4 nguyên tắc chỉ đạo khi chơi thể thao với sếp
Tiến Hải: Hồi còn đương chức , trong một chuyến đi công tác ở tỉnh Q , thấy đồng chí Bí thư tỉnh ủy chân đi tập tễnh tôi bèn hỏi thăm , anh trả lời : “Hôm nọ chơi cầu lông , bị đối phương bỏ nhỏ một quả hiểm hóc quá , mình không đỡ kịp nên bị ngã , cái chân trái bị bong gân. Rất may là cũng nhẹ thôi , bóp thuốc mấy hôm bây giờ đã đi lại được rồi
Thủ quân Nguyễn Bá Thanh - Ảnh chỉ mang tính minh họa
Nhân chuyện đó , trong bữa ăn trưa , sau mấy ly rượu khai vị , tôi trách đồng chí Chánh Văn phòng : “Các cậu chơi cầu lông kiểu gì mà để đến nỗi sếp bị què chân”. Vì không có mặt Bí thư (sau khi làm việc với chúng tôi, Bí thư có việc gấp phải về Hà Nội) nên Chánh Văn phòng thoải mái trả lời : Mấy cậu nhân viên của em nó dốt quá anh ạ . Em đã dặn đi dặn lại chúng nó khi chơi cầu lông với sếp phải giữ vững mấy nguyên tắc :Một là , không được thắng sếp mà phải thua , nhưng phải làm sao để sếp cảm thấy là các cậu thua thật sự chứ không phải nịnh sếp mà cố ý thua . Muốn thế phải chơi thật quyết liệt nhưng phải tạo cơ hội để sếp làm bàn và tuyệt đối không được chơi những quả quá hiểm hóc làm cho sếp không đỡ được .
Hai là , khi sếp vụt cầu , các cậu phải đỡ cho khéo và cố ý nâng lên để khi quả cầu qua lưới , sếp có thể vụt thêm được một hai quả nữa . Đến quả thứ ba trở đi thì giả vờ không đỡ được . Nhưng giả vờ cũng phải cho khéo , làm sao để sếp cảm thấy khoái chí vì chiến tích của mình .
Ba là , khi tấn công không được quá nhẹ nhàng nhưng cũng không được chơi quá hiểm , quá ác . Phải làm sao cho sếp có thể đỡ được những quả vụt của các cậu , tuyệt đối không được để sếp phải phơi bụng trước bàn dân thiên hạ .
Bốn là , phải thua sếp nhưng thua sát nút , không được để thua với khoảng cách quá xa . Có như thế thì sếp mới khoái chí và mới hăng máu .
Mặc dù em đã dặn đi , dặn lại như thế rồi nhưng không hiểu sao chính cậu lái xe của sếp lại chơi khăm sếp đến như vậy . Em mắng , nó bèn gãi đầu , gãi tai và phân bua : “Chẳng hiểu sao khi vào cuộc cái máu ăn thua của em nó cứ nổi lên theo bản năng . Thấy sếp hớ hênh em bèn bỏ nhỏ , không ngờ lại gây ra nông nỗi này . Lần sau em xin rút kinh nghiệm” .
Ảnh chỉ mang tinh minh họa. Nguồn: Trên mạng
Nhân câu chuyện của Chánh Văn phòng tỉnh ủy , tôi nhớ lại câu chuyện của người bảo vệ Bác Hồ hồi ở chiến khu Việt Bắc về việc Bác chơi bóng chuyền . Chuyện này tôi được nghe khi cùng nghỉ với ông tại nhà nghỉ của Trung ương ở Đầm Vạc , thị xã Vĩnh Yên , tỉnh Vĩnh Phúc . Ông ấy kể : “Hồi ở Việt Bắc , hầu như chiều nào khi hết giờ làm việc Bác cũng chơi bóng chuyền với anh em chúng tôi .
Trung phong Vũ Đức Đam - Ảnh chỉ mang tính minh họa
Khi chơi , bố già cũng hăng máu lắm và cũng có những quả hiểm hóc ra trò . Bọn tôi đều có tâm lý tạo điều kiện cho Bác làm bàn . Nhưng hành động đó không qua mặt Bác được . Bác biết ngay và bèn mắng : “Chơi thể thao mà các chú cũng nịnh cấp trên như thế thì đừng chơi nữa” . Từ đó hễ vào cuộc là chúng tôi chơi quyết liệt ngay từ đầu , bố già cũng nhiều phen phải ngã sóng soài để cứu bóng . Mà quả thật chơi như thế thoải mái hơn nhiều ” .
Nhưng đã chơi thì phải với tinh thần thể thao thật sự , đừng có cái kiểu anh nhỏ nịnh anh to , sếp bé nịnh sếp lớn làm cho bản chất tốt đẹp của thể thao bị méo mó , biến dạng ./.
Tác giả: Tiến Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét