Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

"Campuchia sẽ tránh vấn đề Biển Đông càng xa càng tốt"

Chẳng nước nào dại dột phản đối Trung Quốc để ủng hộ Việt Nam. Việt Nam có tốt, có tử tế, có quan trọng với họ đâu. Không chỉ Campuchia, kể cả bạn Lào thủy chung cũng im lặng. Nhiều nước trong khu vực vẫn nhìn Việt Nam dù nghèo, ngu dốt, nhưng cư xử như một tên bá quyền khu vực, may có Trung Quốc khống chế giúp nên khu vực mới yên ổn. Nhìn các quan chức ngoại giao, ngoại thường Việt Nam múa may, lên giọng dạy dỗ, chỉ bảo các nước trong khu vực tại các hội nghị ASEAN..., lắm lúc thấy lộn ruột. Ngu dốt, vô học nhưng cứ tưởng mình giỏi. Họ im lặng lại tưởng họ thua mình... Rõ ràng hội nghị ASEAN vừa rồi là một thất bại chua cay của Việt Nam. Một bản tuyên bố chung chung vô thưởng vô phạt. Càng ngẫm càng thấy luật nhân quả là đúng. Chỉ có điều ngày xưa có lẽ quả đi sau nhân khá xa; đời cha ăn mặn, đời con khát nước; còn bây giờ quả xảy ra gần như tức thì: cha ăn mặn thì cả đời cha lẫn đời con đều sẽ khát nước.
"Campuchia sẽ tránh vấn đề Biển Đông càng xa càng tốt"
(GDVN)- Campuchia sẽ tìm cách duy trì mối quan hệ thân thiện với cả Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời giữ khoảng cách với vấn đề Biển Đông càng xa càng tốt.
Người dân Việt Nam tuần hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Bưu điện Phnom Penh ngày 12/5 đưa tin, việc các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị tại Myanmar cuối tuần qua ra tuyên bố chung, trong đó bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trước những diễn biến liên tục của tình hình Biển Đông đã làm tăng nỗi ám ảnh bị chỉ trích kịch liệt của Campuchia trong vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN 2 năm trước.

Trong năm 2012, Campuchia đã bị khu vực chỉ trích về việc nước này ngăn chặn một tuyên bố tương tự "theo chỉ thị của Trung Quốc" trong khi nổ ra cuộc khủng hoảng Scaborough.

Tuyên bố của các Ngoại trưởng ASEAN Thứ Bảy tuần trước được đưa ra sau căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều là đối tác kinh tế lớn của Campuchia.

Việt Nam đã kêu gọi các nước láng giềng ủng hộ mạnh mẽ tuyên bố của mình, lên án các hành vi cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận, Campuchia sẽ giữ im lặng trong vấn đề Biển Đông kể từ khi họ bị phản ứng dữ dội năm 2012, nhưng khoảng thời gian này đã tỏ ra hòa đồng với ASEAN khi cả khối đưa ra bản tuyên bố chung.
Nhà bình luận thời sự Campuchia Chea Vannath.

Trong trường hợp của Campuchia, họ không lựa chọn giữa Trung Quốc và Việt Nam, họ chỉ đi tới sự đồng thuận, và không có gì nghi ngờ rằng Trung Quốc đã vận động hành lang phía sau, giáo sư Thayer phân tích.

Nhà phân tích chính trị Campuchia Chea Vannath bình luận, Campuchia sẽ tìm cách duy trì mối quan hệ thân thiện với cả Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời giữ khoảng cách với vấn đề Biển Đông càng xa càng tốt.

"Mọi người đều muốn được thoải mái với Trung Quốc trong khả năng có thể. Tôi chắc chắn rằng Campuchia sẽ cố gắng để đứng ngoài vấn đề Biển Đông", bà Chea Vannath bình luận.

Phát biểu tại sân bay Phnom Penh đêm 11/5, Bộ trưởng Kao Kim Hourn kêu gọi các bên kiềm chế: "Việt Nam đã báo cáo tình hình Biển Đông tại cuộc họp về những thử thách Việt Nam đang phải đối phó. Quan điểm của chúng tôi là dựa trên luật pháp quốc tế, vấn đề cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình."


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét