Philippines lo ngại Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển nước này
Ngày 26/5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo Bắc Kinh có thể lập lại chiến thuật đưa giàn khoan vào vùng biển đang có tranh chấp và lần này, có thể là trong vùng biển của Philippines, như đã làm với giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Financial Times, ông Aquino nhận định rằng Trung Quốc đang chơi “một trò chơi nguy hiểm và chính sách ngoại giao pháo hạm”, có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Theo ông Aquino, ông đã nhận được báo cáo về các vụ tàu nghiên cứu, thăm dò của Trung Quốc vào gần khu vực dầu lửa Galoc, cách bờ biển đảo Palawan khoảng 60 hải lý.
Khi nhắc đến cách thức Trung Quốc gây ra căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng, Tổng thống Philippines nói: “Nói chung, những gì xảy ra đối với Việt Nam thì cuối cùng cũng sẽ xảy ra đối với Philippines”.Sau khi nhắc lại rằng ông không hề muốn khiêu khích Trung Quốc, Tổng thống Aquino kêu gọi Bắc Kinh tránh có các hành động đơn phương, đi ngược lại Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông, được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002.
Theo ông Aquino, 10 nước thành viên ASEAN, bao gồm một số nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, cần có “một tiếng nói mạnh mẽ và rõ ràng” về cách thức giải quyết những tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế./.
Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) mà Trung Quốc hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam (Nguồn: Xinhua)
Theo ông Aquino, ông đã nhận được báo cáo về các vụ tàu nghiên cứu, thăm dò của Trung Quốc vào gần khu vực dầu lửa Galoc, cách bờ biển đảo Palawan khoảng 60 hải lý.
Khi nhắc đến cách thức Trung Quốc gây ra căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng, Tổng thống Philippines nói: “Nói chung, những gì xảy ra đối với Việt Nam thì cuối cùng cũng sẽ xảy ra đối với Philippines”.Sau khi nhắc lại rằng ông không hề muốn khiêu khích Trung Quốc, Tổng thống Aquino kêu gọi Bắc Kinh tránh có các hành động đơn phương, đi ngược lại Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông, được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002.
Theo ông Aquino, 10 nước thành viên ASEAN, bao gồm một số nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, cần có “một tiếng nói mạnh mẽ và rõ ràng” về cách thức giải quyết những tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét