Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Có một người mang tên Phùng Chí Kiên

Theo tác giả bài này, năm 1947 Phùng Chí Kiên được truy phong Hàm tướng do Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký. Lưu ý Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948, tức là sau Phùng Chí Kiên. Tuy nhiên vì Phùng Chí Kiên được phong Hàm tướng chứ không cụ thể là cấp tướng nào nên Võ Nguyên Giáp trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Di tích Khau Pàn, xã Đức Vân, Ngân Sơn, Bắc Kạn nơi Phùng Chí Kiên đã hy sinh

Nơi Phùng Chí Kiên ra đời và lớn lên. Ảnh: Trần Hoài

Lượt thuật về Phùng Chí Kiên:

Quê Nghệ An, thoát ly gia đình từ nhỏ, sau đó tham gia một số phong trào yêu nước. Không vợ con.
Tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng hội, rồi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Học Trường Quân sự Hoàng Phố, làm Đại đội trưởng, rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn Hồng quân Trung Quốc. Học Trường Đại học Phương Đông ở Moskva ở Liên Xô

Từ năm 1941 đã cùng thành lập và chỉ huy Đội Du kích Bắc Sơn, sau là Cứu quốc quân số 1 - là tổ chức lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam.

Ông bị mật thám và quân Pháp bắt bỏ tù và liên tục truy lùng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bọn địch khi ấy treo thưởng cho thủ cấp của Nguyễn Ái Quốc là năm tạ muối, của Phùng Chí Kiên là ba tạ muối.

Năm 1941, đơn vị do Phùng Chí Kiên chỉ huy bị địch phục kích tại xã Bằng Đức (huyện Ngân Sơn). 


"Đồng chí Phùng Chí Kiên bị thương nặng nhưng vẫn gắng sức bắn chặn để đồng đội rút khỏi vòng vây. Bắn hết viên đạn cuối cùng đồng chí sa vào tay giặc. Thực dân Pháp tra tấn dã man nhưng đồng chí Phùng Chí Kiên vẫn một lòng kiên trung, không khuất phục kẻ thù. Khi đồng chí bị thương nặng, đã bị giặc mang phơi ngoài trời mưa lạnh cho đến khi đồng chí trút hơi thở cuối cùng. Sau đó, chúng hèn hạ chặt đầu đồng chí đem bêu ở cầu Ngân Sơn. Năm ấy, đồng chí vừa tròn 40 tuổi."

Tóm lại ông là người có năng khiếu quân sự, được đào tạo bài bản, là tướng lĩnh đầu tiên của quân đội. Là nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, từng là Ủy viên Thường vụ Trung ương tương đương như Uỷ viên Bộ Chính trị ngày nay, là bậc tiền bối lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

1947, Truy phong Hàm tướng do Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký.
1994, Tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.

2003, Công nhận liệt sĩ với bằng Tổ quốc ghi công (62 năm sau ngày mất)

Thông báo số 161-TB/TW ngày 10/6/2008 của Ban Bí thư 
do đồng chí Trương Tấn Sang ký về việc xây dựng nhà thờ và khu tưởng niệm đồng chí Phùng Chí Kiên

Đã 5 năm, hình như vẫn còn trên giấy, Thợ cạo gúc chưa thấy Khu di tích lịch sử hay Nhà lưu niệm.

Mọi sự sự đều muộn màn, vì sao như vậy? Nhìn ngôi nhà nơi sinh của một tướng oanh liệt, một nhà hoạt động chính trị lẫy lừng thấy buồn làm sao!. Kạo em đây giỡn chơi với quân Pol Pot, trầy da chút xíu cũng cái bằng như ông. Chí công vô tư theo lời dạy của Hồ Chí Minh ở đâu nhỉ ?

Mời các bạn tìm hiểu thêm links tham khảo:

Chuyện còn ít biết về Tướng Phùng Chí Kiên

Khau Pàn- Nơi ghi dấu về liệt sĩ Phùng Chí Kiên

Phùng Chí Kiên qua tư liệu Nga – Pháp

Phùng Chí Kiên – Một tài năng quân sự kiệt xuất
Phùng Chí Kiên-một tài năng quân sự kiệt xuất - Kỳ II

Khúc bi tráng của vị tướng đầu tiên
Khúc bi tráng của vị tướng đầu tiên - Kỳ 2
Khúc bi tráng của vị tướng đầu tiên - Kỳ 3
Khúc bi tráng của vị tướng đầu tiên - Kỳ 4
Khúc bi tráng của vị tướng đầu tiên: Chưa có hồi kết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét