Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

“... xe công, các nước còn có máy bay riêng cho lãnh đạo!”

Nghe thằng này nói mà muốn vả vào mồm nó mấy cái. Gần đây hắn phát ngôn nhiều câu cũng sốc như thế này; chắc là để quan trên chú ý gật đầu cho làm tiếp đại biểu quốc hội thêm vài khóa nữa. Hắn còn trẻ, mới 55 tuổi mà đã lo xa quá. Nước có máy bay riêng cho bộ trưởng ngoại giao thì dường như chỉ có ở Mỹ, còn các nước khác thì tùy từng trường hợp khẩn cấp, lúc có lúc không. Về vấn đề xe công, ở các nước dân chủ chủ yếu chỉ có Bộ trưởng trở lên mới có tiêu chuẩn, các cơ quan cấp tỉnh không có xe công, quan chức đi đâu đều dùng xe riêng. Ở nước họ, xe quá rẻ so với tiền lương, quan chức chẳng mấy ai muốn dùng xe công để khỏi mang tiếng và để lấy điểm với người dân. Ngược lại chỉ ở các xứ độc tài phản dân chủ như nứơc ta, xe công mới tràn lan từ trung ương tới cơ sở; vừa dùng vừa phá để sớm thanh lý và xin xe mới. Đất nước khốn nạn không chỉ vì tầng lớp chóp bu mà còn vì đám trung gian ăn sái và nịnh trên như thằng này.
“Đừng nói xe công, các nước còn có máy bay riêng cho lãnh đạo!”
Dân trí - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc 40.000 xe công tiêu tốn 13.000 tỷ đồng ngân sách mỗi năm chỉ mang tính chất hiện tượng, trong khi bản chất vấn đề cần giải quyết là việc tổ chức bộ máy nhà nước.

Ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban
 Kinh tế của Quốc hội (ảnh: Bích Diệp)
Trao đổi với phóng viên Dân Trí về vấn đề sử dụng xe công hiện nay, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, không nên đặt vấn đề về số lượng 40.000 xe công tiêu tốn 13.000 tỷ đồng ngân sách mỗi năm là lớn hay nhỏ. Đồng thời, cũng không nên cực đoan hóa việc phải cắt bỏ chính sách cấp xe công vì tiêu chuẩn này phổ biến khắp các nước trên thế giới.

“Ở những nước khác còn có máy bay công: Tổng thống, thậm chí có những nước, Bộ trưởng Ngoại giao cũng có máy bay riêng! Mỗi một nước tùy theo hoàn cảnh riêng lại có một cách làm khác nhau. Nếu loại bỏ xe công thì đi bằng gì? Thử hỏi trên thế giới có nước nào loại bỏ xe công không? Đến doanh nghiệp còn có xe công, nếu không thì thực hiện chế độ khoán xe, huống hồ là các cơ quan quản lý nhà nước!”, ông Kiên phân tích.

“Đừng nhìn vào hiện tượng để nói vì hiện tượng đó trên 192 nền kinh tế của các quốc gia, vùng lãnh thổ đều có. Không nền kinh tế nào lại không sử dụng xe công cả!”, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho hay. “Tôi cho rằng các đề xuất cần phải thực tế, phù hợp với cuộc sống. Chứ còn làm theo ý muốn chủ quan thì khó!”

Theo đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vấn đề quan trọng nhất cần đặt lên bàn bạc chính là hiệu quả của người sử dụng xe công đối với nền kinh tế - xã hội. Liệu với chế độ được hưởng, người đó có đem lại sự đột phá nào trong phát triển hay không? Đó mới cái đáng nói.

Do vậy, để đánh giá con số 40.000 xe công là lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào đóng góp của những người sử dụng xe công đó đối với nền kinh tế cũng như với những lĩnh vực mà họ đang cống hiến.

Cho nên, ở các doanh nghiệp thường thực hiện khoán theo doanh số mà nhân sự đó có thể đem lại. Nếu như hai năm liền không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị luân chuyển công tác, đồng nghĩa với việc người đó cũng sẽ bị cắt các quyền lợi được hưởng.

“Nói thể để thấy rằng, chi phí cho một “ghế ngồi”, một vị trí đấy tính bằng bao nhiêu tiền? Anh phải làm ra được bao nhiêu thì mới đảm bảo được ngồi lên vị trí đấy và được hưởng những tiêu chuẩn phụ cấp tương xứng. Chứ không có chuyện 1 ông chủ tịch, tổng giám đốc đi làm lại dùng taxi cả! Không ai làm như vậy!”, ông Kiên nói.

Yếu tố quyết định lớn nhất đến việc chi tiêu, theo ông Kiên, chính là việc tổ chức bộ máy - đây là mới là bản chất cốt lõi của vấn đề. Còn với bộ máy hiện tại thì những quy định để cho bộ máy vận hành vẫn phải có chứ không phải khi hình thành bộ máy lại không có điều kiện nào để đảm bảo cho bộ máy vận hành.

Vị đại biểu chia sẻ: Có những lãnh đạo chỉ sử dụng xe máy đi làm, nhưng “khổ nỗi là chỉ đi xe máy từ nhà đến cơ quan, còn từ cơ quan đến các cuộc họp, theo quy định là phải có xe đưa xe đón. Mỗi năm Chính phủ chủ trì bao nhiêu cuộc họp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng phải chủ trì tương đương bấy nhiêu cuộc họp, như vậy tần số sử dụng xe cũng phải phù hợp với thực tế”.

Ông Kiên cho rằng, cần nhìn câu chuyện theo hướng, vì sao nền kinh tế Mỹ có 16.000 tỷ USD sao lại chỉ có 11 Bộ? Do đó, đừng nói về vấn đề xe công mà hãy đi vào cốt lõi, bản chất là tổ chức bộ máy! Đã là nói tới tổ chức bộ máy thì phải nói đến mô hình phát triển kinh tế xã hội - nó là một câu chuyện dài.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, một xe công trung bình mỗi năm tiêu tốn khoảng 320 triệu đồng, bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu… Tuy nhiên, tình trạng sử dụng xe ô tô vào việc riêng, sử dụng xe sai đối tượng, sử dụng xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc với các chức danh không đủ tiêu chuẩn định mức vẫn diễn ra.

Mặc dù số lượng xe công đã giảm qua từng năm song mức giá bình quân lại tăng. Trong năm 2013, bình quân 1 ô tô phục vụ chức danh có giá 889 triệu đồng thì con số này đã được nâng lên 923 triệu đồng trong năm 2014.

Bích Diệp

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/dung-noi-xe-cong-cac-nuoc-con-co-may-bay-rieng-cho-lanh-dao-20151025213926336.htm



2 nhận xét:

  1. Dân Sóc Trăng quá giàu nên mới có một ông nghị như thế này. Ông này là điển hình cho một ĐBQH phòng lạnh, chính sách phòng lạnh, tầm nhìn phòng lạnh và cái tâm với người dân hoàn toàn đóng băng.

    Trả lờiXóa
  2. Đồng ý với Điệp Hoàng + ông nghị Kiên này có quả tim băng giá và là hội viên hội Khiếm thị. Cần học Mỹ ở điểm 11 bộ, đồng thời bãi bỏ chế độ xe công, xe đưa xe đón. Lúc đó các quan sẽ gần dân hơn, đỡ lạnh lẽo hơn !

    Trả lờiXóa