Phải có sức ép mạnh, quan chức khuyết điểm mới từ chức
(VTC News)- Nhân việc Thủ tướng Hàn Quốc từ chức, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói cần phải có sức ép đủ mạnh quan chức mới chịu từ chức. GS nói: "Tôi không thấy ở quốc gia nào có trường hợp gần 130 trẻ chết vì dịch bệnh mà lại không có ai chịu trách nhiệm, ai cũng bình an vô sự. Không có nước nào coi thường sinh mạng con người như vậy".
GS Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh: VNN)
Ngày 27/4, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong Won xin từ chức sau khi không hoàn thành trách nhiệm trong thảm họa chìm phà khiến gần 200 người chết và hàng trăm người mất tích. Sự việc này khiến chúng ta phải tự đặt câu hỏi về trách nhiệm của các quan chức tại Việt Nam. VTC News đã có cuộc phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xung quanh chủ đề này.- Quan điểm của ông như thế nào xung quanh vụ việc Thủ tướng Hàn Quốc từ chức để nhận trách nhiệm sau vụ lật phà Sewol?
Tôi nhớ đây không phải lần đầu tiên một vị Thủ tướng Hàn Quốc từ chức. Tháng 3/2006, Thủ tướng Lee Hae Chan cũng đã phải xin từ chức vì đi chơi golf giữa lúc diễn ra cuộc biểu tình của nhân viên đường sắt trong toàn quốc, mặc dù ngày ông chơi golf đúng là ngày nghỉ lễ của nước này.
Nhìn hình ảnh ông Thủ tướng Chung Hong Won cúi thấp đầu xin lỗi dân chúng và đọc lời ông: “Là Thủ tướng tôi chắc chắn phải nhận trách nhiệm và từ chức. Tôi quyết định từ chức lúc này để không trở thành gánh nặng cho Chính phủ.” Tôi thấy hành động của ông ấy thật là quân tử.
Những hành động trên cho thấy quan chức Hàn Quốc có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng rất cao. Trước mỗi sai phạm trong công việc họ phụ trách hoặc liên quan đến những cấp, những người mà họ có ảnh hưởng, họ sẵn sàng nhận trách nhiệm cá nhân và từ chức ngay.
Thậm chí, có người còn tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự như Cựu Tổng thống Ro Moo Hyun. Tháng 5/2009, ông đã gieo mình xuống vách núi tự vẫn để kết thúc những ngày sống “khó khăn” do dư luận xì xào về sự dính líu của một số thành viên gia đình ông đến những vụ bê bối.
Nói gì thì nói, các vị lãnh đạo, cựu lãnh đạo ấy là những người giàu lòng tự trọng. Qua đó, tôi cũng hiểu vì sao đất nước Hàn Quốc lại phát triển nhanh như thế.
- Ông từng phát biểu trước báo chí rằng trong rất nhiều năm ông làm đại biểu Quốc hội, có nhiều quan chức mắc sai phạm nhưng không thấy ai từ chức. Từ đó đến nay đã có chuyển biến gì chưa, thưa ông?
Tôi chưa thấy một quan chức nào ở nước ta sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân về những yếu kém trong công tác quản lý của mình.
Khi có những việc làm sai, có những yếu kém, những quan chức này thường đổ lỗi cho ngành khác, người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cơ chế, thậm chí đổ lỗi cho… Đảng, cho dân.
Ở nước ngoài, người có trách nhiệm buộc phải từ chức còn là để bảo toàn danh dự, uy tín cho đảng cầm quyền.
- Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam vẫn còn tình trạng chạy chức chạy quyền. Vì vậy, khi chưa thu hồi đủ vốn, quan chức cũng chưa chịu rời ghế của mình. Ông bình luận gì về điều này?
Quyền lực ở Việt Nam thường đẻ ra rất nhiều lợi ích. Vì vậy, quan chức cũng chẳng dễ gì từ bỏ lợi ích của mình. Phải có một sức ép đủ lớn thì quan chức có khuyết điểm mới chịu từ chức. Nếu không có sức ép thì không ai từ chức.
- Đi vào những vụ việc cụ thể trong thời gian qua, ông cho rằng câu chuyện nào cần phải đem ra mổ xẻ?
Tôi cho rằng đó là câu chuyện dịch sởi bùng phát tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Tôi được biết, chỉ vì lây lan chéo mà chết gần 130 cháu, chủ yếu là tử vong ở một bệnh viện ngay trung tâm thủ đô Hà Nội.
Nếu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không đọc được thông tin trên Facebook và “xộc” vào bệnh viện kiểm tra ngay thì dịch sởi sẽ được giấu giếm mãi.
Để xảy ra tình trạng này, phải có ai chịu trách nhiệm chứ?
- Phải chăng ông đang muốn nói tới trách nhiệm của người đứng đầu Bộ Y tế?
Chắc chắn là Bộ trưởng Y tế, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội và Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phải chịu trách nhiệm. Một người có hiểu biết bình thường về bệnh sởi cũng có thể hiểu được rằng, khi có trẻ bị sởi mà cho tập trung trẻ quá đông trong không gian nhỏ chắc chắn bệnh sẽ lây lan.
Thế mà bệnh viện và ngành Y tế không có biện pháp giải quyết để bệnh sởi lây lan sang hết cháu này cháu khác và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đã thế lại còn giấu giếm để cho tình trạng nặng thêm. Chết đến 118 cháu rồi vẫn không chịu công bố dịch.
Đến lúc không đừng được, vẫn còn cố nghĩ ra một cách tu từ: “thông báo dịch” chứ không phải “công bố dịch”. Dịch sởi khiến người dân hoang mang, lẽ ra ngành Y tế phải có một chiến dịch tuyên truyền, hướng dẫn, tiêm chủng phòng bệnh và dập tắt dịch. Nhưng những biện pháp đưa ra rất yếu, hầu như không có tác dụng.
Tôi không thấy ở quốc gia nào có trường hợp gần 130 trẻ chết vì dịch bệnh mà lại không có ai chịu trách nhiệm, ai cũng bình an vô sự. Không có nước nào coi thường sinh mạng con người như vậy.
- Trong các kỳ họp, Bộ trưởng vẫn thường hứa trước Quốc hội sẽ làm tốt công việc mình phụ trách. Tuy nhiên, đơn vị nào sẽ giám sát và yêu cầu các Bộ trưởng chịu trách nhiệm nếu không thực hiện lời hứa?
Tôi thấy bây giờ các Bộ trưởng rất khôn khéo. Họ ít khi nhận trách nhiệm và cũng ít hứa hẹn lắm. Vì vậy, Quốc hội phải ra nghị quyết về kết quả chất vấn, xác định trách nhiệm của họ; buộc họ phải chịu những biện pháp kỷ luật nhất định nếu không cải thiện được tình hình. Không thể để lơ mơ mãi như thế này được.
Nhìn hình ảnh ông Thủ tướng Chung Hong Won cúi thấp đầu xin lỗi dân chúng và đọc lời ông: “Là Thủ tướng tôi chắc chắn phải nhận trách nhiệm và từ chức. Tôi quyết định từ chức lúc này để không trở thành gánh nặng cho Chính phủ.” Tôi thấy hành động của ông ấy thật là quân tử.
Những hành động trên cho thấy quan chức Hàn Quốc có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng rất cao. Trước mỗi sai phạm trong công việc họ phụ trách hoặc liên quan đến những cấp, những người mà họ có ảnh hưởng, họ sẵn sàng nhận trách nhiệm cá nhân và từ chức ngay.
Thậm chí, có người còn tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự như Cựu Tổng thống Ro Moo Hyun. Tháng 5/2009, ông đã gieo mình xuống vách núi tự vẫn để kết thúc những ngày sống “khó khăn” do dư luận xì xào về sự dính líu của một số thành viên gia đình ông đến những vụ bê bối.
Nói gì thì nói, các vị lãnh đạo, cựu lãnh đạo ấy là những người giàu lòng tự trọng. Qua đó, tôi cũng hiểu vì sao đất nước Hàn Quốc lại phát triển nhanh như thế.
- Ông từng phát biểu trước báo chí rằng trong rất nhiều năm ông làm đại biểu Quốc hội, có nhiều quan chức mắc sai phạm nhưng không thấy ai từ chức. Từ đó đến nay đã có chuyển biến gì chưa, thưa ông?
Thủ tướng Hàn Quốc tuyên bố từ chức, cúi đầu chịu trách nhiệm trong vụ chìm phà Sewol. |
Khi có những việc làm sai, có những yếu kém, những quan chức này thường đổ lỗi cho ngành khác, người khác, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cơ chế, thậm chí đổ lỗi cho… Đảng, cho dân.
Ở nước ngoài, người có trách nhiệm buộc phải từ chức còn là để bảo toàn danh dự, uy tín cho đảng cầm quyền.
- Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam vẫn còn tình trạng chạy chức chạy quyền. Vì vậy, khi chưa thu hồi đủ vốn, quan chức cũng chưa chịu rời ghế của mình. Ông bình luận gì về điều này?
Quyền lực ở Việt Nam thường đẻ ra rất nhiều lợi ích. Vì vậy, quan chức cũng chẳng dễ gì từ bỏ lợi ích của mình. Phải có một sức ép đủ lớn thì quan chức có khuyết điểm mới chịu từ chức. Nếu không có sức ép thì không ai từ chức.
- Đi vào những vụ việc cụ thể trong thời gian qua, ông cho rằng câu chuyện nào cần phải đem ra mổ xẻ?
|
Tôi được biết, chỉ vì lây lan chéo mà chết gần 130 cháu, chủ yếu là tử vong ở một bệnh viện ngay trung tâm thủ đô Hà Nội.
Nếu Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không đọc được thông tin trên Facebook và “xộc” vào bệnh viện kiểm tra ngay thì dịch sởi sẽ được giấu giếm mãi.
Để xảy ra tình trạng này, phải có ai chịu trách nhiệm chứ?
- Phải chăng ông đang muốn nói tới trách nhiệm của người đứng đầu Bộ Y tế?
Chắc chắn là Bộ trưởng Y tế, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội và Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phải chịu trách nhiệm. Một người có hiểu biết bình thường về bệnh sởi cũng có thể hiểu được rằng, khi có trẻ bị sởi mà cho tập trung trẻ quá đông trong không gian nhỏ chắc chắn bệnh sẽ lây lan.
Thế mà bệnh viện và ngành Y tế không có biện pháp giải quyết để bệnh sởi lây lan sang hết cháu này cháu khác và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đã thế lại còn giấu giếm để cho tình trạng nặng thêm. Chết đến 118 cháu rồi vẫn không chịu công bố dịch.
Đến lúc không đừng được, vẫn còn cố nghĩ ra một cách tu từ: “thông báo dịch” chứ không phải “công bố dịch”. Dịch sởi khiến người dân hoang mang, lẽ ra ngành Y tế phải có một chiến dịch tuyên truyền, hướng dẫn, tiêm chủng phòng bệnh và dập tắt dịch. Nhưng những biện pháp đưa ra rất yếu, hầu như không có tác dụng.
Tôi không thấy ở quốc gia nào có trường hợp gần 130 trẻ chết vì dịch bệnh mà lại không có ai chịu trách nhiệm, ai cũng bình an vô sự. Không có nước nào coi thường sinh mạng con người như vậy.
- Trong các kỳ họp, Bộ trưởng vẫn thường hứa trước Quốc hội sẽ làm tốt công việc mình phụ trách. Tuy nhiên, đơn vị nào sẽ giám sát và yêu cầu các Bộ trưởng chịu trách nhiệm nếu không thực hiện lời hứa?
Tôi thấy bây giờ các Bộ trưởng rất khôn khéo. Họ ít khi nhận trách nhiệm và cũng ít hứa hẹn lắm. Vì vậy, Quốc hội phải ra nghị quyết về kết quả chất vấn, xác định trách nhiệm của họ; buộc họ phải chịu những biện pháp kỷ luật nhất định nếu không cải thiện được tình hình. Không thể để lơ mơ mãi như thế này được.
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm chiều 10/6/2013 - (Ảnh:TT) |
Tôi cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm như trong thời gian vừa qua là chưa thành công. Không có Quốc hội nào trên thế giới có cách lấy phiếu tín nhiệm như thế. Quả nhiên, hiện tại việc lấy phiếu tín nhiệm đã phải tạm dừng. Trong tương lai phải thay đổi.
- Theo quan điểm của ông, việc lấy phiếu tín nhiệm cần thay đổi như thế nào?
Tôi cho rằng không nên chia thành 2 bước “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm”, mà chỉ thực hiện “bỏ phiếu tín nhiệm” thôi (thực chất là “bỏ phiếu bất tín nhiệm”). Cũng không nên tiến hành “bỏ phiếu (bất) tín nhiệm” đối với tất cả các chức danh vì như vậy sẽ rất cồng kềnh, và cũng không có lý, trừ trường hợp bỏ phiếu (bất) tín nhiệm đối với toàn bộ Chính phủ.
Nên chăng mỗi kỳ họp Quốc hội có một hòm phiếu thăm dò để các đại biểu tự bỏ phiếu bày tỏ quan điểm của mình: Kỳ họp này nên bỏ phiếu (bất) tín nhiệm đối với chức danh nào? Nếu kiểm phiếu, thấy trên 20% đại biểu đề nghị bỏ phiếu (bất) tín nhiệm với một chức danh thì Quốc hội sẽ thực hiện.
Kết quả, nếu trên 50% đại biểu không tín nhiệm chức danh đó thì Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc miễn nhiệm.
- Xin cảm ơn ông!
Lấy phiếu tín nhiệm từ ĐBQH ư ; Trò hề .
Trả lờiXóa90 triệu dân nhìn vào ĐBQH và hy vộng họ nói lên nguyện vọng của dân , nhưng họ chỉ in lặng , trừ 1 số nhỏ nói lên quan điểm của mình ,còn lại chỉ lá 1 bọn cơ hội , chuyên ăn theo ,nói leo chẳng có tác dụng gì .
Chẳng thế mà việc sửa đổi hiến pháp , hay rõ nhất là luật Đ Đ sửa đổi - Tốn bao nhiêu kỳ họp , bao nhiêu tiền của mà có gì thây đổi đáng kể đâu . Những vđ cốt lõi hầu như 0 thay đổi gì , vẫn những khúc mắc , bức xúc của dân 0 được giải quyết .
Nên thay đổi cơ bản thành phần ĐBQH
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa