Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Chủ tiệm vàng Hoàng Mai có thể gửi đơn tố cáo

Đáng buồn là ở Việt Nam, tố cáo ai thì được chứ tố cáo công an thì chắc coi như kiện củ khoai. Công an có vô vàn mánh khóe để bao che, bảo vệ, chạy tội... cho nhau.
Chủ tiệm vàng Hoàng Mai có thể gửi đơn tố cáo
Theo luật sư, chủ tiệm vàng Hoàng Mai ở quận Bình Thạnh, TP.HCM có thể tố cáo Lệnh khám xét, việc bị niêm phong vàng để giải quyết. 'Vụ bắt 100 đô, niêm phong cả triệu đô': Chủ tiệm vàng nhập viện / 'Vụ bắt 100 đô, niêm phong cả triệu đô': Lệnh khám ký 1 ngày trước khi bắt quả tang / Ngân hàng Nhà nước: Chỉ niêm phong vàng khi có chứng cứ vi phạm
Tiệm vàng Hoàng Mai thời điểm bị lực lượng chức năng khám xét. Ảnh: ĐSPL
Liên quan đến vụ việc tiệm vàng Hoàng Mai vi phạm đổi 100 USD dẫn tới việc bị Công an khám xét, niêm phong 559 lượng vàng, có nhiều ý kiến. Trên báo chí các luật sư phân tích Công an quận Bình Thạnh có dấu hiệu lạm quyền. Việc ra lệnh khám xét hành chính của Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh cũng trái luật. Phía đại diện Ngân hàng Nhà nước thì khẳng định không thể niêm phong số lượng vàng trên nếu không có bằng chứng giao dịch trái phép.

Để giải quyết vấn đề đúng sai ra sao cần phải có cơ quan thẩm quyền vào cuộc. Theo LS Trịnh Anh Dũng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) chủ tiệm vàng Hoàng Mai có thể gửi đơn tố cáo để được giải quyết. Đơn vị nhận thụ lý trong trường hợp này là Cục điều tra hình sự của Viện KSND Tối cao, đơn vị có chức năng điều tra sai phạm trong lĩnh vực hoạt động tư pháp.

Trên cơ sở kết quả giải quyết nếu như phía công an đúng thì không nói làm gì nhưng nếu kết quả xác định cơ quan công an niêm phong số vàng trên là sai, lệnh khám xét là sai thì có hai kết quả, sai ở mức độ bị xử lý hành chính hay đến mức độ xử lý hình sự.

Nếu việc làm của công an sai thì chủ tiệm vàng Hoàng Mai có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. Điều 1 của Luật này có phạm vi điều chỉnh như sau: trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại. Còn đối tượng được bồi thường là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần trong các trường hợp quy định tại Luật này thì được Nhà nước bồi thường.

Ngọc Lương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét