Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Minh Bạch Trong Cuộc Sống

Sự thật đau lòng nhất ở Việt Nam là cơ chế quản lý xã hội làm cho đa số người dân, từ trẻ đến già, sinh ra tâm lý nói dối để có thể tồn tại. Từ nói dối những việc lớn, liên quan đến chính quyền, dẫn đến thói quen nói dối cả những việc rất nhỏ, hoàn vô thưởng vô phạt, không cần phải nói dối tý tẹo nào; từ nói dối ở cơ quan đến nói dối giữa những người thân trong gia đình... Người quen nói thật trở nên lạc lõng trong xã hội. Càng nghĩ càng đau lòng mà không biết làm thế nào.
Vì thế mà những người quen nói thật thường chỉ còn biết "thích đọc" chứ không "thích nói" hay "thích viết" nữa.
Một kỷ niệm không bao giờ quên: Năm 1989, lần đầu tiên đến Paris, tôi và một người bạn (sau này là tiến sĩ về kinh tế, chính trị thế giới) đến gặp giáo sư Gérard Destanne de Bernis, một nhà kinh tế học mác xít rất nổi tiếng, ủy viên trung ương Đảng cộng sản Pháp, đại biểu Quốc hội Pháp... Giáo sư cũng là người hết sức ủng hộ hợp tác khoa học Pháp - Việt và đứng ra chủ trì chương trình hợp tác để đưa chúng tôi sang Pháp học toán kinh tế. Giáo sư De Bernis hỏi bạn tôi đã đến gặp giáo viên hướng dẫn chưa. Bạn tôi trả lời đã đến, nhưng thư ký của giáo viên hướng dẫn thông báo ông đi công tác vắng. Thực sự thì bạn tôi chưa đến. Ngay lập tức GS De Bernis cầm điện thoại gọi trực tiếp cho giáo viên hướng dẫn. Đầu dây kia trả lời đã chờ cả buổi ở văn phòng mà không thấy thực tập sinh Việt Nam đến... Chắc đến đây ai cũng hiểu người bạn tôi xấu hổ đến mức nào khi chứng kiến cuộc điện đàm trên, dù rằng sau đó GS De Bernis không hề chê trách anh ta.
Sau sự kiện này, tôi rút ra kết luận: Mọi thông tin đều có thể kiểm tra đúng sai; chỉ có điều người ta có muốn kiểm tra hay không và có muốn thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng liên quan hay không. 

Do đó trong cuộc sống, tốt nhất là nên minh bạch. Minh bạch sẽ làm chúng ta hoàn toàn tự do (the truth will set you free).
Minh Bạch Trong Cuộc Sống
T/S Alan Phan
Hệ quả của sự thiếu minh bạch là việc mất niềm tin vào mình và vào người (A lack of transparency results in distrust and a deep sense of insecurity) – Dalai Lama



Sau 44 năm lăn lộn trên thương trường, tôi đã sống chung và làm việc với khá nhiều sắc dân: từ Mỹ đến Tây Âu rồi Đông Âu, từ Á đến Trung Đông, Phi Châu, từ già đên trẻ, từ nam đến nữ, từ địa vị làm thuê đến làm chủ… Mỗi dân tộc vì gốc gác văn hóa và môi trường mang nhiều khác biệt nên sự thể hiện của họ qua đời sống hàng ngày, qua công việc cũng rất dễ nhận ra theo tính chất và hiệu quả.

Bản lĩnh Việt

Theo quan sát cá nhân tôi, người Việt mang những cá tính rất đáng khen ngợi, trong đó, bản chất thông minh, ham học và cầu tiến tương đối nổi trội hơn các dân tộc khác. Ngoài ra, lịch sử và môi trường phải luôn đối phó với nhiều đối thủ nặng ký, nên một số lớn người Việt rất can đảm, liều lĩnh và biết hưởng thụ mỗi giây phút của đời mình.

Ở mặt trái, dân tộc Việt lại rất thủ đoạn, mung mánh, nhiều ganh tị hiềm khích. Hai mặc cảm tự ti cùng tự tôn hòa lẫn tạo ra hai thái cực đối chọi trong thái độ đối với người ngoài: lúc thì rất thân thiện hiếu khách, lúc thì thù hận ghét bỏ. Riêng tính che giấu và chỉ làm vì sĩ diện là một gánh nặng thấm nhuần cả ngàn năm từ văn hóa Trung Quốc. Sự khép kín không dám cởi mở này có lẽ tạo nên một truyền thống bảo thủ, một tầm nhìn chật hẹp và ngắn hạn.

Tôi tin rằng nếu chúng ta tìm được căn cơ để loại bỏ bớt những điểm yếu và thăng hoa những điểm mạnh, bản lĩnh Việt sẽ thừa sức sáng tạo để cạnh tranh trong nền kinh tế kiến thức đầy thử thách của toàn cầu.

Minh bạch để đạt tự do và thịnh vượng?

Tính minh bạch là yếu tố quan trọng nhất trong tư duy và hành xử của con người. Khi tự hứa với bản thân là mình sẽ luôn tuân thủ theo luật chơi, minh bạch với chính mình, với người chung quanh, thân hay lạ, với những sự kiện đã xẩy ra trong quá khứ hay những dự định cho tương lai, chúng ta sẽ thu ngắn rất nhiều khoảng cách tiến bộ với các dân tộc láng giềng, cũng như xa hơn.

Tôi chưa tìm ra một nghiên cứu sâu rộng nào về ảnh hưởng của tính minh bạch trên các định chế kinh tế, trên thể chế chánh trị hay trên niềm tin trong xã hội. Theo quan sát của cá nhân, những quốc gia có tính minh bạch cao thường là những quốc gia và dân tộc xếp hàng đầu về tự do và thu nhập (hai mệnh đề cốt lõi để người dân có thể theo đuổi hạnh phúc riêng của mình).

Trong khi đó, những xã hội nghèo kém và suy thoái thường chịu ảnh hưởng nặng nề của sự giả dối từ những quyền lực chánh trị độc đoán, từ những hoạt động thao túng của nhóm tư bản thân hữu, từ ngay cả các liên hệ xã hội và kinh tế của những người nghèo với nhau.

Suy từ thiên nhiên, những nơi chốn đen tối thiếu ánh sáng mặt trời thường mục rửa, ẩm ướt … tạo môi trường thuận tiện cho côn trùng và vi rút. Khi nói về thiên nhiên xanh, ngay cả trẻ em cũng vẽ ra một hình ảnh của những chùm hoa hay cây cỏ khoe sắc dưới ánh nắng đầu ngày.

Minh bạch trong lịch sử
Quay về lịch sử của khoa học nghệ thuật, thời đại phong kiến tàn bạo nhất của Âu Châu được gọi là Dark Age (Đen Tốí). Mọi sáng tạo bị bịt kín, giáo điều ngự trị và mọi trí thức trái chiều đều bị coi là “thế lực thù địch”. Đây là thời mà nhà cầm quyền giam giữ Galileo cho đến khi gần chết, vì ông ta dám đưa ra giả thuyết là “ trái đất quay quanh mặt trời”.

Ngày hôm nay, sự thống trị của doanh nghiệp Mỹ trong các lĩnh vực sáng tạo của nền kinh tế trí thức gần như tuyệt đối. Ngoài công nghệ thông tin với Silicon Valley, giải trí với Hollywood, Mỹ còn làm bá chủ trong các kỹ nghệ xưa cũ nhưng cần tối tân hóa: nông nghiệp, ô tô, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, cờ bạc… Trong 10 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu, 9 là của Mỹ.

Có phải đây là sức mạnh của minh bạch?

Một người bạn Đan Mạch nhận xét là người Mỹ bị ám ảnh (obsessed) với minh bạch và sự thật. Anh lấy thí dụ vụ Lance Amrstrong, có thể coi như một “anh hùng” và “biểu tượng” trong xã hội Mỹ, nhờ 7 lần đoạt giải Tour De France trong khi bị ung thư. Tuy nhiên, những người thân và cộng sự viên bắt đầu nói về sự lạm dụng thuốc hormone quá liều để tạo cơ bắp, một vi phạm về luật Olympic của thể thao. Truyền thông và cơ quan chánh phủ nhập cuộc để lôi khỏi bệ thờ một huyền thoại siêu sao. Trong khi đó, ngay chính những nhà quản lý Tour của Pháp chỉ mong là vi phạm này được chìm xuồng để mọi người phải bị sự tiêu cực gây khó chịu và bất tiện.

Tôi cười nói với anh bạn là ngay cả “cha già dân tộc của Mỹ, Tổng thống Washington, suốt 200 năm qua, vẫn đang bị các sử gia soi mói về việc ông “ngủ lang” với những nô lệ da đen trong đồn điền ông tư hữu. Hay chuyện bệnh tâm thần của bà Lincoln đã ảnh hưởng thế nào đến các quyết định của Tổng Thống? Gần đây, việc nói dối của các Tổng Thống Nixon và Clinton đã làm lu mờ di sản và tiếng tăm trong lịch sử của chính họ.

Gánh nặng cá nhân

Dù qua Mỹ du học năm 17 tuổi, gánh nặng văn hóa thụ động, sĩ diện và thích che giấu của Việt Nam đè nặng suốt đời kinh doanh của tôi, không ít thì nhiều. Đến năm 1985, khi tôi niêm yết công ty của mình trên sàn chứng khoán, tôi bị quăng vào sống trong một căn nhà kính, nơi 16,000 cổ đông, các nhà phân tích tài chánh và đủ loại mạng truyền thông soi mói quá khứ và hiện tại của tôi mỗi ngày mỗi giờ. Tôi bị nhiều cú sốc và muốn bỏ cuộc.

Nhưng sau một thời gian, tôi quen dần với môi trường minh bạch, không cho phép bất cứ một sự giả dối nào. Con người tôi bỗng “nhẹ” hẳn ra khi ánh sáng tràn vào và mình không còn gì để che giấu. Sự thật quả tình cho tôi một tự do tuyệt vời (the truth will set you free). Đầu óc cởi mở, định kiến tiêu tan, sai lầm được phân tích theo khoa học và thất bại không còn là một xấu hổ phải “đẩy xuống thảm” để che giấu.

Minh bạch cho tôi một sức mạnh nội tại mới. Tôi bớt sợ sệt về những phán đoán vô bổ của tha nhân; tôi không còn bức xức về những suy nghĩ không dám bầy tỏ. Minh bạch cũng giúp tôi tạo niềm tin nơi khách hàng, đối tác, người thân, gia đình, bạn bè…vì họ biết con người thực của tôi, không phải một diễn viên hay một bù nhìn.

Trong những viết và lách tại đất nước này, nguyện vọng lớn nhất của tôi là đặt ra những câu hỏi để tạo nên những góc nhìn và tư duy mới cho các bạn trẻ. Nếu tôi chỉ thuyết phục được 1 phần trăm đọc giả bắt đầu sống với tính minh bạch mỗi ngày, tôi nghĩ đó sẽ là thành công lớn nhất của mình.

Alan Phan

T/S Alan Phan là tác giả của 9 cuốn sách về thị trường mới nổi, giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc, và doanh nhân có 44 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc. Web site cá nhân của ông là

www.gocnhinalan.com.(Bài đã đăng trên báo Esquire số 3 xuất bản ngày 27/5/2013)

Gérard Destanne de Bernis, né en 1928, et mort le 24 décembre 20101, est un économiste d'inspiration marxiste et un professeur émérite de l'Université Pierre-Mendès-France àGrenoble.

Gérard De Bernis a été étudiant à la suite de la Seconde Guerre mondiale. Il a été un militant chrétien de gauche et a participé aux mouvements politiques et sociaux qui ont suivi cette guerre. Il a participé à la création de la Mutuelle nationale des étudiants de France puis a été un des cadres dirigeant de la tendance syndicale de l'Union nationale des étudiants de France (UNEF). Il en sera même brièvement président en 1950. Mais sa sympathie pour les mouvements de libération nationale ainsi que pour le communismel'écarteront rapidement de ces responsabilités. Par la suite, il deviendra membre du Parti communiste français. Mais il ne sera pas victime de l'aveuglement stalinien. Il restera un économiste non dogmatique et fécond.


De Bernis a eu comme maître penseur François Perroux. Il restera fortement inspiré de son analyse du pouvoir, de la domination et des asymétries dans l'économie. Ses théories du développement sont fortement inspirée des idées de Perroux et des économistes structuralistes du développement (Gunnar MyrdalPrebischFurtado).
Par ailleurs, De Bernis s'inspirera beaucoup de Karl Marx et des auteurs marxistes pour ce qui est de son analyse du capitalisme, ce qui distendra fortement ses liens avec Perroux.
Ses deux principales contributions à l'analyse économique sont le développement d'une théorie du développement (années 1950-1960) et la mise en œuvre d'une analyse originale du capitalisme en termes de régulation (années 1970-1990). En économie du développement, De Bernis introduira le concept d'« industrie industrialisante ». L'idée défendue est que certaines industries (lourdes) peuvent jouer un rôle de moteur dans le développement d'une économie. Ce concept s'inspire de l'idée de pôle de croissance défendue parFrançois Perroux. Dans une perspective générale, De Bernis va défendre l'idée d'un développement autocentré, c'est-à-dire la mise en place d'un processus de développement interne au pays et non dépendant à l'égard de l'extérieur. Contrairement aux théoriciens de la déconnexion (Samir AminAndré Gunder Frank), De Bernis conçoit le développement avec une ouverture sur l'extérieur. Mais cette ouverture doit être maîtrisée par l'État afin que les industries connaissent leur essor. De Bernis a pu mettre en pratique ses idées à travers l'expérience algérienne. Il a enseigné en Tunisie et il est considéré comme l'un des inspirateurs du programme économique et sociale de la centrale syndicale tunisienne l'UGTT (1956) dont le secrétaire général à l'époque était Ahmed Ben Salah avec lequel il entretenait des relations d'amitié. Il a été également un des principaux conseillers économiques de l'Algérie à la suite de l'indépendance.
Gérard de Bernis est aussi le fondateur de l'école grenobloise de la régulation. La théorie (économique) de la régulation regroupe plusieurs écoles différentes. Parmi celles-ci, nous pouvons retrouver l'école parisienne (Michel AgliettaAlain Lipietz et Robert Boyer entre autres), l'école grenobloise (De Bernis, Borrelly, Gerbier, Vigezzi, Del Forno, Di Ruzza, Calvet, entre autres), l'école montpelliéraine (Fontvielle, Michel, etc.). Alors que la première rompt avec beaucoup d'hypothèses de l'économie marxiste, la seconde tend à rénover l'analyse marxiste en y ajoutant des correctifs. Entre autres, les apports fondamentaux de cette école sont la prise en compte de l'international (et de ses asymétries) dans la définition des modes de régulation de l'économie capitaliste, ainsi que la mise en place du concept de système productif afin de prendre en compte l'espace dans l'analyse économique.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét