Chìm nổi quan hệ Nga – Mỹ
Có thể không ngoa khi nói rằng, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ là mối quan hệ khó chịu và phức tạp nhất thế giới. Và chuỗi các sự kiện này đánh dấu mối quan hệ chìm nổi kéo dài 14 năm qua cho đến cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Và Mỹ luôn làm “kẻ đốt lửa”.
Người dân Ukraine cầu nguyện cho hòa bình. Ảnh: AP
Vào tháng 9-2001, khi hứng chịu tấn công khủng bố điên cuồng buộc phải mở chiến dịch “chống khủng bố” tại Afghanistan, Mỹ bất ngờ nhận được sự ủng hộ từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.Ông Putin đồng ý cho máy bay Mỹ chở hàng cứu trợ nhân đạo bay qua không phận Nga. Ông chủ Điện Kremlin thậm chí khẳng định, quân đội Mỹ có thể sử dụng căn cứ không quân của Nga tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á. Trong chuyến thăm của ông Putin đến trang trại Tổng thống G.W.Bush 2 tháng sau đó, nhà lãnh đạo Mỹ hết lời ca ngợi người đồng cấp Nga. Trong khoảnh khắc đó, dường như, sự ngờ vực và ác cảm của Chiến tranh Lạnh đã mờ dần.
Chỉ vài tuần sau, ông Bush tuyên bố rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, để có thể xây dựng một hệ thống ở Đông Âu nhằm bảo vệ các đồng minh NATO và các căn cứ Mỹ từ các cuộc tấn công tên lửa của Iran. Trong bài phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Putin cảnh báo, hành động này sẽ làm suy yếu những nỗ lực kiểm soát và không phổ biến vũ khí.
Và chuỗi các sự kiện này đánh dấu mối quan hệ chìm nổi kéo dài 14 năm qua cho đến cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Và Mỹ luôn làm “kẻ đốt lửa”.
TỪ KẾ HOẠCH MỞ RỘNG NATO
“Tình bạn thân thiết” Putin-Bush sau năm 2001 hình thành trong một vụ tranh chấp chính: mối quan hệ của Nga với các nước láng giềng.
Tháng 11-2002, Tổng thống Bush ủng hộ việc NATO mời 7 quốc gia - bao gồm các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ Estonia, Latvia và Lithuania - bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập liên minh này. Nga đặt câu hỏi “vì sao NATO tiếp tục phát triển khi kẻ thù mà nó muốn chiến đấu là Liên Xô, đã không còn tồn tại”.
Thomas E. Graham, người từng là giám đốc cấp cao của Tổng thống Bush về các vấn đề Nga tại Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết, nỗ lực lớn hơn nên được thực hiện để tạo ra một “hậu Xô Viết mới”, cấu trúc an ninh Châu Âu có thể thay thế NATO và bao gồm cả Nga. Ông Graham nói rằng, vấn đề Afghanistan chính là cách để đánh giá sự chân thành của ông Putin. Nhưng Phó Tổng thống Dick Cheney, Thượng nghị sĩ John McCain và các chính trị gia bảo thủ khác vẫn nghi ngờ ý định của Nga.
“3 XÁC TÀU”
Mối quan hệ Putin-Bush càng sáng tỏ trong năm 2008. Tháng 2 năm đó, Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia với sự hỗ trợ của Mỹ - động thái khiến Nga, một quốc gia ủng hộ Serbia, cố gắng các nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn. Vào tháng 4, Tổng thống Bush nhận được sự ủng hộ tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Bucharest để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Đông Âu.
Ông Bush kêu gọi NATO cung cấp cho Ukraine và Georgia cái được gọi là “Kế hoạch hành động thành viên”, một quá trình chính thức mà có thể đặt từng nấc thang đến con đường gia nhập liên minh này. Pháp và Đức không đồng ý, cảnh báo rằng, việc mở rộng NATO sẽ tiếp tục thúc đẩy lập trường mạnh mẽ khi Moscow lấy lại sức mạnh. Cuối cùng, liên minh chỉ đơn giản là đưa ra tuyên bố, hai nước “sẽ trở thành thành viên của NATO”. Đây là thỏa hiệp tồi tệ nhất – đối đầu với Moscow mà không cho Kiev và Tbilisi một lộ trình gia nhập NATO.
Một quan chức cấp cao Mỹ nhận định, các bước đi này được coi như là “xác 3 tàu lửa” vì Nga có cảm giác họ như là một nạn nhân. “Làm tất cả ba trong một - Kosovo độc lập, phòng thủ tên lửa và quyết định việc mở rộng NATO”. Năm 2008, Thủ tướng Putin đáp trả. Sau khi Georgia phát động cuộc tấn công để kiểm soát vùng ly khai thân Nga Nam Ossetia, ông Putin mở chiến dịch quân sự, đánh bại Georgia và giúp mang về chiến thắng cho Nam Ossetia và một khu vực ly khai thứ hai, Abkhazia.
Chính quyền Bush, bị mắc kẹt tại Iraq và Afghanistan, công khai phản đối, nhưng từ chối can thiệp quân sự ở Georgia. Putin nổi lên như là người chiến thắng và đạt được mục tiêu đứng lên chống lại phương Tây.
"CÀI ĐẶT LẠI" TỪ ĐÂU?
Sau chiến thắng bước ngoặt tại cuộc bầu cử năm 2008, ông Barack Obama trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Ưu tiên của ông chủ Nhà Trắng ngay khi lên nhậm chức là đánh giá sâu rộng về chính sách Nga. “Kiến trúc sư” là Michael McFaul, giáo sư nổi tiếng của Đại học Stanford.
Và họ thấy rằng, chỉ có một liên quan trực tiếp duy nhất đến quan hệ song phương với Moscow: Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới (START-II). Vì thế mà tân Tổng thống Obama lúc đó mới lập ra chiến lược “cài đặt lại” quan hệ với Moscow. Tháng 7-2009, ông đến Moscow để bắt đầu hiện thực hóa mục tiêu này. Năm 2011, ông Putin cáo buộc Ngoại trưởng Hillary Clinton bí mật tổ chức các cuộc biểu tình đường phố sau cuộc bầu cử quốc hội đánh dấu chiến thắng của đảng Nước Nga Thống nhất ở Nga.
Năm 2013, mối quan hệ Mỹ-Nga càng “rớt giá” thê thảm khi ông Putin tuyên bố cấp tị nạn cho “kẻ bán đứng” Nhà Trắng Edward Snowden. Ông Obama lần lượt hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh đã lên kế hoạch với ông Putin tại Moscow. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị Thượng đỉnh song phương bị hủy bỏ trong 50 năm qua. Sau đó vài tháng, những người biểu tình tại Kiev bắt đầu đòi Ukraine tiến gần hơn với Liên minh Châu Âu (EU) và được chính quyền Obama ủng hộ. Giới phân tích cho rằng, đó là một sai lầm của Mỹ. Bởi đối với Nga, Ukraine được xem là tối quan trọng đối với an ninh quốc phòng của Moscow. “Đường màu đỏ thực sự luôn luôn là Ukraine”, ông Jack F. Matlock- người từng là Đại sứ Mỹ tại Moscow (1987-1991) nhận định. “Khi bạn bắt đầu chọc vào khu vực nhạy cảm nhất, họ sẽ phản ứng gay gắt”, ông nói thêm.
Giờ đây, chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang là nguyên nhân khiến Điện Kremlin và Nhà Trắng có nguy cơ đối đầu quân sự. Khi Lầu Năm Góc điều quân đến Ba Lan và các nước vùng Baltic gần biên giới với Ukraine và Nga để “diễn tập quân sự”, Điện Kremlin ngày 25-4 vẫn đang tập trận gần biên giới với Kiev. Với bối cảnh quan hệ Nga-Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do cuộc khủng hoảng Ukraine, có thể nói, chính sách “cài đặt lại” của ông Obama đã thất bại thảm hại.
Và có lẽ, Nhà Trắng cũng đang không rõ phải “cài đặt lại” từ đâu? Giới phân tích lo ngại nguy cơ Thế chiến III.
Khả An
http://cadn.com.vn/news/92_113437_chi-m-no-i-quan-he-nga-my-.aspx
Nói gì thì nói nguời Việt vẫn yêu mến Mỹ hơn ???. Nhớ lại chuyến thăm VN của hai vị lãnh đạo nhà trắng TT Bush và TT Bill Clinton, dân Hà Nội hoan nghênh họ trên đường phố, dân chúng tay bắt mặt mừng. Còn Putin khi ghé thăm VN thì dân mình lắc đầu ngao ngán.
Trả lờiXóa