Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

MỘT "CANH BẠC" ĐANG KHÁT... CHỜ CHÁY TÚI HẲN MỚI DỪNG

TS Nguyễn Tiến Chỉnh: "Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi phải có trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về 2 dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên". 
Chỉ khi nào người ta nghĩ đến "trách nhiệm trước lợi ích của đất nước, của dân tộc  và của nhân dân" thì mới có quyền hy vọng những dự án đầu tư công thực sự có hiệu quả. Nếu đã biết chắc chắn sẽ lỗ thì phải chấp nhận tổn thất và dừng lại. Bài học Vinashin, Vinalines còn nóng hổi. Bài dưới đây chưa đề cập tới nguy cơ khủng khiếp nhất của dự án là "Hủy diệt môi trường".
DỰ ÁN BAUXITE TÂY NGUYÊN: MỘT "CANH BẠC" ĐANG KHÁT... CHỜ CHÁY TÚI HẲN MỚI DỪNG
1. TKV “không dám dừng” dự án alumin Nhân Cơ
TẠI CUỘC HỌP BÁO DIỄN RA SÁNG QUA 16.5, TIẾN SĨ NGUYỄN TIẾN CHỈNH, TRƯỞNG BAN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN (TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM - VINACOMIN) CHO BIẾT, TẬP ĐOÀN KHÔNG DÁM DỪNG DỰ ÁN ALUMIN NHÂN CƠ VÌ "NẾU DỪNG CHÚNG TÔI SẼ GẶP RẤT NHIỀU KHÓ KHĂN".
TS Nguyễn Tiến Chỉnh - Ảnh: Q.D
Vinacomin cho biết đã thuê các tư vấn thẩm định lại mức đầu tư của 2 dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên. Vậy tổng vốn đầu tư khi tính toán lại là bao nhiêu?
Đối với dự án Tân Rai, tổng mức đầu tư tăng khoảng 31%. Trong đó, 73% là nguyên nhân khách quan do tỷ giá, do tăng lãi vay đầu tư, do đền bù giải phóng mặt bằng, do điều chỉnh các hạng mục công trình. Còn lại phần chủ quan là 23%. Nói chung 2 dự án, số liệu tăng mức đầu tư và nguyên nhân tăng là tương đối như nhau.
Theo Vinacomin, tại dự án Tân Rai (Lâm Đồng), đến nay đã khai thác được trên 1,6 triệu tấn quặng bauxite, sản xuất được 265.000 tấn quặng tinh bauxite. Tổng giá trị đã thực hiện của toàn dự án alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) và một số dự án liên quan, tính đến thời điểm cuối tháng 4.2013 là 6.836 tỉ đồng. Ngoài ra, theo ông Nguyễn Tiến Chỉnh, hiện nay đã ký bán alumin cho 6 khách hàng trong nước được 5.200 tấn alumin và 8.670 tấn hydrat, 2 khách hàng nước ngoài trên 45.000 tấn. Tuy nhiên, ông Chỉnh không biết chính xác giá bán alumin vì “đó là bí mật kinh doanh”.
Tổng mức đầu tư đã tăng thêm, lợi nhuận có tăng thêm để đảm bảo hiệu quả kinh tế?
Về hiệu quả của các dự án, tôi khẳng định, chúng tôi tính hiệu quả trên 30 năm và hiệu quả dự án tính rất chi tiết, dựa trên rất nhiều thông số, từ dự án mỏ, đến nhà máy alumin và tất cả các thông số về dự báo chứ không phải ở thời điểm này. Chúng tôi xem xét và cuối cùng đi đến kết luận dự án có hiệu quả.
Dự án Nhân Cơ đã đầu tư trên 6.000 tỉ đồng. Bây giờ đã dừng cảng Kê Gà, quãng đường vận chuyển đến cảng Gò Đậu mất trên 260 km dẫn đến sản phẩm mất tính cạnh tranh. Vậy Vinacomin có tính đến dừng dự án này không?
Dừng cảng Kê Gà, chúng tôi cho rằng là hợp lý mà nó không ảnh hưởng tới dự án. Vận tải ở các cảng khác có thể đảm đương được nên tận dụng. Về vận tải, chúng tôi thuê doanh nghiệp vận tải và thuê bao nhiêu, tính phí bao nhiêu đã tính kỹ trong hợp đồng. Do đó, chi phí dự án chúng tôi tính vào chi phí thuê.
Còn về chuyện có dừng dự án hay không thì đây là câu hỏi rất lớn. Có một số ý kiến cho rằng nên xem xét dừng dự án. Nhưng với doanh nghiệp và chủ đầu tư, khi đề xuất xem xét dừng dự án, các chuyên gia cũng cần xem xét giúp chúng tôi: nếu dừng dự án thì chúng tôi lợi gì, thiệt hại gì và giải quyết hậu quả như thế nào. Ngồi trên một đống tiền đầu tư rồi, lòng chúng tôi nóng như lửa đốt. Nhà đầu tư bỏ tiền ra, bây giờ công trình đang ngổn ngang, hợp đồng PPC đã ký, thiết bị công trình nằm sẵn chờ tiến độ thi công. Bây giờ bảo dừng, coi như mình hủy hợp đồng. Việc này sẽ phải giải quyết như thế nào. Để tranh luận xem dừng hay không dừng cần có những cuộc hội thảo chuyên sâu.
Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi phải có trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về 2 dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên. Và chúng tôi khẳng định, qua tính toán, các dự án có hiệu quả, nên sẽ tiếp tục duy trì và phát triển.

Bạn 
Mai Hà chi biết: “Người dân phải gánh 60 triệu USD/năm cho 2 dự án bauxite”
TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng (Vinacomin) cho rằng, Nghị quyết số 710 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 đã quy định rõ thuế xuất khẩu quặng nhôm là 15-40% (tính trên giá xuất khẩu). “Việc Vinacomin tính thuế xuất khẩu alumin bằng 0% đồng nghĩa với tự công nhận dự án không có hiệu quả kinh tế xã hội và tự cho mình quyền ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác. Thuế xuất khẩu đang là chỗ dựa cuối cùng của Vinacomin để 2 dự án có “hiệu quả kinh tế xã hội lâu dài. Dự án bauxite chỉ có lãi với điều kiện ngân sách thất thu ít nhất 15% giá xuất khẩu”, TS Sơn phân tích.
Cụ thể hơn, theo ông Sơn, với thuế xuất khẩu bằng 0, bình quân 1 tấn alumin xuất khẩu, ngân sách thất thu gần 47,4 USD/tấn tương đương mỗi năm người đóng thuế phải gánh cho cả 2 dự án gần 60 triệu USD/năm (để dự án có hiệu quả như Vinacomin tính toán).
Đây là lý do theo ông Sơn, cần dừng dự án Nhân Cơ và chuyển toàn bộ thiết bị về Tân Rai để giảm tổn thất. Một phương án khác là dừng Nhân Cơ để chuyển xuống xây dựng ở vùng ven biển (Bình Thuận), thì phương án xây dựng đường sắt để vận chuyển sẽ khả thi hơn. Về sau này, việc chuyển giai đoạn 2 của Tân Rai xuống ven biển thì giá thành alumin sẽ rẻ hơn (không phải vận tải than, xút ngược lên Tây nguyên).
Thu Hằng - Quang Duẩn (ghi)
( Thanh Niên )

2. Bauxite Tây Nguyên:Chuyên gia báo lỗ, chủ đầu tư tính lãi!

(ĐVO) – ‘Đứng trên góc độ doanh nghiệp, chủ đầu tư thì chúng tôi cũng cần xem xét nếu dừng thì được lợi gì, hại ra sao, giải quyết hậu quả ra sao. Một nhà đầu tư bỏ tiền ra, công trình thì đang nằm ngổn ngang, những hậu quả như vậy ai tính?. Khi có những đề xuất tạm dừng dự án thì chúng tôi cũng muốn lắng nghe những đề xuất giải quyết hậu quả nếu tạm dừng dự án’.
Ý kiến trái chiều về dừng dự án bauxite Nhân Cơ
Chật vật bauxite Tân Rai
Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về bauxite
Khai thác bauxite, Vinacomin phải đền bù đủ cho dân
TS Nguyễn Thành Sơn: Bauxite Tân Rai sẽ ’mắc’ vì dòng tiền
Tổng bí thư: Phải chờ hiệu quả thí điểm dự án bauxite

Đây là chia sẻ của TS Nguyễn Tiến Chỉnh, người phát ngôn của Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam về các dự án bauxite tại buổi họp báo về tình hình thực hiện 2 dự án Bauxite – alumin thử nghiệm của Vinacomin tổ chức sáng 16/5.

Dự án theo tính toán thì vẫn... hiệu quả

Trả lời câu hỏi trước những băn khoăn của báo giới về tính hiệu quả của 2 dự án Tổ hợp Bauxite – nhôm Lâm Đồng và Alumin Nhân Cơ – Đăk Nông, nên dừng để bớt mất tiền thêm cũng như trách nhiệm khi 2 dự án này không hiệu quả, ông Chỉnh cho biết, Tập đoàn cũng đưa vấn đề này ra xem xét, đánh giá.

“Việc dừng dự án Nhân Cơ là vấn đề lớn, một câu trả lời không thể trả lời hết. Nhưng đứng trên góc độ doanh nghiệp, chủ đầu tư cũng cần xem xét nếu dừng thì được lợi gì, hại ra sao, giải quyết hậu quả ra sao. Nhà đầu tư bỏ tiền ra, công trình đang nằm ngổn ngang, những hậu quả như vậy ai tính’, TS Chỉnh nói.

Bể lắng tại nhà máy tuyển quặng bauxite Tân Rai

Ông Chỉnh nói thêm: ‘Khi làm dự án này, Chính phủ, các cơ quan chức năng đã xem xét, chúng tôi có trách nhiệm làm. Nếu có thiệt hại gì thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước. Nói thực là chúng tôi đã xem xét đến khả năng dừng nhưng không dám vì dừng thì thiệt hại quá lớn”, ông Chỉnh nói.

Dù nói như vậy nhưng trong các câu trả lời, đại diện Vinacomin vẫn khẳng định dự án có hiệu quả.

Cụ thể ông Chỉnh cho biết, dự án đã thuê tư vấn tính toán và thẩm tra lại tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của 2 dự án. Kết quả cho thấy, dự án có hiệu quả kinh tế trên 3 thông số về tác động kinh tế - xã hội, nộp ngân sách Nhà nước, tài chính doanh nghiệp cũng như thời gian hoàn vốn giản đơn.

Theo tính toán, thời gian hoàn vốn của Tổ hợp nhôm Lâm Đồng là 12 năm, còn Tân Rai là 13 năm. Hàng năm, 2 dự án nộp ngân sách bình quân khoảng 850 tỷ đồng.

“Ban đầu, dự án có thể lỗ trong thời gian từ 3 – 5 năm do những khấu hao về đầu tư, lãi vay… Tuy nhiên, sau đó, dự án chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả theo tính toán của chúng tôi”, người phát ngôn của Vinacomin khẳng định.

Ngoài ra, dự án còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể: tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động, phát triển dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, tạo tiền đề xây dựng và phát triển ngành công nghiệp nhôm ổn định và bền vững trong tương lai.

TS Chỉnh khẳng định: ‘Chúng tôi đã từng tính toán xem xét và thấy tiếp tục làm thì tốt hơn là dừng. CChúng tôi đã báo cáo số liệu tính toán cụ thể tới các cơ quan có thẩm quyền, và con số này không được phép công bố công khai’.

Chuyên gia khẳng định lỗ!

Trước đó cũng trong một hội thảo bàn về thực trạng, định hướng và kiến nghị đối với các dự án bauxite Tây Nguyên, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan, Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng: “Tổng mức đầu tư đã tăng lên quá nhiều, thực tế Dự án Tân Rai đang thua lỗ thực sự chứ không phải nguy cơ thua lỗ nữa. Bốn năm triển khai cho thấy các dự án này không mang lại hiệu quả kinh tế như kế hoạch”.
Ông Ban phân tích, trước đây khi tiến hành dự án, đàm phán vốn vay của Ngân hàng châu Âu thì lãi suất thấp - chỉ 5% nhưng khi cộng các khoản chi phí, phí bảo lãnh thì tính ra cũng đã lên đến 8%. “Hiện Vinacomin đang bán giá thấp hơn giá thành thì rõ ràng là thua lỗ. Bộ trưởng Công Thương nói là lỗ ấy nằm trong kế hoạch là không chính xác.
Cứ như tình hình hiện nay thì tính cả đời dự án cũng không có lãi. Việc xác định thua lỗ theo kế hoạch thì phải xác định trong thời gian nhất định. Giá thành lớn hơn giá bán như hiện nay mà cứ mong có lãi là điều không tưởng” - ông Ban phân tích.

Cũng theo ông Ban, mỗi năm Dự án Tân Rai phải chi khoảng 24,6 triệu USD, Nhân Cơ 38 triệu USD tiền vận tải. Việc vận chuyển hàng theo quãng đường trên dưới 200 km thì làm sao mà lãi được? Kể cả việc xây dựng tuyến đường sắt - nếu có thì cũng phải đến sau 2030 mới có tuyến này. Như vậy, hai dự án này sẽ “mệt mỏi” ít nhất 15 năm nữa.
“Chúng ta quá lạc quan, khi lập dự án đã không đưa ra những tình huống phải đương đầu. Việc không để tâm đến những rủi ro tiềm ẩn đã đẩy dự án vào thế kẹt” - ông Ban lo lắng.

Toàn cảnh nhà máy sản xuất alumina Tân Rai, Lâm Đồng nhìn từ khu thải bùn đỏ

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng dự án không có sự chuyển giao công nghệ mà chỉ có giấy phép sử dụng công nghệ của nhà thầu Chalieco (Trung Quốc). Như vậy sẽ không có chuyện bảo hành công nghệ!
Ông Nguyễn Thành Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Than Sông Hồng, tính toán: Trong trường hợp thuận lợi nhất thì Dự án Tân Rai cũng không có hiệu quả kinh tế, không có khả năng thu hồi vốn và liên tục lỗ đến năm 2029.
Theo ông Sơn nói cả hai dự án được triển khai trong gần năm năm nhưng vấn đề vận tải tiêu thụ alumin vẫn chưa được giải quyết. Việc lựa chọn cảng Kê Gà đã mắc sai lầm. Do đó ông Sơn đề nghị với Dự án Tân Rai cần tiếp tục làm rõ các thông số cam kết của nhà thầu, công khai minh bạch về chi phí đầu tư, giá thành…
“Riêng Dự án Nhân Cơ, trước mắt nên dừng vì chắc chắn Nhân Cơ còn kém hiệu quả hơn Tân Rai” - ông Sơn kiến nghị.
Phương Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét