Cảnh sát Việt Nam bắt Khá Bảnh chỉ để 'chiều lòng dư luận'?
4 tháng 4 2019 - Các "hiện tượng" Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền ồn ào mấy ngày nay có được gọi là "xã hội đen" không? Theo tôi là không! Họ chỉ xăm trổ đầy mình để dọa thiên hạ, mượn danh giang hồ để thu hút người đi theo trên trang mạng xã hội, xây dựng "thương hiệu" trên mạng xã hội để kiếm tiền. Hội chứng Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền… trở thành "thần tượng" của một bộ phận giới trẻ không phải bây giờ mới có mà đã xuất hiện khá lâu. Nhưng những "hiện tượng" đó mấy ngày nay nổi lên quá ồn ào. Nhất là vụ Khá Bảnh về thăm Yên Bái được người hâm mộ cuồng nhiệt vây kín như đón "ngôi sao", lại cộng hưởng thêm vụ "giang hồ" Dương Minh Tuyền dám qua mặt Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về thăm và tặng tiền cho nữ học sinh lớp 9 bị 5 bạn nữ cùng lớp hành hung dã man. Hiệu ứng tiêu cực của Khá Bảnh, của "bác" Tuyền có nguy cơ thành trào lưu lan ra giới trẻ cả nước khiến chính quyền và tuyên giáo lo ngại.
Khá Bảnh trở thành 'hiện tượng' xã hội ở VN -
hình từ phóng sự video của Thanh Nhiên
Hôm 02/04, cảnh sát điều tra Từ Sơn, Bắc Ninh đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Ngô Bá Khá tức Khá Bảnh. Sang ngày 3/04, công an Bắc Ninh thông báo họ "tiếp tục mở rộng điều tra các hành vi trái pháp luật khác của Khá "Bảnh" để xử lý". Câu chuyện về 'ngôi sao' trên YouTube này đang thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam và người Việt ở nước ngoài.Trên Facebook cá nhân, ông Trần Quốc Quân, hiện sống tại Warsaw, Ba Lan, tác giả các tiểu thuyết về xã hội, viết: "hệ thống công quyền lôi ngay ra tội cũ của Khá Bảnh dễ như quan tham thò tay vào túi rút tiền". Ông cho rằng hiện tượng Khá Bảnh là "nguy hại" cho xã hội, nhưng "hình sự hóa một vấn đề đạo đức xã hội hay để chiều lòng dư luận là không nên chút nào."hình từ phóng sự video của Thanh Nhiên
BBC News Tiếng Việt phỏng vấn nhà văn Trần Quốc Quân về câu chuyện này. Câu hỏi đầu tiên là vì sao lại có chuyện hiện tượng Khá Bảnh ồn ào như vậy, thậm chí thành 'thần tượng của một bộ phận giới trẻ' ở Việt Nam hiện nay.
Nhà văn Trần Quốc Quân: Thời trước, phần lớn giới trẻ bị cuốn vào không khí hừng hực chiến thắng, hân hoan tin tưởng vào tiền đồ phát triển của đất nước mới bước ra khỏi các cuộcchiến tranh. Mặc dù chẳng ai hình dung được con đường tương lai sáng tối thế nào, mọi người cứ "nhắm mắt" mà đi theo tiếng gọi của đoàn, cánh tay phải của đảng: 'Đi lên thanh niên, làm theo lời Bác!'
Các phong trào Thanh niên xung phong, Thanh niên tình nguyện lôi kéo được đông đảo giới trẻ cống hiến cho công cuộc đổi mới, và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy không biết rõ nó là cái gì.
Phải thừa nhận rằng, đại bộ phận giới trẻ thời đó sống có lý tưởng, với tấm lòng "ngây thơ" trong sáng. Chỉ đến khi Đông Âu XHCN và Liên Xô sụp đổ, khi mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trong nước mở ra cơ hội kiếm tiền với cuộc sống thực dụng, và nhất là sự hội nhập với thế giới về thông tin khiến giới trẻ ngày càng vỡ mộng, từ hoài nghi đến phủ định lý tưởng cộng sản.
Phải khẳng định rằng, giới trẻ bây giờ ít ai còn mù quáng tin vào những thứ bánh vẽ đó nữa để mà hy sinh, để mà cống hiến như thanh niên các thế hệ trước. Có chăng, một bộ phận giới trẻ ngày nay chỉ lừa phỉnh chính mình và đồng đội để bảo vệ lợi ích tập đoàn, lợi ích nhóm và lợi ích cá nhân.
Khi lý tưởng bế tắc, đạo đức xã hội suy đồi thì những "ngôi sao" kiểu Khá Bảnh mới có cơ trở thành thần tượng của giới trẻ. "Hội chứng Khá Bảnh" dẫn dắt lối sống một bộ phận giới trẻ, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa là có thật, và theo tôi là nguy hại.
BBC: Sự hiện diện các vụ án hình sự và thế giới băng đảng, đã được báo chí Việt Nam nói đến từ nhiều năm qua, nhưng Việt Nam thực sự có cái gọi là 'xã hội đen' hay chưa, theo ông?
Nhà văn Trần Quốc Quân: Để biết, Việt Nam thực sự có cái gọi là "xã hội đen" hay chưa thì trước hết phải hiểu, xã hội đen là gì?
Xã hội đen là khái niệm để chỉ thế giới ngầm, với các thế lực ngầm trong bóng tối của xã hội.
Xã hội đen có nhiều cấp bậc khác nhau, từ cấp cao nhất là mafia thâm nhập được vào các cấp chính quyền nhà nước, tới các băng đảng tội phạm có tổ chức, rồi đến cấp thấp nhất là dân anh chị, bọn "đầu gấu", đâm thuê chém mướn.
Áp vào khái niệm trên, theo tôi, thời nào Việt Nam cũng tồn tại "xã hội đen", từ thời chính quyền Sài Gòn trước đây, cũng như Việt Nam ngày nay. Các băng đảng Năm Cam, Khánh Trắng… và các tập đoàn cho vay nặng lãi Nam Long, tập đoàn "tài chính" Tín Nghĩa…, cũng như các anh chị giang hồ Phúc Bồ, Dung Hà, Hưng Kính… đều là các thế lực ngầm trong bóng tối của xã hội.
Khá Bảnh thu hơn 400 triệu VND một tháng từ YouTubeBáo VN
Việt Nam chưa có mafia đúng nghĩa. Nhưng hỏi rằng, các băng đảng tội phạm có tổ chức và bọn giang hồ, "đầu gấu" Việt Nam hiện thời tồn tại có sự bảo kê không? Chắc chắn là có. Theo tôi, các hoạt động của "xã hội đen" chẳng thể qua mắt được một bộ phận công an hoái hóa, biến chất. Chỉ là họ cho sống để cùng hưởng lợi thì được sống và họ bắt chết thì phải chết.
Vậy các "hiện tượng" Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền ồn ào mấy ngày nay có được gọi là "xã hội đen" không? Theo tôi là không! Họ chỉ xăm trổ đầy mình để dọa thiên hạ, mượn danh giang hồ để thu hút người đi theo trên trang mạng xã hội, xây dựng "thương hiệu" trên mạng xã hội để kiếm tiền.
BBC: Bộ máy nhà nước, hệ thống tuyên giáo Việt Nam muốn kiểm soát mạng xã hội và không để một số thành phần như Khá Bảnh trở thành thần tượng của không ítngười, cách làm nào là hợp lý hơn cả? Cấm đoán có giải quyết được không?
Nhà văn Trần Quốc Quân: Hội chứng Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền… trở thành "thần tượng" của một bộ phận giới trẻ không phải bây giờ mới có mà đã xuất hiện khá lâu. Nhưng những "hiện tượng" đó mấy ngày nay nổi lên quá ồn ào. Nhất là vụ Khá Bảnh về thăm Yên Bái được người hâm mộ cuồng nhiệt vây kín như đón "ngôi sao", lại cộng hưởng thêm vụ "giang hồ" Dương Minh Tuyền dám qua mặt Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về thăm và tặng tiền cho nữ học sinh lớp 9 bị 5 bạn nữ cùng lớp hành hung dã man.
Hiệu ứng tiêu cực của Khá Bảnh, của "bác" Tuyền có nguy cơ thành trào lưu lan ra giới trẻ cả nước khiến chính quyền và tuyên giáo lo ngại.
Theo tôi biết, chiều 02/04, ông Nguyễn Thanh Lâm, cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử Bộ Thông tin và truyền thông, cho phóng viên Tuổi Trẻ Online biết: Hôm nay cơ quan này đã chính thức gửi yêu cầu tới nhà cung cấp dịch vụ YouTube, đề nghị đơn vị này khóa - hạ kênh YouTube của Khá Bảnh hiện có 5 triệu người theo dõi.
Việc chính quyền Việt Nam đề nghị YouTube can thiệp thật ra không hề dễ dàng. Bởi các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn như YouTube, Google, hay Facebook có chính sách độc lập rất rõ. Họ có thể xem xét đề nghị của phía Việt Nam, nhưng nếu những video clip của đương sự không vi phạm chính sách của họ thì khó có lý do thỏa đáng để họ chiều lòng chính quyền Việt Nam.
Ngăn các thành phần "cộm cán" như Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền… trở thành thần tượng của giới trẻ không thể bằng các biện pháp giải quyết "phần ngọn" như đề nghị các nhà cung cấp dịch vụ mạng can thiệp, hay cấm đoán, bắt bớ… mà phải giải quyết "phần gốc" là căn nguyên sinh ra "hội chứng" thần tượng đám "giang hồ dỏm" trong một bộ phận giới trẻ. Đó chính là các nền tảng chính trị và xã hội.
BBC: Ở Ba Lan có một giai đoạn xã hội đen, hay mafia xuất hiện nhiều, thậm chí bắn chết cả tướng cảnh sát Marek Papala (1998), nhưng đến nay thì sao? Nhà nước Ba Lan làm gì để triệt tiêu các băng đảng bạo lực có tiếng một thời như mafia ở Pruszkow?
Nhà văn Trần Quốc Quân: Sau khi chuyển đổi thể chế, hệ thống luật pháp mới của Ba Lan chưa kịp hoàn thiện để thay thế hệ thống cũ, xã hội chưa được tổ chức chặt chẽ theo mô hình dân chủ phương Tây, nên suốt thập niên 90 và đầu những năm 2000, Ba Lan phải đối phó với rất nhiều băng đảng tội phạm có tổ chức, nhất là mafia Pruszków (thị trấn ngoại ô thủ đô Warszawa) nhưng chi phối "thế giới ngầm" toàn Ba Lan.
Ông Trần Quốc Quân (ngồi) giao lưu với bạn
đọc trong dịp ra mắt tiểu thuyết 'Tuyết Hoang'
Năm 1998, sau hai vụ chỉ đạo phá án xe tải lớn chuyên chở ma túy từ Thổ Nhĩ Kỳ qua Ba Lan sang Đức, thiếu tướng Marek Papala mới được bổ nhiệm chức Tổng cục trưởng Cảnh sát, buổi tối đi đổ rác cạnh nhà đã bị mafia bắn chết.
Thời đó, rất nhiều người Việt Nam bị các thành phần bất hảo cả Ba Lan và Việt Nam tấn công. Chính bởi lời nguyền "Cứ cướp người Việt là ra tiền" mà thời đó người Việt Nam luôn là mục tiêu của bọn "đầu gấu" cả người Việt và người bản xứ.
Do đấu tranh không khoan nhượng và được tổ chức tốt, giám sát chặt chẽ cũng như tuyển dụng an ninh ngầm trong "thế giới ngầm" mà các băng đảng tội phạm có tổ chức Ba Lan và bọn "giang hồ xóm" Việt Nam đã bị triệt phá hoàn toàn. Theo đánh giá của EU, Ba Lan hiện nay là quốc gia được đánh giá an toàn nhất châu Âu.
BBC: Việc xử Khá Bảnh bây giờ có tác dụng răn đe gì không với thanh thiếu niên Việt Nam?
Nhà văn Trần Quốc Quân: Với tình hình hiện nay của Việt Nam, tôi tin "hiện tượng" Khá Bảnh nếu xử lý không khéo léo, tinh tế thì chỉ thay thế "Khá Bảnh" này bằng "Khá Bảnh "khác mà thôi. Bỏ mặc để chúng trở thành tấm gương tối, lôi kéo dẫn dắt giới trẻ là rất tiêu cực. Đồng ý là, người có tội phải bị trừng trị nhưng phải xử đúng người, đúng tội theo đúng qui định của pháp luật.
Hình sự hóa một vấn đề thuộc về đạo đức, để chiều lòng dư luận không phải là giải pháp hữu hiệu và xây dựng một xã hội văn minh thì không thể thay thế thượng tôn pháp luật bằng thực thi quyền lực hành chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét