Bảo tàng Mỹ thuật VN triển lãm "Sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ VN"
Giới thiệu về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Giới thiệu về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Với tổng số khoảng gần 60 hiện vật, từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng; và một số tài liệu khoa học phụ như các bản vẽ đặc họa, tường giải trên cơ sở hiện vật..., hình ảnh hai linh vật sư tử và nghê, lần đầu tiên ra mắt công chúng yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế thông qua một cuộc triển lãm chuyên đề với tên gọi "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam".
Đặc biệt là trong thời gian diễn ra triển lãm, Bảo tàng xây dựng chương trình giáo dục tương tác với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật thú vị dành cho học sinh nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện về trí - đức - thể - mỹ cho trẻ em trên cơ sở khai thác sưu tập hiện vật Bảo tàng.
Triển lãm kéo dài đến ngày 17/11/2014 và được trưng bày tại phòng triển lãm chuyên đề, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
http://www.vnfam.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=139%3Atrin-lam-chuyen-va-chng-trinh-giao-dc-ngh-thut-tng-tac-hinh-tng-s-t-va-nghe-trong-ngh-thut-ieu-khc-c-vit-nam&catid=2%3Atin-tc&lang=vi&Itemid=1
Giới thiệu về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam:
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện toạ lạc tại địa chỉ 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bảo tàng thu hút một số lượng lớn du khách trong nước và nước ngoài không chỉ bởi chất lượng của các sưu tập hiệu vật còn ở cả phần kiến trúc nghệ thuật và tòa nhà lịch sử.
Trong hệ thống các bảo tàng quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam được đánh giá là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hoá nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt nam. Đến với Bảo tàng, khách tham quan sẽ hiểu được toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam thông qua các sưu tập tài liệu hiện vật đang được trưng bày tại đây. Hệ thống trưng bày các sưu tập hiện vật và tác phẩm nghệ thuật quan trọng của Việt Nam cung cấp cho công chúng những hiểu biết sâu sắc độc đáo về nền văn hóa và lịch sử của cộng đồng dân tộc của Việt Nam.
Lịch sử
Bảo tàng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nguyên là Ký túc xá của một tổ chức kinh doanh của Giáo hội Gia tô, mang tên "Gia đình Janne d'Art", để làm nơi ăn ở cho con gái các quan chức Pháp trên toàn Đông Dương, về học tại Hà Nội.
Sau năm 1945, ngôi nhà này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Sau năm 1962, Nhà nước đã giao cho Bộ Văn hoá để sửa sang thành nơi sưu tập, trưng bày và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, có giá trị của Việt nam từ thời Tiền sử cho đén ngày nay
Từ một ngôi nhà có kiến trúc kiểu châu Âu, toà nhà đã được cải tạo mang nhiều nét kiến trúc Việt Nam, phù hợp với chức năng một bảo tàng mỹ thuật.
Năm 1966, bảo tàng chính thức mở cửa đón khách tham quan. Diện tích toàn bộ khuôn viên bảo tàng khoảng 4200m2 và diện tích trưng bày là 1200m2. Từ năm 1997 -1999, bảo tàng đã được mở rộng với diện tích là 4737m2 với diện tích trưng bày trên 3.000m2. Bên cạnh trụ sở chính tại đường Nguyễn Thái Học, Bảo tàng còn có cơ sở 2 tại Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa (Hà Nội) với một không gian lớn, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, được sử dụng để bảo quản và phục chế các tác phẩm nghệ thuật cũng như tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
Trưng bày
Các sưu tập trong hệ thống trưng bày cố định của Bảo tàng được giới thiệu theo tiến trình lịch sử, theo loại hình và chất liệu về những giá trị điển hình của kho tàng mỹ thuật các dân tộc Việt Nam, mỹ thuật dân gian, mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật hiện đại... nhằm đem đến cho người xem dễ dàng sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam cũng như những nét độc đáo của các chuyên đề mỹ thuật. Bên cạnh hệ thống trưng bày cố định, Bảo tàng còn có phòng trưng bày chuyên đề dành cho các hoạt động triển lãm, giao lưu nghệ thuật trong và ngoài nước.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện lưu giữ hơn 20.000 hiện vật, trong đó có trên 2.000 hiện vật được trưng bày cố định với các chủ đề chính sau đây:
- Mỹ thuật thời tiền sử - sơ sử
- Mỹ thuật từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 19
- Mỹ thuật từ thế kỷ thứ 20 cho đén này nay
- Mỹ thuật ứng dụng truyền thống
- Mỹ thuật dân gian
- Gốm nghệ thuật Việt Nam từ thế kỉ 11 đến thế kỉ 20 bao gồm sưu tập gốm trục với từ 5 con tàu cổ
Trên 30 phòng trưng bày, suốt 3 tầng lầu, người tham quan bị thu hút vào các hiện vật phong phú, với nét sáng tạo độc đáo, óc thẩm mỹ và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Từ những đường nét hoa văn rực rỡ trên các bộ quần áo dân tộc, đến những hiện vật bằng tre nứa khá tinh xảo và những bức tranh, gà, lợn đơn sơ mà độc đáo của Đông Hồ hay tượng đồng, tượng đá, tượng gỗ... Tất cả như đều phảng phất tâm linh dân tộc, đậm chất truyền thống. Khác với các hiện vật trưng bày theo tiến trình lịch sử, kho lưu giữ của bảo tàng còn có nhiều hiện vật được hệ thống thành bộ sưu tập và được bảo quản ở từng kho riêng với chế độ bảo quản thích hợp, bao gồm:
- Bộ sưu tập hội hoạ: trên 6.000 tác phẩm
- Bộ sưu tập điêu khắc: trên 1.000 hiện vật
- Bộ sưu tập mỹ thuật truyền thống: trên 2.000 hiện vật
- Bộ sưu tập gốm: trên 6.000 hiện vật
- Bộ sưu tập mỹ thuật nước ngoài: trên 400 hiện vậtBảo tàng mỹ thuật là một kho báu vô giá của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam và là một địa chỉ văn hoá hấp dẫn du khách bốn phương
Thông qua hệ thống trưng bày các di sản văn hoá mỹ thuật quý giá của dân tộc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã và đang thực hiện tốt chức năng giới thiệu về lịch sử mỹ thuật Việt Nam tới đông đảo công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước.
Thông qua những hoạt động này, Bảo tàng đã góp một phần quan trọng trong hoạt động giao lưu văn hoá, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới mang lại hình ảnh sinh động, toàn diện về đất nước, con người Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng luôn chú trọng đến các hoạt động đối ngoại. Với tư cách là bảo tàng quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị xã hội của mình thông qua các hoạt động ngoại giao, đón tiếp, phục vụ các đoàn khách nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo cấp cao của các nước, các tổ chức quốc tế tại 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Ngoài ra, Bảo tàng đã tổ chức nhiều triển lãm lưu động với các chuyên đề phong phú, đa dạng tại các nước góp phần giới thiệu một cách sinh động về bản sắc văn hoá, lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam cho bạn bè quốc tế. Đồng thời, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã làm cây cầu nối công chúng trong nước với các bộ sưu tập hội hoạ, nhiếp ảnh, điêu khắc của các nghệ sỹ nước ngoài.
Thông qua các triển lãm này, Bảo tàng đã mang lại nhiều cơ hội để người dân Việt Nam được tiếp cận, thưởng thức, học hỏi về các khuynh hướng, trường phái mỹ thuật thế giới, thực hiện chức năng giáo dục thẩm mỹ cho cộng đồng.
Song song với mục tiêu phát huy giá trị các di sản văn hoá mỹ thuật của Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ngày càng đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế theo hướng tạo điều kiện phát triển các hoạt động nghiệp vụ như tu sửa, phục chế, bảo quản, sưu tầm, trưng bày. Trong bối cảnh hội nhập văn hoá toàn cầu hiện nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dự án hợp tác nhằm tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các bảo tàng, các tổ chức trên thế giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật áp dụng cho chuyên ngành mỹ thuật, bảo tồn bảo tàng.
Một số hoạt động hợp tác quốc tế của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2000 đến nay:
Các đoàn khách ngoại giao đến làm việc và tham quan BTMTVN
Đoàn quan chức cao cấp Mỹ (6 Bộ trưởng, 15 Nghị sĩ) (11/2000).
Tổng thống Singapore S.R. Nathan (2/2/2001).
Phu nhân Tổng thống Pakistan (3/5/2001).
Thứ trưởng Ngoại giao Campuchia (15/5/2001)..
Đoàn phu nhân ngoại trưởng ASEAN và ASEM (11/9/2001).
Đoàn Phu nhân Thủ tướng chính phủ Ai-xơ-len (4/4/2002).
Ông Thị trưởng London và Phu nhân (24/4/2002).
Vợ chồng bà Mari Basơ, Thống đốc bang Niu xao Uên, Úc (18/3/2003).
Đoàn Bộ trưởng Văn hoá và Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam (6/6/2003).
Hoàng hậu Na Uy (1/11/2004).
Phu nhân Tổng thống Mông cổ (21/1/05).
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan (1/6/2005).
Phu nhân ngoại trưởng Philippines (25/7/2001).
Phu nhân Tổng thống Burkinaphaso (5/4/2004).
Các triển lãm Quốc tế có tác phẩm của Bảo tàng MTVN tham dự:
Triển lãm một số tác phẩm Nghệ thuật của Bảo tàng MTVN tại EU (Bỉ, Italia) (1998-2000).
Triển lãm "Việt Nam - quá khứ và hiện tại" ở Bảo tàng -Lịch sử Nghệ thuật Hoàng gia Brussel, Bỉ và Bảo tàng Dân tộc học Vienne, Áo (2003-2005).
Triển lãm"Hoa sen - nghệ thuật đến từ Việt Nam" tại Phần Lan (2004-2005)
Triển lãm " 50 năm mỹ thuật đương đại Việt Nam 1925 - 1975" tại Nhật Bản (2005 - 2006).
Triển lãm "Thế giới nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam" tại Nhật Bản (2006).
Triển lãm "Hội hoạ đương đại Việt Nam" tại Rome, Italia ( 2006 ).
Các triển lãm chuyên đề nước ngoài tại BTMTVN.
Trang phục truyền thống Hàn Quốc (10/2000).
Tranh của các hoạ sĩ Venice (Italy) (3/2001).
Mỹ thuật Vân Nam - Trung Quốc (6/2002).
Tranh quốc hoạ Trung Hoa (10/2002).
Hội hoạ Luxembourg (11/2002).
Mỹ thuật đương đại Hàn Quốc (12/2002).
Ảnh nghệ thuật hiện đại Đức (3/2003).
Nghệ thuật Thổ dân Úc (4/2003).
Tranh của họa sĩ Michael Close, Canada (7/2003).
Tranh Đồ họa Mexico (9/2003).
Tranh của hoạ sĩ Toba Mika, Nhật (9/2003).
Thư pháp Nhật (11/2003).
Tranh của họa sĩ Eduardo Urculo,Tây Ban Nha (2/2004).
Tranh của hoạ sĩ Đức Gerhard Richter (3/2004).
Các ấn phẩm Đồ hoạ giai đoạn1965-1992 của Georg Baselit (10/2004).
“Ánh mắt trẻ” (Đại sứ quán Pháp cùng Hội Mỹ thuật VN” (6/2005).
Triển lãm ảnh "Việt Nam - Một thập kỷ qua ảnh" của 2 nhà nhiếp ảnh Việt Nam và Mỹ (Nguyễn Hoài Linh và Peter Steinhauer (7/2005).
Tranh áp phích về Di sản Văn hoá của các nhà đồ hoạ Hàn Quốc(7/2005).
Triển lãm ảnh "Việt Nam - Italia trong mắt nhau" của 2 nhiếp ảnh gia: Alfredo Matacotta Cordella - Đại sứ Italia tại Việt Nam và Nguyễn Hoài Thanh.
Triển lãm của hoạ sĩ Sigmark Paulke - Đức ( 1/2006).
Triển lãm "Roma Punnto Uno" của Italia ( 3/2006 ).
Triển lãm ảnh và video "Art Connexion" của Viện Gớt Hà Nội ( 4/2006 )
Triển lãm nghệ thuật thị giác "Nhân tạo Siêu nhiên" của Ôt-xtrây-lia (5/2006)
Các triển lãm chuyên đề nước ngoài tại BTMTVN.
Một số hoạt động hợp tác quốc tế của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2000 đến nay:
Các đoàn khách ngoại giao đến làm việc và tham quan BTMTVN
Đoàn quan chức cao cấp Mỹ (6 Bộ trưởng, 15 Nghị sĩ) (11/2000).
Tổng thống Singapore S.R. Nathan (2/2/2001).
Phu nhân Tổng thống Pakistan (3/5/2001).
Thứ trưởng Ngoại giao Campuchia (15/5/2001)..
Đoàn phu nhân ngoại trưởng ASEAN và ASEM (11/9/2001).
Đoàn Phu nhân Thủ tướng chính phủ Ai-xơ-len (4/4/2002).
Ông Thị trưởng London và Phu nhân (24/4/2002).
Vợ chồng bà Mari Basơ, Thống đốc bang Niu xao Uên, Úc (18/3/2003).
Đoàn Bộ trưởng Văn hoá và Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam (6/6/2003).
Hoàng hậu Na Uy (1/11/2004).
Phu nhân Tổng thống Mông cổ (21/1/05).
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan (1/6/2005).
Phu nhân ngoại trưởng Philippines (25/7/2001).
Phu nhân Tổng thống Burkinaphaso (5/4/2004).
Các triển lãm Quốc tế có tác phẩm của Bảo tàng MTVN tham dự:
Triển lãm một số tác phẩm Nghệ thuật của Bảo tàng MTVN tại EU (Bỉ, Italia) (1998-2000).
Triển lãm "Việt Nam - quá khứ và hiện tại" ở Bảo tàng -Lịch sử Nghệ thuật Hoàng gia Brussel, Bỉ và Bảo tàng Dân tộc học Vienne, Áo (2003-2005).
Triển lãm"Hoa sen - nghệ thuật đến từ Việt Nam" tại Phần Lan (2004-2005)
Triển lãm " 50 năm mỹ thuật đương đại Việt Nam 1925 - 1975" tại Nhật Bản (2005 - 2006).
Triển lãm "Thế giới nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam" tại Nhật Bản (2006).
Triển lãm "Hội hoạ đương đại Việt Nam" tại Rome, Italia ( 2006 ).
Các triển lãm chuyên đề nước ngoài tại BTMTVN.
Trang phục truyền thống Hàn Quốc (10/2000).
Tranh của các hoạ sĩ Venice (Italy) (3/2001).
Mỹ thuật Vân Nam - Trung Quốc (6/2002).
Tranh quốc hoạ Trung Hoa (10/2002).
Hội hoạ Luxembourg (11/2002).
Mỹ thuật đương đại Hàn Quốc (12/2002).
Ảnh nghệ thuật hiện đại Đức (3/2003).
Nghệ thuật Thổ dân Úc (4/2003).
Tranh của họa sĩ Michael Close, Canada (7/2003).
Tranh Đồ họa Mexico (9/2003).
Tranh của hoạ sĩ Toba Mika, Nhật (9/2003).
Thư pháp Nhật (11/2003).
Tranh của họa sĩ Eduardo Urculo,Tây Ban Nha (2/2004).
Tranh của hoạ sĩ Đức Gerhard Richter (3/2004).
Các ấn phẩm Đồ hoạ giai đoạn1965-1992 của Georg Baselit (10/2004).
“Ánh mắt trẻ” (Đại sứ quán Pháp cùng Hội Mỹ thuật VN” (6/2005).
Triển lãm ảnh "Việt Nam - Một thập kỷ qua ảnh" của 2 nhà nhiếp ảnh Việt Nam và Mỹ (Nguyễn Hoài Linh và Peter Steinhauer (7/2005).
Tranh áp phích về Di sản Văn hoá của các nhà đồ hoạ Hàn Quốc(7/2005).
Triển lãm ảnh "Việt Nam - Italia trong mắt nhau" của 2 nhiếp ảnh gia: Alfredo Matacotta Cordella - Đại sứ Italia tại Việt Nam và Nguyễn Hoài Thanh.
Triển lãm của hoạ sĩ Sigmark Paulke - Đức ( 1/2006).
Triển lãm "Roma Punnto Uno" của Italia ( 3/2006 ).
Triển lãm ảnh và video "Art Connexion" của Viện Gớt Hà Nội ( 4/2006 )
Triển lãm nghệ thuật thị giác "Nhân tạo Siêu nhiên" của Ôt-xtrây-lia (5/2006)
Các triển lãm chuyên đề nước ngoài tại BTMTVN.
Tiếp nhận tài trợ của IBM (8/2000).
Dự án hợp tác về phục chế mỹ thuật, đào tạo cán bộ phục chế với trường Đại học Mỹ thuật Dresden (CHLBĐức).
Dự án phục chế bảo quản tranh “Em Thuý" của danh hoạ Trần Văn Cẩn với Asia Link (Hội đồng Anh).
“ Chương trình hỗ trợ giáo dục thiết kế đồ hoạ cho các nước Châu Á” phối hợp cùng Hội thiết kế thực nghiệm đương đại Hàn Quốc tổ chức (7/2005)
Dự án phục chế 2 bức tranh sơn mài: "Bắc Nam một nhà" và "Hội chùa" do chương trình Quỹ đại sứ bảo tồn văn hoá của Hoa Kỳ tài trợ.
Nguồn: Trang tin của Bảo tàng MTVN http://www.vnfam.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét