Vụ áN Đỗ ĐĂNG DƯ
Cho đến giờ, tất cả các báo viết về vụ án Đỗ Đăng Dư đều giống hệt nhau: Đỗ Đăng Dư chết vì bạn tù đánh! Câu chuyện Đỗ Đăng Dư xem như hạ màn (!) và công an Hà Nội giờ đẩy dư luận theo hướng “khẩn trương điều tra một cách khách quan để kết luận chính xác nhất về vụ việc, xử lý nghiêm đối với hành vi “Cố ý gây thương tích” của Vũ Văn Bình” (người bị qui kết đánh chết Đỗ Đăng Dư).Vụ Đỗ Đăng Dư, được báo Tuổi Trẻ (11-10-2015), tường thuật như sau:
“Vụ việc xảy ra vào sáng 5-8-2015. Vào ngày này, công an huyện Chương Mỹ bắt quả tang Đỗ Đăng Dư có hành vi “trộm cắp tài sản” đối với một người hàng xóm. Quá trình điều tra, Dư khai nhận ngoài vụ trộm cắp tài sản này, từ cuối năm 2014 đến thời điểm bị bắt, Dư đã gây ra 4 vụ trộm cắp khác. Bản thân Dư cũng nghiện game, thường xuyên bỏ nhà đi chơi, gia đình không quản lý được và đã kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn đối với Dư.
Từ các căn cứ trên, cơ quan cảnh sát điều tra, công an huyện Chương Mỹ đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Dư để điều tra vụ án và phòng ngừa chung. Ngày 7-8, cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 2 tháng đối với Dư. Các quyết định này đã được viện KSND huyện Chương Mỹ phê chuẩn”.
…
Ở đây, bằng việc “điều tra cả trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ tại trại tạm giam vì để can phạm đánh lẫn nhau mà không kịp thời phát hiện, dẫn đến hậu quả đáng tiếc” (Tiền Phong 11-10-2015) là có thể xoa tay phủi đi cái mấu chốt vấn đề: công an Hà Nội đã hoàn toàn sai ra sao khi tạm giam Đỗ Đăng Dư, một thiếu niên 17 tuổi “hư hỏng” can tội trộm vặt?
Theo Đ.303, khoản 2 – BLTTHS (Bộ luật tố tụng hình sự): “Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Với số tiền trộm 2 triệu đồng, có thể đưa Đỗ Đăng Dư vào nhóm tội phạm “nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”?
Ngoài ra, theo TTLT số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2001 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, thì:
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối tượng phạm tội vị thành niên phải tuân thủ theo các điều: Đ.91 – Cấm đi khỏi nơi cư trú; Đ.92 – Bảo lãnh; hoặc Đ.93 – Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Nói cách khác, công an không nhất thiết phải bắt tạm giam một trường hợp vị thành niên phạm tội nhẹ như Đỗ Đăng Dư.
Còn nữa, như những gì các báo chính thống viết, không có bất kỳ thông tin nào cho thấy trong quá trình điều tra một đối tượng vị thành niên như Đỗ Đăng Dư, có sự tham gia của luật sư hoặc người đại diện pháp luật (cha hoặc mẹ). Mà chiếu TTLT số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, việc tham gia tố tụng của người bào chữa theo quy định tại Khoản 2 Điều 57, Điều 58 và Điều 305 BLTTHS, thì:
1. BắT BUộC phải có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Mọi trường hợp không có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên là VI PHạM NGHIÊM TRọNG THủ TụC Tố TụNG, trừ trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa. Người bào chữa có thể là: luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.
2. Khi giao quyết định tạm giữ hoặc quyết định khởi tố bị can, cơ quan ra quyết định phải thông báo cho người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ về quyền có người bào chữa.
3. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa theo quy định của pháp luật hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
4. Trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa, trừ trường hợp người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối.
5. Trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa thì phải lập biên bản lưu trong hồ sơ vụ án.
6. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền tiếp xúc, gặp gỡ với bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo quy định của pháp luật.
Chưa hết, theo TTLT 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2001 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN, thì:
Điều 5. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội: Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra, cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện đúng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 BLHS (Bộ luật hình sự). Đặc biệt cần xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 69-Khoản 2 BLHS, giao họ cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức giám sát, giáo dục nhằm giúp họ tự sửa chữa lỗi lầm và tái hòa nhập cộng đồng.
Mà Điều 69 Khoản 2 BLHS quy định: Người chưa thành niên phạm tội có thể được MIễN TRÁCH NHIệM HÌNH Sự, nếu người đó phạm tội ÍT NGHIÊM TRọNG hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, CÓ NHIềU TÌNH TIếT GIảM NHẹ VÀ ĐƯợC GIA ĐÌNH HOặC CƠ QUAN, Tổ CHứC NHậN GIÁM SÁT, GIÁO DụC.
…
Chiếu theo những điều luật nằm trong hệ thống pháp quyền nhà nước VN nói trên thì Đỗ Đăng Dư không chỉ không nên bị bắt tạm giam mà còn có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, kết cục sự việc đã vượt quá xa những gì mà ông Hồ Chí Minh từng nói, bởi sự vi phạm của chính những người thừa hành pháp luật: “Một xã hội có trật tự kỷ cương, một nhà nước mạnh, có hiệu lực nhất thiết không để một giờ, một phút thiếu pháp luật, coi thường pháp luật” (Trang thông tin điện tử Hồ Chí Minh). “Một phút thiếu pháp luật” đó, hậu quả cuối cùng, không chỉ dẫn đến cái chết của Đỗ Đăng Dư mà nó còn như một cú đấm nện thẳng vào mặt hệ thống pháp chế quốc gia. Nó là một thách thức đầy ngạo mạn giữa hành pháp và lập pháp. Nó thể hiện một thái độ kiêu căng “quyền” trong “pháp” chứ không phải “pháp” định chế “quyền” và “quyền” phải tuân thủ và phải luôn trong khuôn khổ của “pháp”.
….
TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH (Thông tư liên tịch; Viện kiểm sát tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Bộ công an; Bộ tư pháp; Bộ lao động thương binh xã hội)
Bài viết được sự hỗ trợ pháp lý của luật sư Võ Phước Hoàng (Hoàng Võ Phước). Chân thành cám ơn luật sư.
http://www.tapchicongsan.org.vn/…/Xay-dung-Nha-nuoc-phap-qu…
http://hochiminh.vn/news/Pages/news.aspx?ItemID=485
THEO FB MANH KIM
https://www.danluan.org/tin-tuc/20151011/manh-kim-vu-an-do-dang-du-cong-an-da-nho-vao-mat-he-thong-phap-luat-nhu-the-nao
Luật sư không ký vào biên bản khám nghiệm tử thi thanh niên bị công an đánh chết
Hôm nay ngày 11/10/2015, công an, gia đình và luật sư đã tiến hành khám nghiệm tử thi của em Đỗ Đăng Dư, thanh niên vừa qua đời sau hai tháng bị công an Hà Nội giam giữ.
Sáng ngày 11/10, gia đình em Dư và Luật sư Trần Thu Nam - luật sư đại diện cho gia đình nạn nhân đã tới Cơ quan Cảnh sát điều tra, thuộc Công an Hà Nội để làm thủ tục khám nghiệm pháp y.
Ls Trần Thu Nam chia sẻ: "Sáng nay tôi cùng gia đình Đỗ Đăng Dư có buổi làm việc với Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phó Giám đốc CATP Nguyễn Duy Ngọc cùng các ban ngành khác như Đại diện VKS TP Hà Nội, công an huyện Chương Mỹ. Tôi đã đề nghị làm rõ việc tạm giam, và điều tra vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng huyện chương Mỹ khi tạm giam cháu Dư. Việc này có dấu hiệu vi phạm tố tụng, làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu Dư."
Theo sự tư vấn của Luật sư Nam, bà Mai - mẹ em Dư đã quyết định lựa chọn cơ quan pháp y của quân đội tiến hành. Viện phó Viện giám định Pháp y quân đội là ông Vũ Văn An trực tiếp khám nghiệm.
Quá trình thực hiện khám nghiệm tử thi được diễn ra từ khoảng 11h30 đến khoảng 15h30, trong thời gian bốn tiếng đồng hồ. Cùng chứng kiến quá trình mổ, khám nghiệm tử thi còn có Luật sư Nam và một người chú của em Dư.
Sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi, Luật sư Trần Thu Nam đã từ chối ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm. Bởi theo anh, trong biên bản đó không ghi nhận các tình tiết quan trọng như mức độ tổn thương bên trong của não, các dấu hiệu bên trong của các vết thương... mà chỉ ghi về các dấu hiệu, mô tả bên ngoài của các vết thương.
Gia đình em Dư sau đó đã khâm liệm thi thể của em và đưa em về quê nhà tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội để tiến hành tang lễ và an táng.
Mẹ em và anh chị Đỗ Đăng Dư khóc ngất trong khi chuẩn bị đưa xác em về quê.
Bà Đỗ Thị Tuyết, bác ruột của em Đỗ Đăng Dư cho biết mấy ngày qua công an đã gây nhiều khó khăn cho gia đình. “Mấy ngày qua họ bố trí lực lượng công an đến 4, 5 chục người. Công an họ cản trở ghê lắm. Bảo vệ với công an cứ đuổi chúng tôi. Không cho vào chăm sóc, chỉ đến giờ cho mỗi người vào một tí thăm thôi, thăm xong lại ra, chả cho chăm sóc gì cả. Không cho một người ở kế bên nuôi bệnh như các bệnh nhân khác."
Gia đình cho biết hiện nay rất mệt mỏi vì áp lực của Công an mấy ngày qua tại bệnh viện, giờ đây chỉ muốn buông xuôi tất cả.
Sự việc đau lòng của em Đỗ Đăng Dư một lần nữa báo động tình trạng bạo hành và bản chất vô nhân tính của lực lượng công an, đồng thời đặt dấu hỏi về qui định tạm giam không khởi tố một cách tùy tiện của công an Việt Nam.
Nhật Nam / SBTN
http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/luat-su-khong-ky-vao-bien-ban-kham-nghiem-tu-thi-thanh-nien-bi-cong-danh-chet.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét