Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
'Chúng tôi họp kín cũng căng với nhau lắm'
Hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu tiếp xúc cử tri Q.1 và Q.3 (TP.HCM), trả lời nhiều bức xúc xung quanh các vấn đề kinh tế, xã hội hiện nay...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải) tiếp nhận
ý kiến phản ánh của cử tri -Ảnh: Diệp Đức Minh
Dẫn ra câu nói của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan “ăn của dân không trừ một cái gì” khi nhắc đến các vụ việc tiêu cực, tham nhũng gây bức xúc, cử tri Nguyễn Tiến Lộc hỏi thẳng: “Kỳ họp Quốc hội lần này có tìm được ra ai ăn không?”. Ông Lộc chất vấn thêm: “Có tình trạng tham nhũng trong Ban Phòng chống tham nhũng không?”.
Cử tri Vũ Ngọc Bình nói: “Trung ương vẫn chưa dám nhìn thẳng vào sự thật tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Một bộ phận không nhỏ tức là lớn, lớn tức là nhiều, sao không dám nói thẳng là nhiều tham nhũng, thoái hóa, biến chất mà chỉ nói một bộ phận?”.
Về ý kiến của cử tri Lộc, Chủ tịch nước trả lời: “Đó không phải câu suy luận mà là qua kết quả thanh tra, điều tra, anh em báo lại và qua đi thăm viếng, giám sát, thì thấy tình hình như thế, chỗ nào cũng có tiêu cực. Nói như thế là nói văn chương, chứ nói nôm na, dân dã là làm gì ăn nấy, làm gì cũng ăn hết trọi, loang lổ chỗ nào cũng có tiêu cực, rất là bức xúc”.
Chủ tịch nước nói tiếp: “Anh Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc hội - PV) cũng bức xúc như các đồng chí đây. Nghe báo cáo tình hình mà chưa đẩy lùi được, anh cũng hỏi thẳng trong ban chống tham nhũng các cấp có ai tham nhũng không? Bức xúc mà, hỏi thẳng tại sao mấy ông đẩy lùi không được? Có ai không? Truy với nhau đến cỡ như vậy mà”. “Chúng tôi cũng nặng nhẹ lắm, thưa các đồng chí. Báo chí không tham dự nhưng những cuộc họp kín cũng căng với nhau lắm, chứ không phải bình thường", Chủ tịch nước chia sẻ. Theo ông, "những chuyện như thế kể ra cũng không phải để làm gì, nhưng để thấy chức trách của mình cũng chưa tròn với nhân dân”.
“Mọi người cũng cần phải ra tay...”
Giới thiệu là bí thư chi bộ khu phố nên “ý kiến phát biểu là ý kiến của tập thể đảng viên và người dân khu phố chứ không phải ý kiến cá nhân”, cử tri Trần Đăng Tâm đề cập: “Tổng bí thư đã nói rồi, thoái hóa, biến chất làm mất lòng tin của dân. Vậy tại sao lại thoái hóa, biến chất? Có phải bây giờ không còn chỗ để tin nữa?”. Trong khi đó, cử tri Trần Gia Phú nhìn nhận: “Không tham nhũng thì đất nước phát triển mạnh hơn rồi. Lợi ích nhóm là những nhóm nào? Người dân có cảm giác nhà nước còn e dè trong việc chống tham nhũng, kết quả chưa được bao nhiêu...”.
Trước các ý kiến bức xúc của cử tri, Chủ tịch nước cho biết Đảng cũng đã khẳng định tình trạng tham nhũng sẽ đe dọa tồn vong chế độ. “Như vậy là nói hết từ ngữ rồi. Lãnh đạo từ xã đến trung ương đi đâu cũng đều nhắc. Các đồng chí cơ quan chuyên môn cũng đều nói. Rõ ràng là nói không có sai”, Chủ tịch nước nhìn nhận.
Về kết quả chống tham nhũng, thoái hóa, biến chất, Chủ tịch nước nói: “Kết quả mang lại nói không có gì hết là không phải. Mình cũng không nên cường điệu... Nhưng rõ ràng kết quả mang lại chưa đạt như mong muốn của chúng ta. Cho nên cái ray rứt, bức xúc của dân rất là phải thôi”.
“Chủ trương đã có hết nhưng bây giờ chúng ta làm chưa đạt, thì phải làm gì?”, Chủ tịch nước đặt vấn đề, rồi nhấn mạnh: “Cần thúc đẩy phát hiện, cái này cơ quan chức năng làm. Tôi nghĩ bà con cử tri cũng tham gia phát hiện, mọi người cũng cần phải ra tay, chứ không còn cách nào”. “Không thể chấp nhận, cam chịu một thực trạng không đạt yêu cầu mãi đâu”, ông nói thêm.
Nhiều ý kiến của cử tri còn phản ánh và cảnh báo về tình trạng “cán bộ quyền to nhưng trách nhiệm nhỏ”, “lợi ích nhóm tung hoành”, “giá xăng dầu, giá sữa, giá thuốc tăng... làm bà con cử tri lo lắng”… Chủ tịch nước cho biết “sẽ chuyển hết đến các cơ quan chức năng cụ thể, không bỏ sót chuyện gì đâu, mặc dù có việc khó, phức tạp”.
Về ý kiến của cử tri Lộc, Chủ tịch nước trả lời: “Đó không phải câu suy luận mà là qua kết quả thanh tra, điều tra, anh em báo lại và qua đi thăm viếng, giám sát, thì thấy tình hình như thế, chỗ nào cũng có tiêu cực. Nói như thế là nói văn chương, chứ nói nôm na, dân dã là làm gì ăn nấy, làm gì cũng ăn hết trọi, loang lổ chỗ nào cũng có tiêu cực, rất là bức xúc”.
Chủ tịch nước nói tiếp: “Anh Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc hội - PV) cũng bức xúc như các đồng chí đây. Nghe báo cáo tình hình mà chưa đẩy lùi được, anh cũng hỏi thẳng trong ban chống tham nhũng các cấp có ai tham nhũng không? Bức xúc mà, hỏi thẳng tại sao mấy ông đẩy lùi không được? Có ai không? Truy với nhau đến cỡ như vậy mà”. “Chúng tôi cũng nặng nhẹ lắm, thưa các đồng chí. Báo chí không tham dự nhưng những cuộc họp kín cũng căng với nhau lắm, chứ không phải bình thường", Chủ tịch nước chia sẻ. Theo ông, "những chuyện như thế kể ra cũng không phải để làm gì, nhưng để thấy chức trách của mình cũng chưa tròn với nhân dân”.
“Mọi người cũng cần phải ra tay...”
Giới thiệu là bí thư chi bộ khu phố nên “ý kiến phát biểu là ý kiến của tập thể đảng viên và người dân khu phố chứ không phải ý kiến cá nhân”, cử tri Trần Đăng Tâm đề cập: “Tổng bí thư đã nói rồi, thoái hóa, biến chất làm mất lòng tin của dân. Vậy tại sao lại thoái hóa, biến chất? Có phải bây giờ không còn chỗ để tin nữa?”. Trong khi đó, cử tri Trần Gia Phú nhìn nhận: “Không tham nhũng thì đất nước phát triển mạnh hơn rồi. Lợi ích nhóm là những nhóm nào? Người dân có cảm giác nhà nước còn e dè trong việc chống tham nhũng, kết quả chưa được bao nhiêu...”.
Trước các ý kiến bức xúc của cử tri, Chủ tịch nước cho biết Đảng cũng đã khẳng định tình trạng tham nhũng sẽ đe dọa tồn vong chế độ. “Như vậy là nói hết từ ngữ rồi. Lãnh đạo từ xã đến trung ương đi đâu cũng đều nhắc. Các đồng chí cơ quan chuyên môn cũng đều nói. Rõ ràng là nói không có sai”, Chủ tịch nước nhìn nhận.
Về kết quả chống tham nhũng, thoái hóa, biến chất, Chủ tịch nước nói: “Kết quả mang lại nói không có gì hết là không phải. Mình cũng không nên cường điệu... Nhưng rõ ràng kết quả mang lại chưa đạt như mong muốn của chúng ta. Cho nên cái ray rứt, bức xúc của dân rất là phải thôi”.
“Chủ trương đã có hết nhưng bây giờ chúng ta làm chưa đạt, thì phải làm gì?”, Chủ tịch nước đặt vấn đề, rồi nhấn mạnh: “Cần thúc đẩy phát hiện, cái này cơ quan chức năng làm. Tôi nghĩ bà con cử tri cũng tham gia phát hiện, mọi người cũng cần phải ra tay, chứ không còn cách nào”. “Không thể chấp nhận, cam chịu một thực trạng không đạt yêu cầu mãi đâu”, ông nói thêm.
Nhiều ý kiến của cử tri còn phản ánh và cảnh báo về tình trạng “cán bộ quyền to nhưng trách nhiệm nhỏ”, “lợi ích nhóm tung hoành”, “giá xăng dầu, giá sữa, giá thuốc tăng... làm bà con cử tri lo lắng”… Chủ tịch nước cho biết “sẽ chuyển hết đến các cơ quan chức năng cụ thể, không bỏ sót chuyện gì đâu, mặc dù có việc khó, phức tạp”.
“Chủ tịch nước đã làm được gì rồi ?”
Tại buổi tiếp xúc, có cử tri đã hỏi: “Chủ tịch nước đã làm được gì rồi?”. Chủ tịch nước đánh giá “đây là câu hỏi rất thú vị” và “tôi không dám nói gì nhiều quá đâu”. “Với tư cách của tôi là một đồng chí chủ chốt trong Đảng, trong Nhà nước thì phải tham gia chủ trương chính sách. Cái đó dứt khoát rồi, phải làm, rất tích cực; nhưng không thể làm trực tiếp được, tôi không thể thay quyền điều tra được. Cái gì tôi phát hiện, về tôi kêu mấy ông chức năng, giao ngay. Tôi theo dõi, chứ không thể bỏ qua được. Làm sao với cương vị tôi mà dẫn quân đi làm điều tra được. Anh đội trưởng đội điều tra quận làm được, chứ tôi không làm được việc đó đâu, phải đôn đốc anh em thôi. Rồi cũng phải xem xét hệ thống chính trị của mình, tức nhiên cũng là thành viên thôi. Không dám nói tích cực hay không, không dám, mà là thành viên có trách nhiệm”, ông chia sẻ.
Chủ tịch nước nói thêm: “Tham gia tích cực trên nhiều lĩnh vực, nhưng có trách nhiệm lớn vì tình hình chung chưa được đẩy lùi. Tôi thấy có trách nhiệm lớn. Bà con cử tri còn tín nhiệm thì làm tiếp, nếu không thì cũng về đây ngồi với bà con thôi, cũng bình thường thôi. Còn làm việc thì làm hết mình".
|
Đình Phú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét