Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Ấn - Nhật đập nát “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc

Chiến lược khống chế Ấn Độ Dương của Trung Quốc (2):
Ấn Độ bắt tay Nhật Bản đập nát “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc
Song song với phục hồi “Tuyến đường tơ lụa trên biển”, Trung Quốc cũng âm mưu xây dựng “chuỗi ngọc trai”, bắt đầu từ đảo Hải Nam, chạy tới tận vùng biển Ấn Độ Dương, vây chặt khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

"Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc vây quanh Ấn Độ
Chiến lược nguy hiểm: “chuỗi ngọc trai trên biển”
Trung Quốc hiện đang tích cực tận dụng các mối quan hệ với các quốc gia Ấn Độ Dương để chớp thời cơ xây dựng các căn cứ quân sự. Điều kiện đầu tiên mà Trung Quốc đặt ra trong hợp tác chính trị, quân sự là được phép xây dựng các căn cứ quân sự. Đây là vấn đề được Bắc Kinh hết sức coi trọng.

Bắc Kinh đang có tham vọng xây dựng một số “căn cứ hỗ trợ chiến lược ở nước ngoài” phù hợp với quy định quốc tế, theo nhiều cấp độ khác nhau, nhằm xây dựng “chuỗi ngọc trai”, bắt đầu từ đảo Hải Nam, chạy tới tận vùng biển Ấn Độ Dương, vây chặt khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

Thuật ngữ “chuỗi ngọc trai” là tên của sách lược triển khai về an ninh hàng hải - quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên “Tương lai của năng lượng châu Á” được Mỹ đưa ra vào năm 2005.

“Chuỗi ngọc trai” chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam qua biển Đông, qua eo biển Malacca, sang Ấn Độ Dương… đến tận châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là các nước dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan….

Hiện Trung Quốc đã mở một căn cứ quân sự tại đảo Sittwe thuộc quần đảo Coco, thuê của Myanmar. Quần đảo này nằm gần các đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ tại biển Andaman. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là có kế hoạch sử dụng các cảng Gwadar (Pakistan), Hambantota (Sri Lanka)… để giám sát Ấn Độ.


Tàu chiến hiện đại nhất Myanmar số hiệu F11 lớp Aung Zeya

Việc bàn giao quản lý cảng Gwadar gần đây cho một công ty Trung Quốc đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony miêu tả là một vấn đề đặc biệt quan tâm đối với chính phủ nước này. Cảng Gwadar nằm ở cửa Vịnh Persian và cách Eo biển Hormuz khoảng 400 km, một tuyến đường cung cấp dầu quan trọng của thế giới.

Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện chiến lược nguy hiểm này. Các cơ sở hậu cần-kỹ thuật và căn cứ quân sự của họ có thể được xây dựng trên 3 cấp độ như sau:

Cấp độ thứ nhất là các cơ sở tiếp tế nhiên liệu cho các tàu chiến trong thời bình có thể đặt ở cảng Djibouti của Yemen và cảng Salalah - Oman, đều thuộc vịnh Aden. Các hoạt động tiếp nhiên liệu này là một phần của các hoạt động thương mại quốc tế.

Cấp độ thứ hai là các cơ sở bán cố định cho phép các tàu chiến cập bến, các máy bay trinh sát cất cánh cố định và các nhân viên hải quân hoạt động trên bờ. Địa điểm lý tưởng để đặt căn cứ này là cảng Seychelles thuộc Cộng hòa Seychelles, một quốc đảo gồm 155 đảo lớn nhỏ thuộc châu Phi nằm trên Ấn Độ Dương.

Cấp độ thứ ba là một căn cứ Hải quân với đầy đủ chức năng, cung cấp bảo trì tàu chiến, vũ khí, đạn dược, kho dự trữ chiến lược. Địa điểm lý tưởng cho căn cứ này là ở Pakistan với một thỏa thuận dài hạn giữa hai nước.

Nhât-Ấn hợp lực đập nát "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc

Theo chiều ngược lai, Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có biên giới biển trong khu vực và một số đối thủ của Trung Quốc, đặc biệt là một số nước Đông Nam Á và Nhật Bản, nhằm ngăn chặn và phá vỡ “chuỗi ngọc trai” của Bắc Kinh đang vây quanh mình.

Để có thêm đồng minh, Ấn Độ đã bắt tay với Nhật Bản, triển khai hàng loạt lĩnh vực hợp tác quan trọng như: Tài chính, kinh tế, giao thông, hạt nhân. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Kishida cho biết, Nhật Bản sẽ viện trợ cho Ấn Độ gần 220 tỷ Yên (tương đương 2,34 tỷ USD) để Ấn Độ xây dựng các cơ sở hạ tầng quốc phòng.

Hai bên còn nhất trí thể chế hóa và tăng cường tần xuất các cuộc diễn tập quân sự chung giữa hải quân 2 nước. Ngoài ra, Nhật và Ấn còn tăng cường hợp tác kỹ thuạt quân sự, vũ khí, trang bị. Đặc biệt là Tokyo sẵn sàng cung cấp thủy phi cơ tuần tra hàng hải US-2 ShinMaywa cho New Dehli để tăng cường khả năng giám sát biển.

Từ khi bắt tay nhau, cả Ấn và Nhật cùng hiệp lực đối phó với Trung Quốc. Nhật đã tích cực xuất khẩu, viện trợ và giúp đỡ các quốc gia xung quanh, đặc biệt Đông Nam Á để bao vây, cô lập Trung Quốc.

Với hy vọng cải thiện mối quan hệ với Myanmar, để đối phó với sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực, Ấn Độ đã quyết định sẽ giúp Myanmar sản xuất các tàu tuần tra xa bờ và huấn luyện binh lính nước này tại các cơ sở quân sự của Ấn Độ.


Nhật Bản sẽ bán thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ

Theo thỏa thuận vừa đạt được tháng 7-2013, các tàu tuần tra xa bờ này sẽ được chế tạo, tại các nhà máy đóng tàu của Ấn Độ và việc huấn luyện các sỹ quan và thủy thủ Hải quân Myanmar, cũng sẽ được tiến hành tại các cơ sở quân sự của Ấn Độ.

Đồng thời, Ấn Độ còn thiết lập quan hệ hợp tác với hàng loạt quốc gia Đông Nam Á khác để xây dựng vành đai chống Trung Quốc. Việc lôi kéo được Tokyo đã giúp New Dehli tiếp cận được với hàng loạt quốc gia Asean khác có mẫu thuẫn nhất định với Bắc Kinh như Indonesia, Philippine, Malayssia…

Về phía Nhật, ở khu vực này, Tokyo đã xây dựng quan hệ chính trị rất tốt đẹp với Myanmar thông qua chiến lược dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang và xóa nợ cho nước này, hòng “đánh tập hậu” tại nơi vốn từng là sân sau của Trung Quốc.

Song song với nó, Nhật còn dùng uy tín của mình viện trợ hàng tỷ USD cho các nước châu Phi. Bề ngoài gói viện trợ này được dành cho công tác “bảo đảm an ninh và chống khủng bố tại các nước châu Phi”, nhưng ẩn đằng sau nó là chiến lược dùng viện trợ kinh tế để xây dựng quan hệ chính trị hòng hạ thấp ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.

Mục đích chính của Nhật-Ấn là đẩy bật Trung Quốc ra khỏi châu Phi, nguồn cung dầu mỏ rất quan trọng đối với nền kinh tế phát triển quá nóng của Trung Quốc. Nếu ảnh hưởng kinh tế bị suy giảm, tất yếu sẽ kéo theo những hệ lụy xấu về mặt chính trị - quân sự, âm mưu xây dựng các cảng biển của châu Phi làm một mắt xích trong “chuỗi ngọc trai” sẽ hoàn toàn phá sản.

Thu Huệ
Tổng hợp
Trung-Ấn và cuộc chiến giành giật Ấn Độ Dương
Viễn cảnh khốc liệt của cuộc đấu vũ khí hạt nhân Trung-Ấn
Ấn Độ thành lập quân đoàn tác chiến sơn địa, chuyên trị Trung Quốc.
Trung Quốc lép vế trước Ấn Độ trong tranh chấp biên giới
Không quân Ấn Độ đè bẹp không quân Trung Quốc trên cao nguyên Tây Tạng?
Trung Quốc sợ khả năng cơ động đường không cực nhanh của Ấn Độ
Ấn Độ lập “Chuỗi tràng hạt” kiểm soát biên giới Trung-Ấn
http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/An-Do-bat-tay-Nhat-Ban-dap-nat-chuoi-ngoc-trai-cua-Trung-Quoc/548832.antd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét