Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Ai đã từng khóc khi xem những bức ảnh này?

Ai đã từng khóc khi xem những bức ảnh này?
Cập nhật: 00:14 | 09/12/2012
- Có rất nhiều người đã rơi nước mắt khi vô tình xem được bức ảnh về một đứa trẻ bị bỏ rơi, chỉ được bọc bằng một tấm vải mỏng, bị côn trùng bâu kín khắp người, hay một người đàn ông tàn tật đang chống đỡ một cách vô vọng khi cơn mưa lớn ào đến bất ngờ…
Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, hãy dành một khoảng thời gian ngắn ngủi để nhìn lại những bức ảnh mà ý nghĩa và sự xúc động ẩn chứa trong nó là không thể nói hết bằng lời...
Trong khi nhiều người đang sử dụng một cách hoang phí đồ ăn, 
thì một cụ già nhặt và ăn mẩu bánh cạnh thùng rác ....
Cụ bà bán rau muống để mưu sinh bên vệ đường


Hay cố gắng vét những hạt thóc còn sót lại trên sân trước khi chúng bị nước mưa cuốn trôi.

Và chống đỡ một cách vô vọng khi cơn mưa lớn ào đến bất ngờ...

Nhưng chỉ có một giấc ngủ nhọc nhằn ...

Hay một đứa trẻ bị bỏ rơi, chỉ được bọc bằng một tấm khăn mỏng, 
đang bị côn trùng bò kín khắp người. 

Và một bức ảnh cảm động về tình yêu thương

Cho dù cha chỉ còn lại 1 tay và 1 chân...

Tình mẫu tử vẫn là tình cảm mãnh liệt nhất của con người.

Minh Minh(tổng hợp)

Đặc biệt có một tấm bị loại bỏ khỏi bài gốc trên:

Một bà cụ già tóc bạc trắng, khuôn mặt khắc khổ, làn da nhăn nheo những vết chân chim đồi mồi đang ngồi lặng trước nền nhà cũ kỹ, mắt nhìn vào đống giấy khen nhàu nát. Phải nhìn thật kỹ người ta mới nhận ra đó là giấy báo, giấy chứng nhận Tổ Quốc ghi công, giấy khen và thoáng hình ảnh lá cờ Tổ Quốc. 

"Các con ra đi đã mấy chiến trường... mang theo cả tình thương của mẹ"

Có lẽ BBT báo Vietnamnet thấy nhạy cảm quá nên sửa bài, lượt bỏ. Nguồn gốc tấm ảnh và bà cụ là ai?

Mẹ liệt sĩ mù lòa sống trong căn nhà đất

02/11/2010
(Tin tuc) - Biết mẹ buồn, anh con trai thứ vẫn hàng ngày sang động viên và mớm cháo cho mẹ, nhưng khốn nỗi đời anh cũng nghèo, cũng tàn tạ như mẹ vậy...
Đó là những gì chúng tôi tai nghe, mặt thấy đầu tiên tại nhà mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Tuê, (Kỳ Anh - Hà Tĩnh). Năm nay, mẹ đã bước sang cái tuổi “xưa nay hiếm” 95 tuổi, mắt mù, tai điếc, nhưng vẫn phải sống trong túp lều tranh, vách đất. Cho dù, mẹ có người con trai là liệt sĩ Trần Trọng Thể hy sinh năm Mậu Thân.
Người mẹ khốn khổ
Đang dò đường hỏi nhà mẹ Tuê, bất chợt chúng tôi bắt gặp một thanh niên xiêu vẹo, trạc tuổi 28-30 gì đó, nghêu ngao hát, “Đời mẹ nghèo, phông áo rách, áo rách nên…”. Giọng anh ta ề à, cứ lặp đi, lặp lại lẫn với mùi rượu từ trong người toát ra.
Mẹ liệt sĩ mù lòa sống trong căn nhà đất, Tin tức trong ngày, Me liet si, liet si, Ha Tinh, nuoc lu, Vach dat
"Các con ra đi đã mấy chiến trường... mang theo cả tình thương của mẹ"
Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm được đến nhà mẹ Tuê vào một ngày cuối tháng10/2010. Hà Tĩnh vẫn đang bị dư âm của hai cơn lũ khủng khiếp, vì thế đâu đâu cũng toàn nghe chuyện cứu trợ, cứu nạn, ủng hộ dân vùng lũ nghe mà thảm cảnh.
Ngôi nhà của mẹ Tuê rộng chừng 15m2, thấp lè tè như lều vịt, mái được lợp ngói đỏ lẫn với tranh, chỗ sáng, chỗ tối trông dột nát. Xung quanh tường được phết bằng phên tre trộn lẫn với bùn non trông lem luốc. Trong nhà hầu như không có gì đáng giá, ngoài chiếc giường kê sát vách lá, nơi mẹ Tuê nằm đã không biết bao nhiêu năm trường.
Thấy có khách lạ, mẹ cố gượng dậy mời chúng tôi ngồi chơi. Mẹ Tuê mù lòa, chân tay yếu đi đứng không vững. Ấy vậy, mẹ vẫn tinh tường bảo chúng tôi ngồi tạm xuống cạnh gường để trò chuyện cùng mẹ cho khuây. Lâu nay, ít người qua thăm mẹ. Chiếc chiếu độc nhất đêm qua bị dột mưa ướt phần nửa đã được ai đó đưa ra rào phơi giùm. Thành thể gường mẹ nằm không có chăn, chiếu.
Anh bạn đồng nghiệp của tôi chạy ù ra ngoài hỏi mua cho mẹ chiếc chiếu nhưng không được. Cảm động, mẹ cười hóm hỉnh rồi nói: “Mẹ quen rồi”, và lặng thinh không nói. Tôi bỗng thấy đôi mắt cay xòe.
Hồi lâu, mẹ kể, giọng khàn khàn, câu được, câu mất: Ngày ấy, cả gia đình mẹ tham gia cách mạng. Bản thân mẹ và chồng cùng anh em con cháu đều nêu cao khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến”, và đã được Nhà nước tặng thưởng rất nhiều huân, huy chương cùng tấm bằng “Gia đình vẻ vang” cao quý.
Mẹ liệt sĩ mù lòa sống trong căn nhà đất, Tin tức trong ngày, Me liet si, liet si, Ha Tinh, nuoc lu, Vach dat
Di ảnh liệt sĩ Trần Trọng Thể và tấm bằng Tổ quốc ghi công
Rồi bốn người con của mẹ đều tòng quân. Người con cả của mẹ là anh Trần Trọng Thể đã ngã xuống năm 1968, trong một trận đánh oanh liệt với địch ở chiến trường B. Ba đứa còn lại, may mắn trở về nhưng phải đi xa kiếm sống mà cũng không khá giả gì.
… Và ước mơ ngôi nhà hương khói
Mấy người hàng xóm nói: Ngày trước, mẹ Tuê khỏe lắm chạy đôn, chạy đáo khắp nơi, không có chuyện gì là không đến tay mẹ, vì thế mọi chuyện trong nhà, mẹ vẫn một mình lo liệu chu tất.
Nhưng giờ mẹ già “mỏi gối, chùng chân”. Hơn nữa sống trong cảnh mù lòa, đi đứng không vững, cuộc sống mẹ chủ yếu dựa vào lũ con. Ông trời bắt tội, nên mấy đứa con của mẹ cũng nghèo, cũng khổ. Giờ chỉ có đứa con thứ là anh Trần Hưng Đạo, đau yếu liên miên do vết thương, nên ở lại với mẹ.
Mẹ liệt sĩ mù lòa sống trong căn nhà đất, Tin tức trong ngày, Me liet si, liet si, Ha Tinh, nuoc lu, Vach dat
"Đời mẹ nghèo, phông áo rách..."
Biết có PV đến thăm mẹ Tuê, ông Trương Công Bình - Chủ tịch UBND xã Kỳ Trinh cũng sang và giải thích: Sở dĩ đến giờ mẹ Tuê vẫn phải sống trong cảnh chật chội, ẩm mục, chưa được hỗ trợ làm nhà, vì xã còn nghèo quá. Vả lại, đơn thư của mẹ Tuê chuyển lên phòng LD& TB-XH huyện Kỳ Anh xin ý kiến. Tuy nhiên, mãi đến giờ vẫn chưa thấy hồi âm...
Ông Bình còn cho biết: Năm ngoái, xã đã hỗ trợ kinh phí xóa nhà tranh tre (1 triệu) chứ không phải là hỗ trợ cho làm nhà cho gia đình chính sách.
Anh Hưng Đạo tâm sự: Mấy hôm trước mưa lũ dữ quá, khiến nhà mẹ ướt nhoẹt, anh phải chạy sang bế mẹ lên nhà trên nhưng cũng chẳng ăn thua gì, vì nhà anh cũng mối mọt gần hết, không hơn gì  mẹ.
Rồi anh xót xa: Thực lòng, tôi rất muốn lo cho mẹ nơi ăn, chốn ở tử tế lúc cuối đời, nhưng ngặt nỗi nhà quá nghèo, nghề nghiệp chẳng có, trong khi bản thân đau ốm liên miên, lấy đâu ra tiền xây nhà cho mẹ”. Những giọt nước mắt trong anh – một thằng đàn ông bất lực lã chã rơi xuống. “Tôi có lỗi với mẹ nhiều…”.
Mẹ liệt sĩ mù lòa sống trong căn nhà đất, Tin tức trong ngày, Me liet si, liet si, Ha Tinh, nuoc lu, Vach dat
Đã không biết bao nhiêu lần mẹ nhờ người viết đơn cho cơ quan chức năng kêu hộ
Căn nhà của mẹ, hầu hết bức tường đã rụng đất, còn trơ lại phên tre và tấm Bằng Tổ quốc ghi công ố vàng vì thời gian. Ngay đến cả di ảnh của liệt sĩ Trần Trọng Thể cũng phải gửi tạm lên nhà con, vì nhà mẹ chẳng có nơi nào thờ cúng...
Trước khi ra về, mẹ còn nhắn: “Đừng trách cứ gì ai các con nhé. Già chỉ mong có một ngôi nhà nhỏ thờ chồng, thờ con và để sống nốt quãng đời còn lại... là đủ “.
24H.COM.VN (Theo Bee.net.vn)

Vài bà mẹ khác:

Cảnh mẹ liệt sĩ sống ở túp lều tranh

29/8/2012
Gần 90 tuổi, tóc đã bạc trắng, mắt mờ, da nhăn nheo, tay chân run rẩy nhưng người mẹ liệt sĩ ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vẫn phải sống một mình trong túp lều tranh, vách đất xiêu vẹo.

Ước nguyện có gian nhà ngói để thờ tự đứa con đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc bấy lâu nay vẫn chưa thực hiện được khiến cụ trăn trở, đau đáu khi ngày "về với đất" đang đến gần.

Mơ ước nhỏ nhoi tháng ngày cuối đời
Ước nguyện có gian nhà ngói thờ con trai của mẹ liệt sĩ Phạm Thị Vượng vẫn chưa thực hiện được, bao năm nay, cụ vẫn phải sống trong túp lều tranh, vách đất này.
Khi người dẫn đường đưa chúng tôi đến trước túp lều tranh, vách đất rách nát, xiêu vẹo, nằm ẩn khuất dưới khóm tre và bảo "nhà cụ Vượng mẹ liệt sĩ là ở đây".

Nghe có tiếng khách lạ, cụ bà tóc bạc trắng, da nhăn nheo, đang nằm cố gượng dậy. Tên mẹ là Phạm Thị Vượng (SN 1925) lấy chồng là ông Nguyễn Hữu Côn (SN 1915), có được 5 người con. Năm 1968 khi đứa con út mới được 2 tuổi thì chồng mất vì bạo bệnh. Một mình bà bươn chải nuôi con.

Năm 1974, anh Nguyễn Xuân Hồng (SN 1956, là người con thứ 3 trong gia đình) nhập ngũ tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, một năm sau, người mẹ như chết lặng khi nhận được giấy báo tử liệt sĩ Hồng đã hi sinh ngày 09/4/1975 tại chiến trường miền Nam trong cuộc tấn công vào Xuân Lộc.

"Trong mấy đứa con, mẹ thương thằng Hồng nhiều nhất, nó hiền lành, ít nói, ngày nhập ngũ nó còn nói vào giải phóng miền Nam xong sẽ về cưới vợ để mẹ bồng cháu. Vậy mà, sau lần đó, nó không bao giờ về được nữa. Nó hi sinh khi chưa đầy 19 tuổi..." - cụ Vượng rưng rưng trong đôi mắt sâu thẳm.

Xót xa khi mất đi người con trai yêu quý cống hiến xương máu cho Tổ quốc trong chiến tranh rồi lại đến lượt những đứa con thời bình, đau ốm, bệnh tật "ra đi" trước mẹ.

Trong túp lều tranh, vách đất xiêu vẹo, chật chội khiến mẹ liệt sĩ cảm thấy buồn tủi, ứa nước mắt khi không có được một góc sạch sẽ để đặt bàn thờ, lo hương khói cho con.
Giờ đây, người mẹ liệt sĩ chỉ còn 2 người con còn sống nhưng cả hai đều là nông dân, hoàn cảnh cũng rất nghèo khó.
Cụ Vượng cho biết, 2 đứa con đều muốn cụ về sống với chúng, nhưng cụ không đồng ý vì "ở chung con cháu ồn ào mệt mỏi, tuổi già vẫn thích nhất là sự yên tĩnh".

Thế nên từ nhiều năm nay, cụ vẫn sống một mình trong túp lều tranh này.

Chuyện trò với chúng tôi một lúc, bỗng dưng cụ Vượng lẳng lặng lụ khụ dậy lục lọi, lấy ra tấm Bằng Tổ quốc ghi công anh con trai liệt sĩ, tay run rẫy vuốt ve rồi ứa nước mắt nói trong nghẹn ngào:

"Mẹ già yếu lắm rồi, ước nguyện có gian nhà ngói thờ đứa con liệt sĩ này từ lâu lắm rồi mà khó quá. Chỉ mong những ngày cuối đời này ước nguyện đó thực hiện được, để khi nhắm mắt mẹ cũng cảm thấy yên lòng" - cụ nói.

Vì đâu nên nỗi?

Anh Nguyễn Xuân Mạo, con trai cụ Vượng tỏ ra buồn, thất vọng.

"Nhiều năm nay, trong các cuộc họp xóm, họp xã xét các trường hợp được xóa nhà tranh tre, tôi đã đề xuất chính quyền quan tâm đến mẹ mình, họ cứ hứa nhưng rồi chẳng thấy làm, mẹ tôi vẫn phải sống trong túp lều tranh hết năm này đến năm khác" - anh Mạo bức xúc.

Cầm trên tay tấm bằng Tổ quốc ghi công của đứa con liệt sĩ, hàng ngày, ước nguyện có gian nhà ngói thờ con chưa được thực hiện, khiến bà mẹ già đau đáu, sợ ngày nhắm mắt chưa thể yên lòng
Theo anh Mạo, nhiều trường hợp trong xã, không thuộc diện mẹ liệt sĩ, gia đình chính sách, con cái vẫn đông đủ nhưng khi sống riêng, một số cụ ông, cụ bà đã được hỗ trợ xóa nhà tranh tre rồi, chỉ còn mẹ anh bị ‘’bỏ quên’’.

Nguyên nhân chính quyền địa phương nhiều lần bỏ qua, không xem xét xóa nhà tranh tre cho mẹ mình, anh Mạo thông tin, do UBND xã cho rằng một phần mảnh đất nơi mẹ anh ở đang có tranh chấp với ông Phạm Xuân Đôi (có con rể đang làm Bí thư Đảng ủy xã).

Cũng theo anh Mạo, phần diện tích đất nơi mẹ anh đang ở, trước đây là của ông Đôi, nhưng từ năm 1988, ông Đôi chuyển nhà đi nơi khác, mẹ anh xin dựng nhà ở đó, nhưng rồi mẹ già yếu, không tiện đóng nộp thuế nên anh xin nhập diện tích đất của mẹ vào đất của mình để thay mẹ đi đóng nộp thuế thì UBND xã đồng ý.
Phần diện tích đó được cộng vào đất của anh và được cấp chung 1 sổ đỏ từ năm 2004.

Trong khi đó, ông Bùi Đức Thịnh Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm cho biết, trường hợp của bà Vượng là đang sống chung với con, khi thì bà ở nhà con trai, khi ở nhà con gái.

Tuy nhiên, khi PV đưa ra những thông tin, bà Vượng là một hộ độc lập, có hộ khẩu riêng vẫn phải đóng nộp, làm các nghĩa vụ thuế và đang sống một mình trong túp lều tranh thì ông Thịnh lý giải, do miếng đất nơi nhà bà Vượng làm nhà đang tranh chấp với ông Phạm Xuân Đôi.

Vài năm nay, ông Đôi làm đơn lên xã đòi lại đất nên chưa xem xét, hỗ trợ xây nhà cho bà Vượng trên mảnh đất đó được.

Theo như lời ông chủ tịch xã, thì hiện UBND xã đang “chờ” bà mẹ liệt sỹ gần 90 tuổi đã có sổ đỏ “thoả thuận” được với người tranh chấp. Khi nào phần đất của bà Vượng không còn tranh chấp nữa thì UBND xã sẽ xem xét xóa nhà tranh tre cho bà?!

Việc bà Vượng sống trong căn nhà tranh tre nứa lá từ lâu, cả xã ai cũng biết, thế nhưng theo ông Thịnh, từ trước đến nay, do bà Vượng không có đơn trình bày nguyện vọng xóa nhà tranh tre, nếu họ có nguyện vọng thì xã sẽ lưu ý!?

Còn Trưởng Phòng LĐTBXH huyện Thạch Hà Phan Hữu Tuất cho biết, năm 2011, từng có chương trình tài trợ xóa nhà tranh tre, bà Vượng có tên trong danh sách, thế nhưng đã thực hiện được do phần đất của bà Vượng chưa rõ ràng?

Duy Tuấn - Trần Văn/  Vietnamnet
Nỗi chờ mong của mẹ Đáp
23.02.2012
 
Xem hình
Mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Đáp trong căn nhà dột nát của mình.
Báo Bình Thuận số ra ngày 13/2/2012, có đăng bài “Cần sớm giải quyết đất ở cho bà Nguyễn Thị Đáp” đã phản ánh quá trình giải quyết việc tranh chấp thửa đất 13C (KP 6, phường Đức Long, Phan Thiết) giữa bà Nguyễn Thị Đáp với bà Lê Thị Bạch Tuyết cùng cư trú tại tổ 1, KP 6, phường Đức Long. 
Để góp phần làm rõ thêm vụ việc, bài viết này sẽ đề cập những thông tin liên quan đến thửa đất 13C và quá trình giải quyết tranh chấp của chính quyền các cấp đối với thửa đất nói trên.
Khoảnh đất có diện tích 1.253,3m2, thuộc tờ bản đồ số 2, tọa lạc tại KP 6, phường Đức Long, được chia làm 3 thửa, gồm: 13B; 13C; 13D, trong đó thửa đất 13C có diện tích 246,6m2 (hiện tại chỉ có hơn 120m2) được gia đình bà Nguyễn Thị Đáp sử dụng làm nơi ở từ những năm trước giải phóng. Cũng từ mảnh đất này mà bà Đáp cùng chồng (Huỳnh Ngãi) và con trai (Huỳnh Văn Đồng) đi làm cách mạng. Sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968, do bị địch theo dõi gắt gao vì gia đình hoạt động cách mạng nên phải lánh nạn một thời gian, rồi khi giải phóng Phan Thiết (năm 1975), gia đình bà Đáp trở lại sinh sống trên thửa đất đó cho đến nay. Vậy nhưng vào năm 2004, bà Lê Thị Bạch Tuyết, địa chỉ ở tổ 1, khu phố 6, phường Đức Long (Phan Thiết) lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) và được UBND TP Phan Thiết ra QĐ số 2984/QĐ-UBND ngày 22/6/2004, cấp giấy CNQSDĐ mang số Đ798382 cho bà Lê Thị Bạch Tuyết. Cơ sở để cấp giấy đó được cho là đất bà Tuyết có giấy tờ chứng thư kiến điền của Ty Điền địa Bình Thuận (thuộc chế độ cũ) cấp và là đất nhận di sản thừa kế của bà Lê Thị Mẹo (bà nội của bà Tuyết). Có được sổ đỏ trong tay, bà Tuyết trở thành chủ đối với thửa đất 13C, do vậy khoảng đầu năm 2005, khi nhà bà Đáp đã bị xuống cấp, quá dột nát nên được UBND phường Đức Long hỗ trợ 5 triệu đồng để khắc phục, bà Đáp tiến hành sửa chữa nhà thì bà Lê Thị Bạch Tuyết đứng ra ngăn cản. Vào tháng 4/2008, bà Tuyết đã đổ đất bồi nền và xây kiềng bao quanh thửa đất, nhưng bị UBND phường Đức Long và UBND TP Phan Thiết ngăn chặn.
Mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Đáp trong căn nhà dột nát của mình.
Trước nguy cơ “trắng tay”, bà Nguyễn Thị Đáp đã làm đơn khiếu nại QĐ số 2984/QĐ-UBND ngày 22/6/2004 của Chủ tịch UBND TP Phan Thiết về việc cấp giấy CNQSDĐ cho bà Lê Thị Bạch Tuyết, nhưng việc giải quyết khiếu nại lần đầu bằng QĐ số 4863/QĐ-UBND, ngày 17/6/2008 của Chủ tịch UBND TP Phan Thiết đã không chấp thuận đơn của bà Đáp. Ngày 02/7/2008, bà Đáp tiếp tục làm đơn khiếu nại lần 2 đối với QĐ số 4863/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TP Phan Thiết, gửi tới Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.
Đồng hành, tiếp thêm sức để góp phần đòi lại đất cho bà Đáp còn có Hội Cựu chiến binh phường cùng một số cán bộ hưu trí ở phường Đức Long đã nêu kiến nghị với chính quyền các cấp từ phường đến tỉnh, đồng thời Hội đồng xét tính pháp lý về đất của phường Đức Long đã họp và thống nhất đề xuất UBND TP Phan Thiết xem xét, công nhận QSD thửa đất 13C cho bà Nguyễn Thị Đáp.
Kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 của bà Đáp bằng QĐ số 375/QĐ-UBND, ngày 9/2/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã đáp ứng lòng mong đợi của người khiếu nại và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi cho bà Đáp. Trên cơ sở quy định của pháp luật và các hồ sơ tài liệu quản lý đất đai liên quan, QĐ 375 của Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ rõ: Sổ mục kê quyền SDĐ do phường Đức Long lập năm 1998 không có tên gia đình bà Lê Thị Mẹo (bà nội của bà Tuyết) đăng ký kê khai diện tích đất 5,278 sào (bao gồm cả thửa đất 13C); từ năm 1975 đến tháng 4/2006, bà Lê Thị Mẹo không thực hiện đăng ký, kê khai, không sử dụng và không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất. Về trường hợp đất của bà Nguyễn Thị Đáp, QĐ 375 của UBND tỉnh thừa nhận: Tuy chưa đăng ký kê khai diện tích đang sử dụng với cơ quan nhà nước và không có giấy tờ pháp lý về QSDĐ, nhưng CV số 127/UBND ngày 24/11/2008 của UBND phường Đức Long xác định bà Đáp có tác động và cất nhà trên thửa đất 13C từ sau ngày giải phóng năm 1975 đến nay. Dựa trên những cơ sở đó, tại điều 2, QĐ số 375, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết thu hồi QĐ số 2984/QĐ-UBND, ngày 22/6/2004 của UBND TP Phan Thiết về việc cấp giấy CNQSDĐ cho bà Lê Thị Bạch Tuyết. Xem xét việc sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Đáp để giải quyết đất ở theo quy định của pháp luật.
Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của UBND tỉnh, UBND TP Phan Thiết đã ban hành QĐ số 2214/QĐ-UBND, ngày 3/6/2009, thu hồi và hủy bỏ giấy CNQSDĐ số Đ798382 đã cấp cho bà Lê Thị Bạch Tuyết. Mặc dù bà Tuyết có đơn khiếu nại đối với QĐ số 375/QĐ-UBND ngày 9/2/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh và khiếu nại QĐ số 2214/QĐ-UBND, ngày 03/6/2009 của UBND TP Phan Thiết. Việc khiếu nại các QĐ đó đã được UBND các cấp liên quan giải quyết, cụ thể tại văn bản số 2952/UBND-NC, ngày 24/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã khẳng định: QĐ số 375/QĐ-UBND, ngày 9/2/2009, Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết lần 2 đối với khiếu nại của bà Nguyễn Thị Đáp là đúng quy định của pháp luật, nay UBND tỉnh tiếp tục thực hiện quyết định này. UBND TP Phan Thiết cũng đã có QĐ giải quyết khiếu nại lần đầu của bà Tuyết bằng QĐ số 473/QĐ-UBND, ngày 19/8/2011, không chấp thuận đơn khiếu nại lần đầu của bà Lê Thị Bạch Tuyết.
Vấn đề còn lại là hiện nay bà Tuyết đã đi theo hướng nào để thực hiện quyền khiếu nại của mình, nếu khiếu nại lần 2 lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp thì đến thời điểm này thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 đã hết, (thời hiệu khiếu nại lần 2 là 30 ngày kể từ ngày nhận được QĐ giải quyết khiếu nại lần đầu, thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 là 45 ngày, đối vụ việc phức tạp là không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại). Vậy nếu tính từ khi có văn bản 2952, ngày 24/6/2011 của UBND tỉnh trả lời việc bà Tuyết khiếu nại QĐ 375 của UBND tỉnh đến nay đã gần 8 tháng và từ khi có QĐ 473, ngày 19/8/2011 của UBND TP Phan Thiết đến nay đã tròn 6 tháng, chẳng lẽ sự việc chưa được giải quyết? Được biết hiện nay bà Tuyết đã khởi kiện vụ án hành chính ra TAND TP Phan Thiết.
Đôi điều về gia đình mẹ Đáp
Bà Đáp không hề kể lể gì về công lao của gia đình mình, nhưng những cán bộ hưu trí phường Đức Long; ông Trần Ngọc Giai và ông Mai Hoàng Đại (nguyên Giám đốc Công ty in Bình Thuận, cựu tù chính trị) cho biết, trước giải phóng chẳng những con trai Huỳnh Văn Đồng hy sinh (năm 1970) mà ông Huỳnh Ngãi bị địch bắt, giam cầm trong nhà lao, bị tù đày tra tấn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, do vậy giải phóng về chưa được bao lâu thì ông mất (tháng 9 năm 1976). Còn bà Đáp, trong những năm kháng chiến là người chèo đò đưa cán bộ qua sông tại bến Sông Con (thuộc KP 6 Đức Long hiện nay) cho đến ngày giải phóng.
Nhìn chỗ ở hiện tại của mẹ Đáp mà thấy não lòng, khi bà đã bước sang tuổi 90 nhưng do việc tranh chấp kéo dài nên gian nhà dột nát vẫn trùm lên cuộc đời của người mẹ liệt sĩ. Mong chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng thật sự quan tâm để mẹ Đáp có được chỗ ở ổn định, bà đang trông đợi từng ngày.
DUY HÀ
(Theo Bình Thuận)


Giường hàng đêm bà Hoà vẫn nằm ngủ 
Bà Nguyễn Thị Hòa trước căn lều lụp xụp 
Chiếc bàn dùng để thờ liệt sĩ Lê Văn Đượm
 Cụ Nguyễn Thị Mỹ (90 tuổi), mẹ liệt sỹ sinh sống một mình trong con thuyền nhỏ  


Theo: Vozforums

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét