Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Vỡ Quỹ bảo hiểm, những báo động đáng sợ?

Vỡ Quỹ bảo hiểm, những báo động đáng sợ?
- 6 năm nữa, Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bắt đầu bị thâm hụt. 20 năm nữa, quỹ này sẽ cạn kiệt đến mức âm quỹ. Cơ chế đóng ít, hưởng nhiều, trốn đóng, nợ đọng dồn ứ khiến cho quỹ an sinh xã hội lớn bằng ¼ ngân sách này đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng.
nợ-bảo-hiểm, chây-ì, trốn-đóng-bảo hiểm, bảo-hiểm-xã-hội, bảo-hiểm-y-tế, vỡ-quỹ, tăng-tuổi-hưu, giảm-lương-hưu, hưu-trí, an-sinh
Lương hưu của người già sẽ giảm
Chỉ đủ trả lương hưu trong 8,5 năm/người
Với cảnh báo trên của Tổ chức lao động quốc tế ILO hồi năm 2012, rất có thể, những cán bộ, nhân viên trung niên đang làm việc hiện nay trong 20 năm nữa khi nghỉ làm sẽ chẳng nhận được một đồng lương hưu nào. Tất nhiên, đây chỉ là một viễn cảnh giả định, vì Quỹ bảo hiểm sẽ được ngân sách bảo lãnh. Dù vậy, cảnh báo này đã cho thấy, vỡ quỹ có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng an sinh xã hội khó lường.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Lao động thương binh và xã hội, số người đóng bảo hiểm xã hội cho một người được hưởng lương hưu đang ngày càng giảm. Năm 1996, khi toàn dân bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ước cứ 217 người đóng bảo hiểm xã hội, có 1 người già được hưởng lương hưu. Nhưng năm 2007, chỉ có 14 người đóng cho 1 người hưởng và đến năm 2012, chỉ còn 9,3 người đóng bảo hiểm xã hội để 1 người hưởng lương hưu.
Thêm vào đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì ngắn nhưng thời gian hưởng lương hưu lại dài. Nam giới hiện nghỉ hưu từ 60 tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội bình quân là 28 năm, đối với nữ, tuổi nghỉ hưu là 55 và số năm đóng bảo hiểm bình quân là 23 năm.
Sau tuổi nghỉ hưu trên, nam giới có thời gian hưởng lương hưu trung bình là 18,1 năm và nữ giới là 24,5 năm. Trên thực tế, với tuổi nghỉ hưu bình quân tính tới năm 2012 là 55,6 tuổi đối với nam và 52,6 tuổi đối với nữ thì thời gian nhận lương hưu thực tế có thể kéo dài tới hơn 23 năm đối với nam và hơn 27,5 năm đối với nữ.
Các cơ quan trên đã dự báo, với cơ chế đóng bảo hiểm xã hội như hiện nay, cộng thêm cả lãi đầu tư khoảng thì số thu chỉ đủ chi trả cho 8,5 năm. Nói cách khác, nếu những người già thọ tới 78-79 tuổi thì Quỹ này sẽ bị thâm hụt hơn 10- 16,5 năm vì phải trả lương hưu mà không có nguồn thu.
Nguyên nhân chính ở đây là cơ chế đóng ít, hưởng nhiều và số người tham gia đóng ngày càng ít.
Thất thu gần trăm ngàn tỷ vì trốn đóng, nợ đọng
Một nguyên nhân đáng báo động khác khiến cho Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam rơi vào cảnh thu chi chật vật. Đó là tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền bảo hiểm của các doanh nghiệp.
Hiện cả nước có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, số doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ quan thuế là gần 400.000 doanh nghiệp, nhưng số doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội chỉ có 150.000. Nhu vậy, có đến 50-75% doanh nghiệp đang trốn đóng bảo hiểm.
nợ-bảo-hiểm, chây-ì, trốn-đóng-bảo hiểm, bảo-hiểm-xã-hội, bảo-hiểm-y-tế, vỡ-quỹ, tăng-tuổi-hưu, giảm-lương-hưu, hưu-trí, an-sinh
Quỹ bảo hiểm xã hội đang bị nợ tới 11.000 tỷ đồng, tính tới tháng 4/2014
Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, có khoảng 16 triệu người lao động là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ ghi nhận có 11 triệu người đang thực sự tham gia, bằng 68,8% số người phải tham gia bảo hiểm. Với các con số trên, ước khoảng 5 triệu người đang trốn đóng bảo hiểm.
Ông Trần Đình Liệu, Trưởng Ban Thu, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chia sẻ, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn trích phí bảo hiểm khi trả lương cho người lao động nhưng lại trốn đóng, chiếm dụng. Ước số thu Quỹ "thất thu" ở đây vào khoảng 56.000 tỷ đồng/năm. Con số này đã bằng 1/3 số thu Quỹ hiện nay.
Một nguồn thất thu khác nữa phải kể đến là tình trạng đóng bảo hiểm mang tính hình thức, dựa trên mức lương tối thiểu của Nhà nước chứ không dựa trên thu nhập thực tế, với mức cao hơn nhiều.
Bộ Lao thương binh và xã hội cho biết, tiền lương, tiền công bình quân của người lao động khối DN ngoài nhà nước là 2,8 triệu đồng, nhưng thu nhập thực tế là 3,8 triệu đồng. Như vậy, với khoản chênh lệch lên tới 1 triệu đồng/người thì số thu bảo hiểm xã hội đã "mất" khoảng 24.000 tỷ đồng.
Bên cạnh tình trạng trốn đóng này, Quỹ bảo hiểm xã hội đang bị nợ tới 11.000 tỷ đồng, tính tới tháng 4/2014. Trong đó, có khoảng 7.400 tỷ đồng là nợ bảo hiểm xã hội, 500 tỷ đồng là nợ bảo hiểm thất nghiệp và 3.100 tỷ đồng là nợ bảo hiểm y tế.
Có thể thấy, tính tổng các khoản trên, Quỹ bảo hiểm xã hội đang bị hụt mất 91.000 tỷ đồng. Con số này bằng tới 60% số thu Quỹ mỗi năm và cũng có nghĩa, tương ứng khả năng trả lương hưu cho hàng triệu người già hiện nay.
Song, ông Liệu cũng khẳng định, thời điểm hiện tại thì chưa vỡ Quỹ, nhưng trong tương lai thì hoàn toàn có thể xảy ra, nếu như cơ chế đóng- hưởng bất cập và tình trạng trốn, nợ bảo hiểm tiếp tục kéo dài. Một hệ thống giải pháp đồng bộ đang được tính toán để khắc phục sớm trong dự thảo luật BHXH sửa đổi như phải có chế tài buộc chủ doanh nghiệp tuân thủ nghiêm việc đóng bảo hiểm cho người lao động, điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu với thời gian đóng gần nhau hơn hay như điều chỉnh lại công thức tính hưởng lương hưu.
Phạm Huyền

Ý kiến bạn đọc (118)
Nguyễn Thành17 giờ trước
Đóng ở mức lương thấp thì hưởng thấp, không đóng thì không hưởng chứ BHXH có phải chi thêm đồng nào đâu. Cách ước tính tiền thu chi của BHXH như đếm cua trong lỗ.
Công Dân17 giờ trước
Cần coi lại trách nhiệm của Quỹ BHXH VN . Chính BHXH VN để vỡ quỹ vì họ đã để cho các tổ chức nợ nhiều tháng , nhiều năm mà không có biện pháp ngăn chặn ( Kiện ra tòa ). Họ chưa coi tiền nộp quỹ là tiền của họ nên ai nợ mặc xác . Các DN thì ngoài các loại thuế, phí và giá điện xăng dầu, nước .... thì họ tìm cách trốn BHXH là ...khả thi vì chưa ông Giám đốc nào bị xử tù vì khoản này. Đây là lỗ hổng của Luật phap VN . 
hung17 giờ trước
Cần có giải pháp để chống thất thu bảo hiểm xã hội, tính lại lương hưu. Còn tuổi nghỉ hưu nên đưa vào luật việc làm thì rõ hơn. Không nên vì sợ vỡ quỹ bảo hiểm do thất thu, quản lý kém mà tăng tuổi nghỉ hưu, vì tăng tuổi nghỉ hưu thì thất nghiệp tăng lên rất lớn, đa số là lực lượng trẻ, ảnh hưởng vô cùng lớn đến xã hội. 
Kim Lien16 giờ trước
cơ quan hay doanh nghiệp nào nợ tiền BHXH thì người lao động của cơ quan, doanh nghiệp đó không được hướng các chế độ do BHXH chi trả cũng như không được cho hưởng chế hưu, người lao động sẽ bị thiệt thòi chứ không ảnh hưởng gì đến nguồn quỹ tiền của BHXH cả. Tác giả bài viết không hiểu nên mới nói do nợ bảo hiểm nhiều ảnh hưởng đến nguồn quỹ BHXH là không đúng. Số người đóng BHXH ít thi bộ máy cán bộ làm công tác BHXH phải gọn nhẹ, nhưng với chúng ta dù số người đóng BHXH không lớn nhưng phải nuôi một bộ máy cồng kềnh của Tổng công ty BHXH Việt Nam. Đáng lý ra 2 triệu người đóng BHXH thì nuôi 30 ngàn cán bộ công nhân viên của ngành Bảo hiếm xã hội, trong khi chỉ có 1 triệu người đóng BHXH cũng phải nuôi 30 ngàn cán bộ công nhân viên ngành Bản hiểm xã hội, thử hỏi còn tiền đâu trả lương hưu 
Trần Lộc11 giờ trước
Luật thì ta có nhưng không nghiêm, không doanh nghiệp nào chấp hành đầy đủ, toàn đối phó (đóng không đúng, không đóng cho nhân viên). Lẽ ra sau khi hết thời gian thử việc thì nhân viên được ký hợp đồng lao động và được đóng bảo hiểm thì ởđây các doanh nghiệp tăng thời gian lên, có thể là 6 tháng, 1 năm...Và người chịu thiệt thòi chính là người lao động thôi. 
Trí Nguyễn11 giờ trước
Hiện nay NLĐ & DN đóng BHXH dựa theo mức lương căn bản. Đây là một lỗ hỏng mà bất kỳ DN nào cũng biết và đang tận dụng triệt để! Sao không tính dưa trên tổng thu nhập thực tế vừa đảm bảo nguồn thu cho BHXH vừa đảm bảo quyền lợi cho NLĐ???
Trịnh Tứ Xuân8 giờ trước
Ko tin đc : Bình quân 1 lao động = 30 năm làm việc. Lương BQ 5 triệu/tháng. Đóng BH BQ 20% lương/Tháng x 12 tháng =12 triệu/ năm x30 năm = 360 triệu x lãi lũy tiên từ 1 đến 30 năm x 7% năm sắp sỉ 500 triệu khi về hưu 500 triệu x 7% tháng = 3,5 triệu để trả lương cho 1 lao động/ tháng. khi chết 500 triệu tồn ở quỹ BHXH ai hưởng... 
võ bình5 giờ trước
lương của công an , quân đội quá cao so với người lao động, lại tăng lương liên tục những năm qua thì làm sao không vỡ quỹ .
Le Khang3 giờ trước
Thực tế tiền lương hưu chỉ được lĩnh theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội nên không thể nói rằng người ta lĩnh lương 3,8 triệu mà đóng theo lương 2,8 triệu thì quỹ bảo hiểm mất một khoản tiền nào đó là vô lý. Đối với tình trạng không đóng bảo hiểm thì không được hưởng lương hưu, tại sao lại đặt vấn đề như vậy?
trần văn thiết16 giờ trước
Vì lương thấp nên BHXH thấp. Tôi muốn 5% BHXH từ lương là 5 triệu/tháng, kể cả thuế thu nhập cá nhân cũng muốn đóng cao sau khấu trừ. Vấn đề là, mấy ông bà làm bảo hiểm dường như có quan điểm không thống. Cách đây không lâu, cánh công chức đã rất phấn khởi khi nhà nước tăng mức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, nay BHXH lkêu thế chẳng hóa gây sức ép rằng: phải tăng lương cơ bản. 
nguyễn cương18 giờ trước
ta có tỷ lệ dân số vàng mà thế này thì mất tỷ lệ đó thì sao?Quan trọng là phải tìm được nguyên nhân.không thì dù có giảm lương hưu thì quĩ vẫn tiếp tục vỡ thôi.Ví dụ như người lao động thực chât có việc làm hay không?
ngô gia thắng18 giờ trước
Với cơ chế hiện nay việc vỡ quỹ BH là có thể xẩy ra,cứ minh bạch sẽ rõ tất cả
Vinh Nguyễn20 giờ trước
Trước hết Bảo hiểm xã hội cần xem lại trách nhiệm của mình trong việc để thất thu quỹ BHXH và trách nhiệm trong việc sử dụng quỹ BHXH đã có, nếu cần phải đưa kiểm toán vào làm việc. Cần phải huy động các nguồn lực khác cho quỹ BHXH trước khi nghĩ đến việc tăng tuổi lao động và giảm tiền lương hưu vì vấn đề này đụng chạm đến rất nhiều người lao động vả lại với mức lương hưu tối thiểu như hiện nay người lao động cũng chưa đảm bảo được mức sống của mình. 
Trần minh quốc20 giờ trước
Có sự bất công trong sự tính lương hưu của người là nhà nước và người làm tư nhân nên bộ phận người làm tư nhân ko muốn đóng bảo hiểm nửa là đúng rồi.
bùi ngọc dũng20 giờ trước
tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp nay mất việc làm gần một tháng rồi chưa nhận được tiền đề nghị cơ quan nhà nước trả cho tôi vì tôi đang khó khăn rồi
vu bich thuy19 giờ trước
không đóng thì có được hưởng đâu ( thâm hụt nhanh bởi vì một số lực lượng hưởng cao quá và tiền đem đi đầu tư không thu về được )
Đinh Thị Thu Huyền19 giờ trước
mọi người bảo vỡ quỹ bảo hiểm vì có những người làm trong nhà nước hưởng lương hưu quá cao, về hưu mà lương gần chục triệu và hơn chục triệu thì làm gì có gì mà bù đắp được, chỉ chết cho các doanh nghiệp tư nhân và người lao ...
Trang Vân19 giờ trước
Tại sao cơ quan Nhà nước không vào cuộc điều tra và thiết chặt phạt nặng các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, vẫn hoạt động không đóng bảo hiểm cho nhân viên hoặc đóng chậm. Như thế cũng sẽ bù được một phần vào Quỹ thâm hụt, ngoài ra ...
Bui Thi Thanh Nhan18 giờ trước
Nên xem xét lại mức lương hưu của lực lượng vũ trang hiện nay là quá cao, chứ ko nên tăng tuổi nghỉ hưu , giữ mức độ tuổi như hiện nay nam 60 và nữ 55 là hợp lý đối với sức khỏe của người lao động .
Nguyen Phong18 giờ trước
Tôi có thằng bạn, bố vợ nó làm ở Bảo hiểm HN. Học đại học giao thông vận tải, bây giờ làm bảo hiểm. Nó trả mất 400 triệu. Lưong công chức 3 cọc 3 đồng, vậy mà nó đi xe ô tô. Hoành tráng quá! Hỏi thử: sao không vỡ quỹ BHXH. Thương lắm thay...!
Trần Oanh20 giờ trước
Không đóng thì có được hưởng đâu mà gọi là thất thu nhỉ. Đúng là lý lẽ của quan bảo hiểm. Đóng bao nhiêu thì sau này đựoc hưởng bấy nhiêu trên cơ sở đóng cơ mà. Lỗi tại ai nhỉ.
Cao Thị Liên20 giờ trước
Không thể vỡ quỹ được, lý do các doanh nghiệp trốn thuế là k đúng. Vì nếu các doanh nghiệp không đóng thì đương nhiên sau này họ sẽ không có chế độ nghỉ hưu và hưởng lương hưu, có chăng bị vỡ là do năng lực quản lý kém.
Hửu Hùng11:10 Thứ sáu
Là một quốc gia còn gánh hậu quả chiến tranh và bao cấp nên nhà nước phải gánh BHXH cho người tham gia kháng chiến, bù cho quỹ BHXH chưa được bảo tồn trước 1995. Khi đưa ra lộ trình để cân bằng thu chi thì chúng ta chưa dự ...
MrXuthanh11:06 Thứ sáu
Đề nghị có biện pháp thu BHXH đầy đủ, quản lý hiệu quả các nguồn thu cũng như sử dụng quĩ để đầu tư phải có hiệu quả. Một vấn đề khác là đối với Lực lượng an ninh quốc phòng khi đang tại ngũ thì được hưởng chế độ lương cao nhưng nay trogn thời bình cũng nên có chế độ hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu phù hợp với các ngành nghề khác trong xã hội. 
Kim Lien11:12 Thứ sáu
Không hiểu quản lý cách nào mà tiền quỹ BHYT lại vỡ chứ. Nếu một người lao động bắt đầu đi làm, sau 30 năm nghĩ hưu, màì cứ mỗi tháng đóng tiền BHXH 24%. Nếu 24% này được chuyển vào tài khoản ngân hàng cho người lao động thì tính tổng cộng tiền đóng hàng tháng và tiền lãi ngân hàng thì đên khi về hưu người lao đọng có một số tiền lớn đủ họ ăn tiêu đên khi chết. Nhưng nếu đóng vào BHXH thì lại không đủ chi cho người lao động, chứng tỏ đồng tiên đóng BHXH nôi một bộ máy làm cong tác BHXH quá cồng kềnh, chi phí lớn nên đã chi tiêu hết vào phần tiền lương hưu của người lao động. Hãy tham khảo mức đóng BHXH và tiền lương hưu của các nước trên thế giới xem người ta làm thế nào. Đừng đẩy sự thiêt thòi về cho người lao động 
hung dang11:18 Thứ sáu
Còn một khía cạnh khác nữa mà mọi người cần biết . Đó là chính sách nhà nước khoảng 15 năm nay luôn tìm cách giảm bớt biên chế nhưng thay vì xác định đối tượng giảm thì lại đánh đồng làm một lượng đáng kể lao động có khả năng ...
Jenifer11:21 Thứ sáu
Mình không hiểu ở đây trốn BHXH ntn, vì theo mình biết nhưng DN nào trốn đóng BHXH thì đương nhiên các thủ tục thanh toán BHXH như thủ tục nhận lương hưu, ốm đau, thai sản... đều không được thanh toán. Vì vậy lý do nào để BHXH thâm hụt quỹ.
nguyen phuc vinh19 giờ trước
@Jenifer: Đúng! Thâm thụt do nguyên nhân mất cân đối nguồn thu thì ít nguồn chi quá nhiều, đặc biệt chi cho những người làm công chức nhà nước chiếm đa phần. Đến nay các đối tượng hưởng BHXH của các doanh nghiệp tư nhân hầu như không đáng kể và nếu họ không đóng thì không hưởng chứ chẳng ai kiện cáo gì. Vậy Thâm thụt quỹ BHXH xảy ra ở đâu? 
SilverWolf11:32 Thứ sáu
Không đóng thì không được hưởng chứ có gì mà thất thu?
Dương Văn Tuấn11:34 Thứ sáu
Tại sao luật pháp không chế tài các cơ quan đơn vị chây ỳ đóng BHXH, phải có biện pháp chế tài thật mạnh đối với những đơn vị: tính lãi suất ngân hàng với thời gian nộp chậm, phong tỏa tài khoản ngân hàng nếu dây dưa không nộp ( ...
Dương Dũng12:04 Thứ sáu
Cần xem lại trường hợp trốn đóng BH thì làm sao lại có lương hưu

1 nhận xét:

  1. Đề nghị sắp xếp lại lương hưu của CA , QĐ . Hiên may có những người hưởng lương hưu gấp hàng chục lân lương cơ bản . Ví dụ ; có 2 ông , bà , cấp tá trong QĐ , hưởng lương hưu hơn 20 tr \ tháng . Mà họ về hưu từ khi 50 tuổi cho đến chết thì thử hỏi công sức cả đời của họ có được như thế 0 .
    Ngược lại những người về sớm như từ năm 2000 trở về trước lại rất thiệt thòi . Bằng kỹ sư mà chỉ có 3,5 triệu \ tháng hoặc thấp hơn nữa . Còn những người '' hưu non'' còn thiệt nữa , lương chỉ 1tt \tháng .

    Thế thì vỡ quỹ là do đâu

    Trả lờiXóa