Nghề hớt tóc thanh nữ: sướng hay khổ?
Một tiệm hớt tóc thanh nữ ở quận Gò Vấp, TPHCM,
ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO
Trượt dốc vô định
Không có nhà cửa ổn định, không có chồng con bên cạnh và không có gì để tin rằng cuộc đời của mình có ngày mai tươi sáng, con dốc số phận trượt dần về phía sương mù vô định… Đó là tất cả những gì chúng tôi cảm nhận được qua tiếp xúc với các cô gái hớt tóc thanh nữ ở khắp ba miền đất nước. Nhưng trong giới hạn bài tường trình ngắn này, chúng tôi xin giới thiệu quí thính giả những câu chuyện đời của những cô hớt tóc thanh nữ ở Quảng Ngãi.Có thể nói rằng Quảng Ngãi là tỉnh tập trung các cô gái hớt tóc thanh nữ, massage, gội đầu và hoạt động các loại hình bán dâm trá hình khác đến từ miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh miền Nam thuộc vào diện đông nhất miền Trung. Ngay cả ở phố cổ Thu Xà, một thành phố đã mất dấu hoàn toàn, còn mỗi cái tên với dân cư không đến nỗi thưa thớt và đời sống kinh tế thuộc vào diện tầm tầm bậc trung nhưng số lượng các cô gái từ miền Tây đến đây làm massage nhiều vô kể.
Đi ngược lên trung tâm thành phố Quảng Ngãi, sẽ khó mà thấy hoạt động của các cô hớt tóc thanh nữ, nhưng nếu chịu khó tìm thì chỉ trong chốc lát là có thể gặp vô số những người của họ. Buổi chiều, ra bờ sông Trà Khúc ngồi hóng mát, gọi một dĩa mồi nhậu và vài chai bia, ngồi một chốc sẽ có vài cô đến ngồi bàn bên cạnh, đưa ánh mắt mời gọi về phía bàn mình, nếu gật đầu ngụ ý mời, họ sẽ đến ngồi cùng bàn. Và mọi thứ thỏa thuận giới tính sẽ diễn ra một cách êm đềm, dễ dàng sau khi cụng ly lần thứ hai.
Tiếp xúc một cô tên Diễm, nói chuyện vui vẻ, làm quen một lúc, cô dắt về phòng trọ của cô. Một căn phòng âm u, ngột ngạt chưa đầy 6m2, dành cho việc ngủ nghỉ và hành lạc với những khách hạng ruồi. Diễm cho biết thêm rằng khách làng chơi được chia ra làm 4 hạng: Lông; Ruồi; Trung và; Nặng.
Khách hạng ‘lông’ dùng để chỉ mấy cậu trai choi choi chưa đầy 25 tuổi nhưng ham hố chuyện giới tính, con nhà tầm tầm, không giàu có mà lại đua đòi, những loại khách như vậy, thường hay đến các quán hớt tóc thanh nữ để gội đầu, massage rồi hỏi han, ngả giá cho việc hành lạc. Trong những ngày lễ và Chủ Nhật, đường phố vắng vẻ, việc hành lạc với khách hạng này có thể diễn ra cấp tốc ngay trên ghế massage. Thường thì hạng khách này ít tiền, hay cò kè bớt một thêm hai, chính vì thế, các cô như Diễm thường thắp nhang mỗi sáng cầu thần bạch mi phù hộ, giảm bớt khách hạng ‘lông’ mà dẫn khách hạng ‘nặng’ đến tiệm.
Một tiệm hớt tóc thanh nữ ở Quảng Ngãi,
ảnh hôm 08/05/2013. RFA PHOTO/Uyên Nguyên.
Khách hạng ‘ruồi’ là ám chỉ những cán bộ cấp phường, cấp xã và các giáo viên, hiệu trưởng, có tí chút quyền thế và ham của lạ. Thường thì khách hạng ruồi không dám liều lĩnh như khách hạng lông, chỉ đến gội đầu, massage rồi hỏi khéo, nếu chọn được hàng thì dắt đi nhà trọ hoặc để các cô dắt về phòng trọ riêng mà hành lạc. Loại khách này cũng trả tiền không hậu hỉ cho lắm nên các cô gái làng chơi cũng không ham gì.
Khách hạng ‘trung’ là loại mà các cô hớt tóc thanh nữ mong gặp hằng ngày vì loại này phổ thông hơn khách hạng ‘nặng’, hạng ‘trung’ dùng để chỉ các Việt kiều trung bình và quan chức cấp huyện, cấp xã có máu mặt, cỡ chủ tịch, phó chủ tịch. Những tay chơi này cũng đến massage và ngã giá nhưng rất khôn khéo, tế nhị, khi thỏa thuận xong, thường hẹn ở các khách sạn hạng sang có phòng cách âm, gắn máy lạnh để hành lạc. Xong việc, các vị khách này cũng trả tiền rất hậu hỉ, cho thoải mái, không ngần ngại xài tiền nếu như biết làm cho loại thượng đế này hài lòng, thỏa mãn.
Khách hạng ‘nặng’ thường dùng để chỉ các tay đại gia, trọc phú, các quan chức cấp tỉnh, cấp thành phố có máu mặt và những Việt kiều giàu có, thậm chí để chỉ các quan chức trung ương. Đương nhiên, tùy vào một số nơi hành nghề mà cách gọi cũng khác nhau, ví dụ như miền Tây Nam Bộ thì khách quan chức trung ương được gọi là vip hoặc hạng siêu. Ở Quảng Ngãi thì xếp chung vào hạng ‘nặng’. Loại khách này các cô hớt tóc thanh nữ ít dám mơ tới và gọi họ là “bò lạc” có nghĩa là lâu lâu, trúng mánh quá cỡ, bắt được một con bò đi lạc chứ không phải là chuyện thường xuyên hằng ngày. Vì loại khách này sính các cô người mẫu chân dài, diễn viên, ngôi sao, ít xài hàng bình dân.
Đánh đổi tương lai
Kể chuyện về các loại khách xong, Diễm giới thiệu thêm một cô bạn đồng nghiệp tên Hương, 25 tuổi, người Cái Răng, Bến Tre. Hương cao ráo, gương mặt sáng nhưng đôi mắt lại rất buồn, cô kể rằng phần lớn những cô gái trôi dạt ra đến đây đều có cuộc đời bất hạnh. Có cô nhiều lần xếp hàng kiếm một tấm chồng Hàn Quốc hoặc Đài Loan vừa ý qua dịch vụ tìm chồng nước ngoài ở Sài Gòn nhưng tìm mãi chỉ gặp toàn mấy ông già 60, 70 thì có chút tiền, còn những tay trẻ thì keo kiệt, nghèo khổ, cuối cùng phải bán thân nuôi miệng và giúp gia đình. Nhưng đó là con số ít, phần đông các cô ở đây đều đang có chồng con ở quê, hoặc là đã ly hôn, hoặc là đang chung sống nhưng những tay chồng suốt ngày uống rượu và đánh đập vợ con, chịu không nổi, các cô phải trốn đi mà bán thân.
Cuộc sống của các cô cũng rất bấp bênh, rày đây mai đó. Trinh, 17 tuổi, có thâm niên nghề hớt tóc thanh nữ và đi khách gần tròn hai năm cho biết thêm rằng phần đông nhưng cô gái trôi dạt về Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung đều có hoàn cảnh gia đình rất éo le, hoặc không có đất dụng võ giữa Sài Gòn vì các đàn chị đàn em giàu nhan sắc hơn đã phỗng tay trên hết nên nên phải trôi dạt về miền Trung. Mỗi ngày, cô phải phục vụ cho ít nhất là mười khách mới hy vọng phụ giúp được gia đình và có chút vốn về quê cưới chồng. Mỗi lượt khách cô lấy 150 ngàn đồng, mang về giao cho tú bà hoặc tú ông 50 ngàn đồng, tiền thuê phòng mỗi lượt khách là 20 ngàn đồng, cô còn được 80 ngàn đồng, trung bình mỗi ngày cô kiếm được 800 ngàn đồng. Nhưng con số này cũng vô chừng vì những ngày kiêng kị của phụ nữ, những ngày ế khách và đau ốm thì chỉ có nằm nhà mà ăn uống cho qua ngày. Nhìn chung, trung bình mỗi tháng các cô kiếm lợi nhuận ước chừng 10 triệu đồng.
Đào, 19 tuổi, cùng nhóm với Trinh cho biết thêm là tuy thu nhập không thấp, thậm chí cao gấp đôi, gấp ba lần tiền lương công nhân, có cô làm giỏi, nhan sắc mặn mà có thể kiếm gấp mười lần lương công nhân, nhưng không có cô nào giàu có được. Đây là tâm lý chung, những cô gái bán hoa, hớt tóc thanh nữ luôn thấy trống rỗng khi cầm đồng tiền trên tay, thế nên các cô đua nhau mua sắm đạo cụ như son phấn, áo quần, giày dép, điện thoại, xe đời mới, khi nào tiêu hết tiền thì lại mang xe, điện thoại đến tiệm cầm đồ. Người khổ nhất trong dịch vụ bán mình này vẫn là các cô gái, họ đánh đổi cả tương lai như một con thiêu thân.
Kể chuyện xong, Đào lắc đầu chua chát kết luận rằng kẻ được lợi nhất trong loại hình dịch vụ này vẫn là các ông tú, bà tú và công an khu vực. Họ ngồi không hưởng lợi và nhận sự chung chi để bảo kê cho dịch vụ này không bị xã hội đen đến phá phách. Suy cho cùng, xã hội đỏ và các ông trùm đã loại được xã hội đen khỏi bán kính hoạt động và cứ thế mà hái ra tiền. Trong khi đó, tương lai các cô giá bán hoa vẫn mịt mùng không lối thoát!
Uyên Nguyên, tường trình từ Quảng Ngãi, Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/barbershop-in-vn-un-05232013104746.html
Một tiệm hớt tóc thanh nữ ở Quảng Ngãi,
ảnh hôm 16/06/2012. RFA PHOTO/Uyên Nguyên.
Kể chuyện về các loại khách xong, Diễm giới thiệu thêm một cô bạn đồng nghiệp tên Hương, 25 tuổi, người Cái Răng, Bến Tre. Hương cao ráo, gương mặt sáng nhưng đôi mắt lại rất buồn, cô kể rằng phần lớn những cô gái trôi dạt ra đến đây đều có cuộc đời bất hạnh. Có cô nhiều lần xếp hàng kiếm một tấm chồng Hàn Quốc hoặc Đài Loan vừa ý qua dịch vụ tìm chồng nước ngoài ở Sài Gòn nhưng tìm mãi chỉ gặp toàn mấy ông già 60, 70 thì có chút tiền, còn những tay trẻ thì keo kiệt, nghèo khổ, cuối cùng phải bán thân nuôi miệng và giúp gia đình. Nhưng đó là con số ít, phần đông các cô ở đây đều đang có chồng con ở quê, hoặc là đã ly hôn, hoặc là đang chung sống nhưng những tay chồng suốt ngày uống rượu và đánh đập vợ con, chịu không nổi, các cô phải trốn đi mà bán thân.
Cuộc sống của các cô cũng rất bấp bênh, rày đây mai đó. Trinh, 17 tuổi, có thâm niên nghề hớt tóc thanh nữ và đi khách gần tròn hai năm cho biết thêm rằng phần đông nhưng cô gái trôi dạt về Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung đều có hoàn cảnh gia đình rất éo le, hoặc không có đất dụng võ giữa Sài Gòn vì các đàn chị đàn em giàu nhan sắc hơn đã phỗng tay trên hết nên nên phải trôi dạt về miền Trung. Mỗi ngày, cô phải phục vụ cho ít nhất là mười khách mới hy vọng phụ giúp được gia đình và có chút vốn về quê cưới chồng. Mỗi lượt khách cô lấy 150 ngàn đồng, mang về giao cho tú bà hoặc tú ông 50 ngàn đồng, tiền thuê phòng mỗi lượt khách là 20 ngàn đồng, cô còn được 80 ngàn đồng, trung bình mỗi ngày cô kiếm được 800 ngàn đồng. Nhưng con số này cũng vô chừng vì những ngày kiêng kị của phụ nữ, những ngày ế khách và đau ốm thì chỉ có nằm nhà mà ăn uống cho qua ngày. Nhìn chung, trung bình mỗi tháng các cô kiếm lợi nhuận ước chừng 10 triệu đồng.
Đào, 19 tuổi, cùng nhóm với Trinh cho biết thêm là tuy thu nhập không thấp, thậm chí cao gấp đôi, gấp ba lần tiền lương công nhân, có cô làm giỏi, nhan sắc mặn mà có thể kiếm gấp mười lần lương công nhân, nhưng không có cô nào giàu có được. Đây là tâm lý chung, những cô gái bán hoa, hớt tóc thanh nữ luôn thấy trống rỗng khi cầm đồng tiền trên tay, thế nên các cô đua nhau mua sắm đạo cụ như son phấn, áo quần, giày dép, điện thoại, xe đời mới, khi nào tiêu hết tiền thì lại mang xe, điện thoại đến tiệm cầm đồ. Người khổ nhất trong dịch vụ bán mình này vẫn là các cô gái, họ đánh đổi cả tương lai như một con thiêu thân.
Kể chuyện xong, Đào lắc đầu chua chát kết luận rằng kẻ được lợi nhất trong loại hình dịch vụ này vẫn là các ông tú, bà tú và công an khu vực. Họ ngồi không hưởng lợi và nhận sự chung chi để bảo kê cho dịch vụ này không bị xã hội đen đến phá phách. Suy cho cùng, xã hội đỏ và các ông trùm đã loại được xã hội đen khỏi bán kính hoạt động và cứ thế mà hái ra tiền. Trong khi đó, tương lai các cô giá bán hoa vẫn mịt mùng không lối thoát!
Uyên Nguyên, tường trình từ Quảng Ngãi, Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/barbershop-in-vn-un-05232013104746.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét