Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Moscow cảnh báo điều quân vào Ukraine

Moscow cảnh báo điều quân vào Ukraine
THÚY HÀ- Nga có thể áp dụng giấy phép của Hội đồng Liên bang về việc sử dụng quân đội nếu Ukraine không chấm dứt bạo lực chống lại dân thường.
Hôm thứ Năm, ở phía Đông Nam của Ukraine, năm người ủng hộ liên bang hóa bị thiệt mạng do Kiev đã phái cảnh sát chống bạo lực và thiết bị quân sự đến chống người biểu tình hòa bình. Hoạt động quân sự tại Ukraine đã được ngừng lại sau khi Nga công bố diễn tập quân sự ở biên giới Nga - Ukraine.

Nhưng hôm thứ Sáu Kiev tuyên bố tiếp tục các hoạt động quân sự tại thị trấn Slaviansk. Moskva kêu gọi giảm thiểu leo thang xung đột nhưng cảnh báo sẽ bảo vệ công dân của mình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Thi hành Thỏa thuận Geneva ngày 17 tháng Tư về Ukraine là cách duy nhất để giải quyết tình hình. Tuy nhiên, tất cả các bên xung đột cần phải phải tuân theo thỏa thuận này. Không thể chấp nhận việc chỉ yêu cầu những người ủng hộ liên bang hóa Ukraine phải chấm dứt hoạt động phản đối, trong khi vẫn duy trì các băng nhóm vũ trang bất hợp pháp của phe dân tộc chủ nghĩa.

Việc sử dụng quân đội chống lại dân thường là tội ác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: “Hành động trừng phạt đó đã dẫn đến nhiều nạn nhân. Khoảng 160 xe tăng, 250 xe chiến đấu bộ binh bọc thép và thiết bị hạng nặng khác cùng với không quân được Kiev phái đi chiến đấu chống lại nhân dân của họ. Những người đẩy quân đội tới tội ác đẫm máu này cần phải chịu trách nhiệm, tôi tin tưởng rằng họ sẽ bị đưa ra trước công lý. Trong khi đó, các nước phương Tây bình thản theo dõi tất cả những điều này, ngày qua ngày lại yêu cầu Liên bang Nga ngừng can thiệp vào Ukraine và đưa quân ra khỏi biên giới.”

Trong khi đó, chính sự khởi đầu cuộc tập trận quân sự của Nga gần biên giới Ukraine đã ngăn chặn bạo lực đàn áp biểu tình của những người ủng hộ liên bang hóa ở Đông Nam Ukraine. Hôm qua, Tổng thống tạm quyền Alexander Turchinov đã phái quân đội đi bắn vào thường dân ở thành phố Slovyansk (tỉnh Donetsk).

Lệnh đàn áp được đưa ra sau chuyến thăm Kiev của Ngoại trưởng Mỹ Joseph Biden. Đồng thời 600 binh sĩ Mỹ đã được gửi đến tham gia cuộc tập trận ở Ba Lan và các nước Baltic. Và tàu chiến NATO đã xuất hiện ở Biển Đen và biển Baltic.

Tuy nhiên, theo truyền thống, phương Tây vẫn hung hăng cáo buộc Nga. Mặc dù chỉ có Moskva yêu cầu tuân thủ các thỏa thuận Geneva, và trên thực tế, ngoại trừ Moscow, thậm chí không có ai thử làm theo các thỏa thuận đó.

Giám đốc Viện người Nga hải ngoại Sergey Panteleev nói: “Ngay từ đầu Nga đã giữ quan điểm nhằm đảm bảo đảm bảo hòa bình ở Ukraina và không để tình hình xung đột phát triển thêm. Thật đáng tiếc, rất nhiều nỗ lực tác động quá trình sự kiện ở Ukraine theo cách này đã gặp phải phản ứng dữ dội của Mỹ. Không thể nói về Kiev như một bên độc lập. Cuộc gặp tại Geneva cho thấy rằng khi người Mỹ dường như chứng tỏ sẵn sàng tham gia đàm phán thì có nghĩa là tất cả các gói thỏa thuận sẽ biến dạng và sẽ được giải thích theo cách duy nhất vì lợi ích của phương Tây. Theo đó, Nga buộc phải làm việc ở phía ít có triển vọng thỏa thuận nhất trong khuôn khổ những khả năng gây ảnh hưởng đến tình hình mà nó có.”

Ngày 21 tháng Hai, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và chính phủ hiện tại của Kiev (khi đó là phe đối lập vũ trang) đã ký thỏa thuận về việc giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng ở Ukraine trong sự hiện diện của các Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Ba Lan và Đức.

Ngày hôm sau, trong nước diễn ra sự thay đổi chính phủ bằng bạo lực. Ban lãnh đạo Kiev mới quyết định thay đổi hiến pháp và tuyên bố tổ chức bầu cử vào ngày 25 tháng Năm.

Khu vực phía Đông Nam của Ukraine, nơi mà hầu hết cư dân nói tiếng Nga từ chối chấp nhận chính phủ mới và đòi phải tiến hành cải cách hiến pháp toàn diện trước khi bầu cử. Để đáp trả các cuộc biểu tình, Kiev đã gửi các đơn vị quân đội đến khu vực này.

Moscow không loại trừ rằng liên quan với các sự kiện gần đây ở Ukraina, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cần phải triệu tập phiên họp khẩn cấp.

4 nhận xét:

  1. Bác đừng có bộp chộp bình luận một cách cảm tính như vậy. Những lời Obama nói không phải là không có lí cho dù lời nói đó sẽ bị chính những người ha đẳng ném đá dữ dội. Những quốc gia như Nga, Trung Quốc hay Triều Tiên thì có muốn thượng đẳng thì cũng chẳng được. Hãy nhìn xem, trên thế giới người ta đánh giá người Nga là công dân hạng ba: man rợ, nát rượu (En xin làm đến chức tổng thống vẫn suốt ngày say xỉn), Trung Quốc cũng vậy, sang thế kỷ 21 mà vẫn còn có dân tộc ăn thịt người. Triều Tiên thì cần gì phải nói nữa... Nên, dù cực chẳng đã thì cũng phải thông cảm cho lời ông Ôbama

    Trả lờiXóa
  2. 1. Tôi đăng bài này, biết là quan điểm của Nga, nên không hề viết dòng nào bình luận; do đó bạn viết "Bác đừng có bộp chộp bình luận một cách cảm tính như vậy" là không đúng. Những đoạn bôi vàng để nhấn mạnh ý chính của bài.

    2. Việc "thế giới người ta đánh giá người Nga là công dân hạng ba: man rợ, nát rượu" bây giờ tôi mới biết. Chưa thấy ai nói vậy trừ bạn Nặc danh này. Người Nga chỉ có 140 triệu dân man rợ, nát rượu mà làm ra đủ thứ, từ đồ ăn thức uống tới máy bay, tàu chiến, chinh phục vũ trụ... Nhìn đất nước Nga rộng mênh mông mà họ làm công trình ở khắp nơi, đất nước họ quá tươi đẹp. Còn 92 triệu dân Việt ta đã và đang làm được cái gì ?

    3. Không có dân tộc nào là hạng 1, hạng 2 hay hạng 3. Mọi dân tộc đều bình đẳng; mỗi nền văn hóa dân tộc đều đáng tự hào, đáng phải gìn giữ. Chỉ có những kẻ ăn bám đế quốc, bóc lột nước nghèo... mới theo đuôi đám đế quốc mà cho rằng Mỹ, Tây Âu và đồng minh là hạng 1, dân Việt là hạng 2 (?) và dân Nga là hạng 3.

    Trả lờiXóa
  3. 4. Tôi không thông cảm cho lời ông Ôbama; ông ta là người thống lĩnh tập đoàn đế quốc chuyên dùng bạo lực để áp bức, bóc lột nước nghèo và dân nghèo trên toàn thế giới. Những phát biểu và hành động hiếu chiến và vô văn hóa của ông ta không thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  4. tôi rất thường xem trang web này. mặc dầu không thường cùng quan điểm của chủ xị. Nhưng quan điểm của bác ND xem thường dân tộc Nga và phân thức hạng giữa các dân tộc là không đúng về nhiều mặt và là cực đoan.

    - Nền tảng sức mạnh của Nga: Nga là một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho vị thế của LX trước đây và nước Nga sau này. Sau sự sụp đổ của LX, ít nhiều Nga có đi sau phương tây một số lĩnh vực (có thể nhiều hoặc ít) nhưng nền tảng khoa học kỹ thuật là rất mạnh. Nga cũng có đội ngũ nhà khoa học giỏi nhưng hiện nay còn đang làm thuê ở phương tây. Rất nhiều nhà khoa học Nga có vị trí lịch sử trong nền khoa học hiện đại đó là chưa kể về văn học (lĩnh vực này tui không rành nên không dám nói nhiều)

    TQ mặc dù được ca ngợi là nền kinh tế đang lên mạnh mẽ nhưng vẫn còn phải xây dựng nền tảng khoa học kỹ thuật cho quốc gia mình. Trước đây Khi LX và TQ còn chơi chung, Nga cũng chuyển giao cho TQ nhiều công nghệ. Và công nghệ cũng là đích ngắm của Đặng Tiểu Bình khi mở của làm ăn với phương tây. Nhiều khi bị phương tây cấm vận, TQ phải quay sang Nga để tìm kiếm. ví dụ như kỹ thuật quân sự...


    - Quan điểm tiến bộ về sự bình đẳng giữa các dân tộc: ngay ở VN cũng có quá trời người sáng say chiều xỉn hoặc hành động vô văn hóa. Tui nghĩ ở Phương tây cũng có. Nhưng tui không biết ít hay nhiều. Nhưng nếu nhìn vào một số người có hành động vô văn hóa mà xếp dân tộc này hạng 1 hay hạng 2 thì đó là quan điểm lạc hậu và phản động về mặt văn hóa.

    Ngay ở phương tây, chỉ những kẻ cực đoan, phát xít mới có quan điểm đó. Pháp luật phương tây có thể phạt những người có hành vi đối xử dựa trên sự phân biệt đó. Mặc dầu phương tây củng có lịch sử phân biệt như vậy nhưng họ đã có những bước xóa bỏ những điều đó. Và việc phân biệt đó chỉ còn rơi rớt ở những nhóm phát xít cực đoan.

    Lịch sử cho thấy việc phân biệt thứ hạng dân tộc là nguồn gốc của sự giết chóc và những hành vi tàn nhẫn.

    Tôi chỉ nói về việc phân biệt thứ hạng dân tộc chứ không có ý bênh vực quan điểm bài viết ở trên.

    Trả lờiXóa