin mời Bộ CA thừa nhận nốt nửa còn lại là: doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc đã mua ở điểm nào, đã xử lý ra sao, công bố cho toàn dân biết. Ảnh 1: Bà Ngân và vợ mình trong một chuyến bà sang Thụy Sĩ; ảnh 2: Bà Ngân và em gái (Nguyễn Thị Kim Hữu) cùng đi, cũng chụp tại vườn hồng ở Geneva như trong ảnh 1.
Trả lời về nội dung này, Bộ Công an cho rằng, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, hiện đang triển khai 6.175 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 65 tỷ USD. Các dự án của Trung Quốc có ở hầu hết các địa phương, tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, khu kinh tế trọng điểm, các tỉnh ven biển, biên giới và trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
"Các dự án đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước ta nói chung, các vùng miền có dự án đầu tư nói riêng; đồng thời củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước", Bộ Công an đánh giá.
Tuy nhiên, theo Bộ Công an, một số dự án do Trung Quốc làm chủ đầu tư còn một số vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, như: Một số dự án bỏ vốn đầu tư thấp, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, giá thành rẻ, chất lượng thấp, thời gian thực hiện kéo dài; Chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường;
Còn có tình trạng nhà thầu lợi dụng kẽ hở quy định về quản lý lao động, quản lý xuất, nhập cảnh để đưa lao động phổ thông vào Việt Nam hoặc sử dụng lao động người Trung Quốc trái phép (không có giấy phép lao động, sử dụng visa du lịch, làm giả giấy tờ, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự)...
Bên cạnh đó, tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới biển, biên giới đất liền; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm...
Ngoài ra, số lượng người Trung Quốc vào Việt Nam du lịch, công tác, học tập tăng nhanh đi cùng với nhu cầu sở hữu, thuê, mua nhà ở tập trung đông đúc, lập gia đình, sinh con nhưng không đăng ký với chính quyền địa phương; nhiều trường hợp không tuân thủ pháp luật Việt Nam, gây mâu thuẫn với người dân địa phương, thậm chí sang Việt Nam hoạt động phạm tội, trốn truy nã...
Trước tình hình đó, Bộ Công an cho biết đã tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngay từ khâu thẩm định, cấp phép, kiểm tra, giám sát các dự án.
Cùng với đó, kiến nghị các bộ, ngành chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến năng lực, điều kiện hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài; khắc phục tình trạng dự án “treo”, nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm, chuyển nhượng dự án trái phép...
Đồng thời, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung điều tra, nắm tình hình hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài; kịp thời phát hiện các vi phạm về hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về môi trường, sử dụng lao động trái phép... để đề xuất biện pháp xử lý; nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại đối với người nước ngoài tại Việt Nam…
Phương Dung
Bộ Công an: Có người Trung Quốc "núp bóng" người Việt mua bất động sản
Dân trí - Bộ Công an cho biết còn tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới biển, biên giới đất liền; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm...
Cử tri lo ngại về tình trạng người Trung Quốc đứng
tên người Việt mua bất động sản tại Việt Nam.
Trong kiến nghị gửi lên Chính phủ, cử tri thành phố Đà Nẵng phản ánh hiện nay, ở các địa phương, vùng miền của đất nước đều có sự xuất hiện của người Trung Quốc, nhất là các dự án kinh tế, nhà máy đặt ở các vùng nhạy cảm về an ninh quốc gia, như: Bô xít ở Tây Nguyên, Formosa ở Hà Tĩnh... và khu vực dọc theo bờ biển của miền Trung. Theo đó, cử tri kiến nghị Chính phủ cần có sự xem xét cẩn trọng, cảnh giác với thực trạng này.Trả lời về nội dung này, Bộ Công an cho rằng, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, hiện đang triển khai 6.175 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 65 tỷ USD. Các dự án của Trung Quốc có ở hầu hết các địa phương, tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, khu kinh tế trọng điểm, các tỉnh ven biển, biên giới và trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
"Các dự án đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước ta nói chung, các vùng miền có dự án đầu tư nói riêng; đồng thời củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước", Bộ Công an đánh giá.
Tuy nhiên, theo Bộ Công an, một số dự án do Trung Quốc làm chủ đầu tư còn một số vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, như: Một số dự án bỏ vốn đầu tư thấp, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, giá thành rẻ, chất lượng thấp, thời gian thực hiện kéo dài; Chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường;
Còn có tình trạng nhà thầu lợi dụng kẽ hở quy định về quản lý lao động, quản lý xuất, nhập cảnh để đưa lao động phổ thông vào Việt Nam hoặc sử dụng lao động người Trung Quốc trái phép (không có giấy phép lao động, sử dụng visa du lịch, làm giả giấy tờ, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự)...
Bên cạnh đó, tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới biển, biên giới đất liền; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm...
Ngoài ra, số lượng người Trung Quốc vào Việt Nam du lịch, công tác, học tập tăng nhanh đi cùng với nhu cầu sở hữu, thuê, mua nhà ở tập trung đông đúc, lập gia đình, sinh con nhưng không đăng ký với chính quyền địa phương; nhiều trường hợp không tuân thủ pháp luật Việt Nam, gây mâu thuẫn với người dân địa phương, thậm chí sang Việt Nam hoạt động phạm tội, trốn truy nã...
Trước tình hình đó, Bộ Công an cho biết đã tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngay từ khâu thẩm định, cấp phép, kiểm tra, giám sát các dự án.
Cùng với đó, kiến nghị các bộ, ngành chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến năng lực, điều kiện hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài; khắc phục tình trạng dự án “treo”, nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm, chuyển nhượng dự án trái phép...
Đồng thời, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung điều tra, nắm tình hình hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài; kịp thời phát hiện các vi phạm về hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về môi trường, sử dụng lao động trái phép... để đề xuất biện pháp xử lý; nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại đối với người nước ngoài tại Việt Nam…
Phương Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét