Bên trong Dinh thự đặc biệt nhất Sài Gòn
Không chỉ có các khu vực trưng bày những vật dụng thời chiến, bên trong Dinh Độc Lập tại TP.HCM còn giữ nguyên hệ thống đường hầm và các phòng làm việc, hội họp, tiệc thời chiến.
Dinh Độc Lập (trước đây là Dinh Norodom, nay là Dinh Thống Nhất) là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của TP.HCM, được đưa vào sử dụng từ ngày 31/10/1966. Đây là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Đường dẫn vào hầm trong Dinh. Nguyễn Văn Thiệu là người đứng đầu chế độ cũ, có thời gian nắm quyền lâu nhất tại đây (từ tháng 10/1967 - 21/4/1975).
Khu vực trưng bày các bức ảnh và vật dụng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những tư liệu lịch sử về cuộc Tổng tiến công và nổi dật mùa xuân 1975.
Chiếc xe Jeep M152A2, đây là phiên bản của chiếc Jeep đã đưa Tổng thống Dương Văn Minh sang Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính quyền cách mạng trưa 30/4/1975.
Xe Mercedes Benz 200 W110 của Đức được sản xuất vào thập kỷ 1960 là một trong những chiếc xe mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã sử dụng. Đây là chiến lợi phẩm của Trung đoàn 48, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1 quân Giải phóng đi đánh vào căn cứ Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa lúc 9h10 ngày 30/4/1975.
Lá cờ, con dấu và huân huy chương thứ hạng cao của chế độ cũ mà bộ đội ta thu được trong Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975.
Mũ của trung úy Bùi Quang Thận, người đã cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11h30' ngày 30/4/1975.
Khẩu AK của đơn vị tăng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 cũng được trưng bày tại đây.
Bếp bên trong Dinh. Đây là nơi nấu ăn phục vụ các buổi tiệc chiêu đãi trọng thể, được trang bị hiện đại như bếp của khách sạn 5 sao thời bấy giờ. Các thiết bị đều được làm bằng inox, sản xuất tại Nhật 1966, sử dụng gas và điện, có kho lạnh riêng biệt để bảo quản thức ăn, có hệ thống hút khí và thang máy vận chuyển 100kg lên các tầng trên.
Trên sân thượng vẫn còn một chiếc trực thăng UH1. Đây là loại máy bay chiến đấu do hãng Bell (Mỹ) chế tạo, trang bị cho Mỹ năm 1959 và sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962. Hai khoanh tròn đỏ cũng như mảnh bom còn sót lại ghi nhớ vụ ném bom ngày 8/4/1975 của phi công Nguyễn Thành Trung.
Lối lên xuống trải thảm nhưng không được sử dụng giữa tòa nhà Dinh Độc Lập.
Phòng khách của Tổng thống gồm hai phòng thông nhau.
Phòng trình quốc thư. Năm 1975 có nhiều nước đặt Đại sứ quán tại Sài Gòn. Các Đại sứ đến đây trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống. Nội thất căn phòng nổi bật với bức tranh "Bình Ngô đại cáo" gồm 40 miếng nhỏ ghép lại miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ 15.
Phòng Khánh tiết, có sức chứa 500 người, để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, ra mắt nội các. Tháng 11/1975, tại đây diễn ra Hội nghị Hiệp thương chính trị bàn các vấn đề thống nhất hai miền Nam Bắc.
Phòng Đại yến, nơi tổ chức các cuộc chiêu đãi với sức chứa hơn 100 khách. Ngày 31/10 năm 1967, nơi đây diễn ra bữa tiệc nhân lễ nhậm chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ.
Phòng nội các, nơi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Tổng trưởng và Nội các Việt Nam Cộng hòa.
Phòng ăn với buồng kính, trải thảm sang trọng, sạch sẽ.
Rạp xem phim với sức chứa 50 khán giả.
Khu vực đặt máy chiếu phim.
Thảm cỏ xanh hình oval trước cửa Dinh rộng cả nghìn m2.
Hoàng Hà
Quá đẹp, tiếc thay mọi chuyện phải làm lại từ đầu. Dù sao phải cám ơn CS và bác Hồ, nhờ thế mới có Việt kiều Mỹ, có mơ cũng không được.
Trả lờiXóa