Kích cầu chỉ tập trung vào cứu các DNNN sẽ càng làm giảm hiệu quả đầu tư, càng tăng nguy cơ khủng hoảng.
Ông cho rằng nền kinh tế đang thực sự khó khăn cả ở cung lẫn cầu, là một thách thức rất lớn cho Chính phủ khi muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại.
Cho tới lúc này, lãi suất tuy đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng lợi vì các điều kiện cho vay còn quá khắt khe. Việc khó vay khiến nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng. Một trong những vấn đề đáng lo ngại của kinh tế năm nay là nợ xấu vẫn còn đó.
Tình hình đã như thế nên một gói kích cầu mới là cần thiết để vực dậy nền kinh tế. Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính Tiền tệ Quốc gia, nhận xét: “Kích cầu tiêu dùng cũng là cách gián tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp”. Theo ông, vấn đề đau đầu của doanh nghiệp lúc này là hàng tồn kho nhiều, nếu kích cầu tiêu dùng, sẽ giúp doanh nghiệp bán được hàng và có tiền để trang trải chi phí kinh doanh.
Cần gói kích cầu đúng nghĩa
Từ cuối năm 2008, Chính phủ đã áp dụng một loạt chính sách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tổng số tiền dành cho gói kích thích này, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào khoảng 143.000 tỉ đồng.
Sau 2 năm thực hiện, chúng đã bộc lộ những điểm hạn chế. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, việc hỗ trợ thuế còn bình quân, chỉ tác động đến doanh nghiệp làm ăn có lãi. Trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng ưu đãi... Một số cá nhân đã lợi dụng ưu đãi để trục lợi, thậm chí, có đơn vị đã vay vốn hỗ trợ lãi suất rồi gửi ngân hàng lấy lãi.
Gói cứu trợ kinh tế năm 2009 thực ra là kích cung chứ chưa phải kích cầu vì không nhắm đến người tiêu dùng, để tăng tổng cầu. Ngược lại, nó đã nhắm vào doanh nghiệp, tức nhằm tăng tổng cung.
Và một gói kích cầu, nếu không được giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả, hoặc sẽ gia tăng gánh nặng nợ nần và tình trạng đầu cơ với các dự án vay chất lượng thấp. “Nguy cơ tái lạm phát sẽ hiện hữu trong những năm tới nếu việc sử dụng gói kích cầu là kém hiệu quả và do tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng cả về phạm vi và thời gian”, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, từng nhận xét.
Như vậy, nếu cần một gói kích cầu thì đó phải là gói kích cầu theo đúng nghĩa: kích thích người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, nói: “Chúng ta phải sưởi ấm tổng cầu của nền kinh tế. Song song với ổn định kinh tế vĩ mô, chúng ta phải tiếp tục có các giải pháp để tăng tổng cầu lên. Đây là khó khăn thách thức với chúng ta và đòi hỏi phải có chính sách hết sức minh bạch”.
Để làm được điều này, Chính phủ cần tăng chi tiêu, tức tăng đầu tư công. Nhờ vậy, sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, qua đó sẽ giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Bên cạnh việc tăng chi tiêu công, Nhà nước cũng có thể giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Nhìn sang các nước
Cuối năm 2008, Chính phủ Trung Quốc thông báo tung ra một gói kích cầu trị giá 586 tỉ USD và gói kích cầu này đã đem lại hiệu quả. Gói kích cầu này bao gồm một chương trình tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Đó là các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn; giao thông như đường sắt, đường cao tốc và sân bay. Rồi xây dựng các mạng lưới điện; dự án bảo vệ môi trường và sinh thái cùng dịch vụ y tế, giáo dục và văn hóa. Và cả xây dựng dự án phục hồi sau động đất.
Trung Quốc lựa chọn đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc kích cầu vì nước này đã chọn cách dựa vào nguồn cầu nội địa để vượt thoát suy thoái kinh tế. Gói kích cầu nói trên không nhằm giải cứu các ngân hàng, đại công ty bị khó khăn mà nhằm khuyến khích sản xuất nội địa, qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân. Kết quả là tăng trưởng GDP quý III/2009 của nước này tăng lại, lên 8,9% so với cùng kỳ năm 2008.
Hồi đầu tháng 1 năm nay, Nhật cũng đã tung ra gói kích thích tăng trưởng kinh tế hơn 226 tỉ USD. Thủ tướng đắc cử Shinzo Abe đã thực hiện đúng lời cam kết khi tranh cử: tăng cường chi tiêu nhằm tạo thêm nhiều việc làm và giải quyết giảm phát.
Hãy quay lại với Việt Nam, không phải ai cũng ủng hộ việc kích cầu. Tiến sĩ Trần Đình Thiên, cho rằng Việt Nam có lẽ không cần đến gói kích cầu thứ hai. “Nếu có một gói kích cầu trong khái niệm của Chính phủ thì nên tập trung cho gói đầu tư dài hạn để giải tỏa những nút thắt tăng trưởng như cầu, đường, cảng, hạ tầng đô thị và nhà ở cho người thu nhập thấp. Từ đó hiệu quả của nó sẽ lan sang các kênh khác như địa ốc, chứng khoán” .
Có thể lại phải kích cầu
Tác giả: Ngọc Trung
Gói kích cầu nếu có, nên nhắm vào người tiêu dùng
để tăng cầu cho nền kinh tế. Ảnh: Tuyển Phan
Lạm phát đã hạ, nhanh hơn mức dự kiến. điều này cũng tốt song lại cho thấy tăng trưởng kinh tế đang có chiều hướng đi xuống. “Chúng ta mừng vì thành công trong chống lạm phát, nhưng giảm phát nguy hiểm hơn rất nhiều”, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận định.Ông cho rằng nền kinh tế đang thực sự khó khăn cả ở cung lẫn cầu, là một thách thức rất lớn cho Chính phủ khi muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại.
Cho tới lúc này, lãi suất tuy đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn chưa được hưởng lợi vì các điều kiện cho vay còn quá khắt khe. Việc khó vay khiến nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng. Một trong những vấn đề đáng lo ngại của kinh tế năm nay là nợ xấu vẫn còn đó.
Tình hình đã như thế nên một gói kích cầu mới là cần thiết để vực dậy nền kinh tế. Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính Tiền tệ Quốc gia, nhận xét: “Kích cầu tiêu dùng cũng là cách gián tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp”. Theo ông, vấn đề đau đầu của doanh nghiệp lúc này là hàng tồn kho nhiều, nếu kích cầu tiêu dùng, sẽ giúp doanh nghiệp bán được hàng và có tiền để trang trải chi phí kinh doanh.
Cần gói kích cầu đúng nghĩa
Từ cuối năm 2008, Chính phủ đã áp dụng một loạt chính sách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tổng số tiền dành cho gói kích thích này, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào khoảng 143.000 tỉ đồng.
Sau 2 năm thực hiện, chúng đã bộc lộ những điểm hạn chế. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, việc hỗ trợ thuế còn bình quân, chỉ tác động đến doanh nghiệp làm ăn có lãi. Trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ lại không được hưởng ưu đãi... Một số cá nhân đã lợi dụng ưu đãi để trục lợi, thậm chí, có đơn vị đã vay vốn hỗ trợ lãi suất rồi gửi ngân hàng lấy lãi.
Gói cứu trợ kinh tế năm 2009 thực ra là kích cung chứ chưa phải kích cầu vì không nhắm đến người tiêu dùng, để tăng tổng cầu. Ngược lại, nó đã nhắm vào doanh nghiệp, tức nhằm tăng tổng cung.
Và một gói kích cầu, nếu không được giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả, hoặc sẽ gia tăng gánh nặng nợ nần và tình trạng đầu cơ với các dự án vay chất lượng thấp. “Nguy cơ tái lạm phát sẽ hiện hữu trong những năm tới nếu việc sử dụng gói kích cầu là kém hiệu quả và do tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng cả về phạm vi và thời gian”, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, từng nhận xét.
Như vậy, nếu cần một gói kích cầu thì đó phải là gói kích cầu theo đúng nghĩa: kích thích người tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ. Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, nói: “Chúng ta phải sưởi ấm tổng cầu của nền kinh tế. Song song với ổn định kinh tế vĩ mô, chúng ta phải tiếp tục có các giải pháp để tăng tổng cầu lên. Đây là khó khăn thách thức với chúng ta và đòi hỏi phải có chính sách hết sức minh bạch”.
Để làm được điều này, Chính phủ cần tăng chi tiêu, tức tăng đầu tư công. Nhờ vậy, sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, qua đó sẽ giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Bên cạnh việc tăng chi tiêu công, Nhà nước cũng có thể giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Nhìn sang các nước
Cuối năm 2008, Chính phủ Trung Quốc thông báo tung ra một gói kích cầu trị giá 586 tỉ USD và gói kích cầu này đã đem lại hiệu quả. Gói kích cầu này bao gồm một chương trình tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Đó là các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn; giao thông như đường sắt, đường cao tốc và sân bay. Rồi xây dựng các mạng lưới điện; dự án bảo vệ môi trường và sinh thái cùng dịch vụ y tế, giáo dục và văn hóa. Và cả xây dựng dự án phục hồi sau động đất.
Trung Quốc lựa chọn đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc kích cầu vì nước này đã chọn cách dựa vào nguồn cầu nội địa để vượt thoát suy thoái kinh tế. Gói kích cầu nói trên không nhằm giải cứu các ngân hàng, đại công ty bị khó khăn mà nhằm khuyến khích sản xuất nội địa, qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân. Kết quả là tăng trưởng GDP quý III/2009 của nước này tăng lại, lên 8,9% so với cùng kỳ năm 2008.
Hồi đầu tháng 1 năm nay, Nhật cũng đã tung ra gói kích thích tăng trưởng kinh tế hơn 226 tỉ USD. Thủ tướng đắc cử Shinzo Abe đã thực hiện đúng lời cam kết khi tranh cử: tăng cường chi tiêu nhằm tạo thêm nhiều việc làm và giải quyết giảm phát.
Hãy quay lại với Việt Nam, không phải ai cũng ủng hộ việc kích cầu. Tiến sĩ Trần Đình Thiên, cho rằng Việt Nam có lẽ không cần đến gói kích cầu thứ hai. “Nếu có một gói kích cầu trong khái niệm của Chính phủ thì nên tập trung cho gói đầu tư dài hạn để giải tỏa những nút thắt tăng trưởng như cầu, đường, cảng, hạ tầng đô thị và nhà ở cho người thu nhập thấp. Từ đó hiệu quả của nó sẽ lan sang các kênh khác như địa ốc, chứng khoán” .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét