'VN và Philippines quyết phản đối TQ'
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam và Philippines kiên quyết phản đối Trung Quốc về vụ hạ đặt giàn khoan và kêu gọi cộng đồng quốc tế yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm ở Biển Đông. Thông điệp này được ông Dũng đưa ra tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Manila ngày 21/5.
Bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam có đoạn:
"Về tình hình Biển Đông, tôi và Ngài Tổng thống cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, nhất là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ xâm phạm sâu vào trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.
"Hai bên kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)", ông Dũng nói.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói với các nhà báo: "Chúng tôi cùng đối diện các thách thức vì cùng là những quốc gia có bờ biển và cũng là người anh em trong ASEAN.
"Tôi tin tưởng rằng việc tiếp tục hợp tác giữa Philippines và Việt Nam sẽ giúp chúng tôi bảo vệ tốt hơn tài nguyên biển.
Thông điệp của Thủ tướng Việt Nam được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi ông đã có những tuyên bố mạnh mẽ lên án Trung Quốc tại hội nghị Asean ở Myanmar.
Tại đây ông Dũng lên án Trung Quốc có hành động "nguy hiểm" ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh rút giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam
'Tất cả lá bài'
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát Việt Nam nói rằng Việt Nam phải chơi tất cả lá bài họ có trong tay vì rõ ràng là ASEAN đã không phản đối Trung Quốc.
"Việc Việt Nam cùng sát vai với một đồng minh của Hoa Kỳ và kêu gọi trực tiếp để có sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế là chưa có tiền lệ", ông Thayer được Reuters dẫn lời.
Vào ngày 21/05, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo một số quốc gia châu Á về chuyện lập liên minh quân sự với các nước khác.
"Tăng cường các liên minh quân sự nhắm vào bên thứ ba là không có lợi cho việc giữ gìn an ninh chung trong vùng", hãng tin Reuters dẫn lời ông Tập nói tại Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải.
Trong cùng ngày 21/05, phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry về căng thẳng với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay theo Ngoại trưởng Minh, Trung Quốc “liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn”.
Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực” trong cuộc điện đàm này.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang”.
Trong khi đó trả lời CNN hôm 20/5, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói công ty Trung Quốc hoạt động “tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”.
“Thứ hai, đây là giàn khoan duy nhất của chúng tôi tại khu vực này. Nhưng Việt Nam đang có hơn 30 giàn khoan, đều nằm trong khu vực tranh chấp. Giàn khoan duy nhất của chúng tôi nằm ở vùng biển không hề có tranh chấp.”
Đại sứ Thôi nói tiếp: “Thứ ba, chúng tôi chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó, nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang, đây là sự thật.”
Giữa lúc quan hệ với Trung Quốc căng thẳng, giới quan sát nói chính phủ Việt Nam cũng đang phải thận trọng trước phản ứng trong nước.
Vào cuối tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã hạn chế các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc tại Hà Nội, Tp HCM và những nơi khác ở Việt Nam.
Trước đó đã xảy ra các cuộc phản đối kéo theo cả những sự cố bạo loạn gây thiệt hại cho cơ sở kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140521_vietnam_philippines_scs.shtml
Bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam có đoạn:
"Về tình hình Biển Đông, tôi và Ngài Tổng thống cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, nhất là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ xâm phạm sâu vào trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.
"Hai bên kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)", ông Dũng nói.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói với các nhà báo: "Chúng tôi cùng đối diện các thách thức vì cùng là những quốc gia có bờ biển và cũng là người anh em trong ASEAN.
"Tôi tin tưởng rằng việc tiếp tục hợp tác giữa Philippines và Việt Nam sẽ giúp chúng tôi bảo vệ tốt hơn tài nguyên biển.
Thông điệp của Thủ tướng Việt Nam được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi ông đã có những tuyên bố mạnh mẽ lên án Trung Quốc tại hội nghị Asean ở Myanmar.
Tại đây ông Dũng lên án Trung Quốc có hành động "nguy hiểm" ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh rút giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam
'Tất cả lá bài'
Việc Việt Nam cùng sát vai với một đồng minh của Hoa Kỳ và kêu gọi trực tiếp để có sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế là chưa có tiền lệ"
Giáo sư Carl Thayer
|
"Việc Việt Nam cùng sát vai với một đồng minh của Hoa Kỳ và kêu gọi trực tiếp để có sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế là chưa có tiền lệ", ông Thayer được Reuters dẫn lời.
Vào ngày 21/05, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo một số quốc gia châu Á về chuyện lập liên minh quân sự với các nước khác.
"Tăng cường các liên minh quân sự nhắm vào bên thứ ba là không có lợi cho việc giữ gìn an ninh chung trong vùng", hãng tin Reuters dẫn lời ông Tập nói tại Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) ở Thượng Hải.
Trong cùng ngày 21/05, phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry về căng thẳng với Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay theo Ngoại trưởng Minh, Trung Quốc “liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn”.
Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực” trong cuộc điện đàm này.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang”.
Trong khi đó trả lời CNN hôm 20/5, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói công ty Trung Quốc hoạt động “tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”.
“Thứ hai, đây là giàn khoan duy nhất của chúng tôi tại khu vực này. Nhưng Việt Nam đang có hơn 30 giàn khoan, đều nằm trong khu vực tranh chấp. Giàn khoan duy nhất của chúng tôi nằm ở vùng biển không hề có tranh chấp.”
Đại sứ Thôi nói tiếp: “Thứ ba, chúng tôi chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó, nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang, đây là sự thật.”
Giữa lúc quan hệ với Trung Quốc căng thẳng, giới quan sát nói chính phủ Việt Nam cũng đang phải thận trọng trước phản ứng trong nước.
Vào cuối tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã hạn chế các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc tại Hà Nội, Tp HCM và những nơi khác ở Việt Nam.
Trước đó đã xảy ra các cuộc phản đối kéo theo cả những sự cố bạo loạn gây thiệt hại cho cơ sở kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo BBC
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140521_vietnam_philippines_scs.shtml
Lời bình chính xác.
Trả lờiXóaLời bình hay nhưng phải thay từ" VN "bằng " lãnh đạo VN" vì ông ThT 3 X khi bị phê bình" quyết liệt vụ Vina shin , Vinaline đã trả lời gợi ý từ chức của ông DTQuốc rằng:" Đảng còn tin cậy giao trách nhiệm thì tôi còn làm"-có nghĩa là 3 triệu sổ Đỏ chỉ có ông ấy là cột cờ cao và chắc nhất.Khi trước lên giọng với các nước A SEAN vì nghĩ mình có quan hệ tốt ,buộc chặt với anh Hai Tàu (to thứ nhì TG) bằng sợi dây 4 tốt , 16 vàng ...và vì trình có hạn không biết các bạn thu nhập bình quân gấp mấy lần mình - nay bị anh Hai Tàu cắm sừng đau quá phải vái tứ phương.Nói gần nói xa chẳng qua nói thật: muốn qua Phi cầu cạnh Mĩ can thiệp mạnh hơn , nhưng vẫn muốn không dân chủ dân chiếc gì hết để giữ ba cái ghế mục đục khoét tóe loe. NHỤC nhưng được ăn cả CỤC - nhưng Mĩ nó không NGU đâu.
Trả lờiXóathật ra thì Mỹ cũng muốn 2 thằng cộng sản này đánh nhau 1 trận
Trả lờiXóaLà một nước nhỏ và yếu nhưng vì biết chọn bạn mà chơi nên đến giờ phút này Philippin có được sự an toàn,tôi cho rằng đây là đường lối ngoại giao đúng đắn.Đừng nên tự cao tự đại chỉ chuốt hoạ vào thân.Tôi là người VN tôi cảm thấy rất thẹn khi dân tộc mình đang bị nhạo báng.
Trả lờiXóa