Không thể rút tiền từ Vinamilk đổ vào bauxite
(ĐVO) - 'Có rút cả vốn của nhà nước từ các ngành mà SCIC đang nắm giữ về cũng không đủ đầu tư cho Quốc lộ 1A. Những dự án kiểu này chỉ có thể dùng nguồn vốn ODA chứ không thể dùng nguồn vốn ít ỏi để nói ‘tránh phải đi vay’.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, đã chia sẻ sau khi nghe ý kiến một vị Đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ rút vốn đang ‘nằm chết’ từ 6 ngành hàng trên thị trường với tổng số vốn hóa trên 266 nghìn tỷ về đầu tư cho bauxite Tây Nguyên.
Không thể đầu tư vào chỗ còn lâu mới sinh lợi nhuận
Theo TS Hồ, trước đó Chính phủ đã có Nghị định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Theo đó Công ty này được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Với chức năng quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, sự ra đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nhà nước nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc thị trường.
‘Với chức năng nhiệm vụ đã được quy định SCIC không thể làm theo tùy thích hay theo nhu cầu của Chính phủ. Ví dụ, kiến nghị cho đầu tư vào các dự án lớn như Bauxite Tây Nguyên, Quốc lộ 1A là một khoản khác hẳn mà nhiều khi thu hồi vốn rất khó. Quan trọng là còn lâu mới sinh lợi nhuận’, TS Hồ phân tích.
Trên thực tế Nhà nước đang nắm tới 45,08% cổ phần tại Vinamilk, tương đương 375,73 triệu cổ phiếu. Tính theo giá cổ phiếu ngày 7-6 là 136.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường của số cổ phiếu trên lên đến 51.099 tỉ đồng.
Tương tự, tại Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán BVH), Bộ Tài chính nắm tới 482,5 triệu cổ phiếu BVH, tương đương 70,91% vốn điều lệ. SCIC cũng nắm 22,15 triệu cổ phiếu, tương đương 3,26% vốn điều lệ.
Kinh doanh trong các lĩnh vực như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản... Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tư tài chính, bảo hiểm hàng đầu VN. Năm 2012, tổng doanh thu của tập đoàn lên đến 11.539 tỉ đồng. Mặc dù lỗ từ kinh doanh bảo hiểm nhưng nhờ các hoạt động đầu tư tài chính khác, năm 2012 lợi nhuận của tập đoàn này vẫn đạt 1.348 tỉ đồng.
Một trong những doanh nghiệp hiện đang có mức vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán TP.HCM (HSX) là Tổng công ty cổ phần Khí VN (PV Gas-GAS) - công ty con của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN). PV Gas bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2010 và được niêm yết 100% vốn điều lệ, tức niêm yết 1,895 tỉ cổ phiếu vào năm 2012.
Theo quyết định của PVN về phê duyệt phương án và chuyển Tổng công ty Khí VN - công ty TNHH một thành viên - thành công ty cổ phần, cổ đông nhà nước sẽ nắm giữ 75% vốn điều lệ tại PV Gas, 14,93% vốn cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và 10% bán cho nhà đầu tư thông thường...
Thế nhưng theo báo cáo thường niên năm 2012, cổ đông nhà nước là PVN vẫn nắm tới 96,74% vốn điều lệ, 3,26% còn lại bán cho cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tương tự, tại ngành ngân hàng, Nhà nước đang nắm vốn tại hàng loạt ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV... Tại Vietcombank, với tỉ lệ sở hữu 77,1% vốn điều lệ, tính theo cổ phiếu ở phiên giao dịch gần nhất, vốn nhà nước vào khoảng 56.996 tỉ đồng.
Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước?
Trên thực tế lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tỏ ra sốt ruột muốn Nhà nước bán bớt cổ phần, thoái vốn dần để thu hút vốn từ những nhà đầu tư khác, đồng thời giúp doanh nghiệp quản trị năng động và tăng tính cạnh tranh.
Thế nhưng, chiểu theo văn bản đã quy định trách nhiệm cho SCIC thì cứ ở đâu có lãi sẽ đầu tư.
Theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tính đến hết năm 2012 tổng vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 735.293 tỉ đồng. Tổng tài sản của khối doanh nghiệp này là 2.138.780 tỉ đồng.
Cũng trong năm 2012, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1.621.000 tỉ đồng, bằng 92% kế hoạch năm. Các đơn vị có doanh thu lớn gồm dầu khí, điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, công nghiệp cao su, hàng không, dệt may, lương thực miền Nam...
Như vậy, nhìn vào con số thì thấy rằng SCIC ‘ôm’ vốn đi kinh doanh vẫn mang lợi nhuận về cho nhà nước.
Theo TS Lưu Bích Hồ, về nguyên tắc SCIC phải bảo toàn được vốn nhưng nếu Chính phủ ép chuyển vốn từ những chỗ đang có lãi (như Vinamilk) chuyển sang làm bauxite, quốc lộ 1A để khỏi phỉ đi vay thì có thể Chính phủ sẽ phải quyết định để thay đổi nhiệm vụ của Tổng công ty này.
Tuy nhiên hiện vẫn còn hai luồng ý kiến khác nhau về câu chuyện này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin những ý kiến trái chiều tới độc giả.
Phương Nguyên
http://www.baodatviet.vn/kinh-te/dau-tu-tai-chinh/201306/khong-the-rut-tien-tu-vinamilk-do-vao-bauxite-2348978/
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, đã chia sẻ sau khi nghe ý kiến một vị Đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ rút vốn đang ‘nằm chết’ từ 6 ngành hàng trên thị trường với tổng số vốn hóa trên 266 nghìn tỷ về đầu tư cho bauxite Tây Nguyên.
Không thể đầu tư vào chỗ còn lâu mới sinh lợi nhuận
Theo TS Hồ, trước đó Chính phủ đã có Nghị định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Theo đó Công ty này được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Vẫn còn ý kiến nhiều chiều trong việc sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư vào các ngành sữa, gas, xăng dầu... |
‘Với chức năng nhiệm vụ đã được quy định SCIC không thể làm theo tùy thích hay theo nhu cầu của Chính phủ. Ví dụ, kiến nghị cho đầu tư vào các dự án lớn như Bauxite Tây Nguyên, Quốc lộ 1A là một khoản khác hẳn mà nhiều khi thu hồi vốn rất khó. Quan trọng là còn lâu mới sinh lợi nhuận’, TS Hồ phân tích.
Trên thực tế Nhà nước đang nắm tới 45,08% cổ phần tại Vinamilk, tương đương 375,73 triệu cổ phiếu. Tính theo giá cổ phiếu ngày 7-6 là 136.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường của số cổ phiếu trên lên đến 51.099 tỉ đồng.
Tương tự, tại Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán BVH), Bộ Tài chính nắm tới 482,5 triệu cổ phiếu BVH, tương đương 70,91% vốn điều lệ. SCIC cũng nắm 22,15 triệu cổ phiếu, tương đương 3,26% vốn điều lệ.
Kinh doanh trong các lĩnh vực như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản... Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tư tài chính, bảo hiểm hàng đầu VN. Năm 2012, tổng doanh thu của tập đoàn lên đến 11.539 tỉ đồng. Mặc dù lỗ từ kinh doanh bảo hiểm nhưng nhờ các hoạt động đầu tư tài chính khác, năm 2012 lợi nhuận của tập đoàn này vẫn đạt 1.348 tỉ đồng.
Một trong những doanh nghiệp hiện đang có mức vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán TP.HCM (HSX) là Tổng công ty cổ phần Khí VN (PV Gas-GAS) - công ty con của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN). PV Gas bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2010 và được niêm yết 100% vốn điều lệ, tức niêm yết 1,895 tỉ cổ phiếu vào năm 2012.
Theo quyết định của PVN về phê duyệt phương án và chuyển Tổng công ty Khí VN - công ty TNHH một thành viên - thành công ty cổ phần, cổ đông nhà nước sẽ nắm giữ 75% vốn điều lệ tại PV Gas, 14,93% vốn cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và 10% bán cho nhà đầu tư thông thường...
Thế nhưng theo báo cáo thường niên năm 2012, cổ đông nhà nước là PVN vẫn nắm tới 96,74% vốn điều lệ, 3,26% còn lại bán cho cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tương tự, tại ngành ngân hàng, Nhà nước đang nắm vốn tại hàng loạt ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV... Tại Vietcombank, với tỉ lệ sở hữu 77,1% vốn điều lệ, tính theo cổ phiếu ở phiên giao dịch gần nhất, vốn nhà nước vào khoảng 56.996 tỉ đồng.
Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước?
Trên thực tế lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tỏ ra sốt ruột muốn Nhà nước bán bớt cổ phần, thoái vốn dần để thu hút vốn từ những nhà đầu tư khác, đồng thời giúp doanh nghiệp quản trị năng động và tăng tính cạnh tranh.
Thế nhưng, chiểu theo văn bản đã quy định trách nhiệm cho SCIC thì cứ ở đâu có lãi sẽ đầu tư.
Theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tính đến hết năm 2012 tổng vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 735.293 tỉ đồng. Tổng tài sản của khối doanh nghiệp này là 2.138.780 tỉ đồng.
Cũng trong năm 2012, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1.621.000 tỉ đồng, bằng 92% kế hoạch năm. Các đơn vị có doanh thu lớn gồm dầu khí, điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, công nghiệp cao su, hàng không, dệt may, lương thực miền Nam...
Như vậy, nhìn vào con số thì thấy rằng SCIC ‘ôm’ vốn đi kinh doanh vẫn mang lợi nhuận về cho nhà nước.
Theo TS Lưu Bích Hồ, về nguyên tắc SCIC phải bảo toàn được vốn nhưng nếu Chính phủ ép chuyển vốn từ những chỗ đang có lãi (như Vinamilk) chuyển sang làm bauxite, quốc lộ 1A để khỏi phỉ đi vay thì có thể Chính phủ sẽ phải quyết định để thay đổi nhiệm vụ của Tổng công ty này.
Tuy nhiên hiện vẫn còn hai luồng ý kiến khác nhau về câu chuyện này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin những ý kiến trái chiều tới độc giả.
Câu hỏi của Đại biểu Trần Du Lịch chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 14/6 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa 13. ‘Câu hỏi thứ hai là kiến nghị và cũng là hỏi. Ngày 30/5 vừa rồi, tại hội trường này tôi có đề xuất là Chính phủ cần mạnh dạn và đề nghị cùng Quốc hội, chúng ta có một nguồn vốn rất lớn là vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp đang nằm chết ở những ngành, lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Báo Tuổi trẻ 3 số ngày 10, 11, 12 tháng 6, đặc biệt ngày 10 nêu lên một số đơn vị đã cổ phần hóa, đã lên thị trường, nhưng các đơn vị giữ nó để lấy cổ tức, mà ngân sách không lấy được một xu nào. Chỉ riêng 6 đơn vị và tổng số vốn hóa trên thị trường đã lên trên 266 nghìn tỷ, những đơn vị này cũng không cần nhà nước nắm giữ. Xin thưa Phó Thủ tướng rằng, chúng ta vướng gì mà không sử dụng nguồn này để làm Quốc lộ 1A, làm những công trình rất bức xúc mà chúng ta lại đi vay. Thậm chí tại sao không điều vốn này để làm dự án, ví dụ như Tân Rai, nếu ta thấy cần, mà vay riêng lãi cho Tân Rai không lên tới 1.800 tỷ tiền lãi để trả trong thời gian xây dựng như vấn đề hiệu quả sử dụng thế nào. Lần này Phó Thủ tướng cũng trình xin Quốc hội phát hành trái phiếu mà không đụng như thế này, như vậy vướng ở chỗ nào, xin Phó Thủ tướng làm rõ mà chúng ta không sử dụng được nguồn này. Xin hết, xin cảm ơn’. |
http://www.baodatviet.vn/kinh-te/dau-tu-tai-chinh/201306/khong-the-rut-tien-tu-vinamilk-do-vao-bauxite-2348978/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét