Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Báo chí Lào hết lời ca ngợi bầu Đức

Báo chí Lào hết lời ca ngợi bầu Đức
(ĐVO) - Sau khi tổ chức phi chính phủ Global Witness (GW) lên tiếng cáo buộc Hoàng Anh Gia Lai phá rừng, chiếm đoạt đất tại Lào và Campuchia, báo chí Lào đã viết bài ca ngợi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) có nhiều đóng góp giúp đỡ nhân dân Lào nói chung và các địa phương nam Lào nói riêng.
Hết lời ca ngợi
Trong số ra ngày 22/5, báo Đất nước Lào của Thông tấn xã Phathet Lào và báo Lào Phatthana của Hội Nhà báo Lào đã có bài viết tựa đề “Tấm lòng cao cả của một doanh nghiệp Việt Nam".

Báo chí Lào số ra gần đây đã hết lời khen ngợi HAGL. (Ảnh: TTXVN)
Bài báo dẫn lời Bí thư, Tỉnh trưởng Attapeu Khanphan Phommathat cho biết, Attapeu là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng nhưng do đất đai không tốt, phương thức sản xuất lạc hậu nên kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Tỉnh kêu gọi đầu tư nhiều doanh nghiệp đến rồi lại bỏ đi, vì chê đất cằn và xấu. Chỉ có tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trụ lại và quyết tâm đầu tư giúp đỡ địa phương. HAGL đã dồn công dồn sức tập trung đầu tư cây cao su và cây mía, biến những cánh rừng nghèo thành những dự án trồng cao su, nông trường mía đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đời sống người dân đã được nâng cao rõ rệt, nhưng quan trọng hơn là tập đoàn đã cải tạo được vùng đất, giúp người dân xoá bỏ được tập quán làm ăn lạc hậu săn bắn hái lượm là chính trở thành những công nhân nông nghiệp làm giàu trên mảnh đất của mình.

Theo tờ báo, HAGL là đầu tư vào những tỉnh nghèo như Sekong và Attapeu và tập trung giúp đỡ không hoàn lại 35 triệu USD cho công tác an sinh xã hội tại các đại phương này như xây dựng một bệnh viên 200 giường, 1.000 căn hộ, mỗi căn hộ có diện tích 70m2 cho công nhân, xây dựng hàng trăm km đường cấp phối đến các vùng dân cư; kéo hàng trăm đường điện cho dân cư trong vùng dự án, xây dựng nhiều cầu kiên cố giúp người dân đi lại thuận tiện.

HAGL còn giúp xây dựng một trung tâm hành chính huyện Phu Vông. Với những dự án trên HAGL đã góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào hai tỉnh và các vùng lân cận lên đến 20.000 người.

Bài báo còn cho biết, người dân Lào nói chung và người dân trong vùng dự án nói riêng rất thích cách làm việc của HAGL, đó là nói là làm, quan tâm người lao động, tôn trọng pháp luật, bảo đảm môi trường, đầu tư hiệu quả.

Báo chí Lào khẳng định HAGL là nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất tại Lào với số vốn gần 1 tỷ USD, thực sự đem lại cuộc sống ấm no cho người dân trong vùng có dự án.

Chỉ nhận đất hoang, đồi trọc


Trước các cáo buộc của Tổ chức Global Witness (GW) về việc phá rừng trồng cao su tại Lào và Campuchia, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai đã lên tiếng phản bác những cáo buộc này.

Trả lời phỏng vấn trên tờ Tuổi trẻ TP. HCM, ông Đoàn Nguyên Đức nói, việc cáo buộc Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) khai thác gỗ là hoàn toàn sai sự thật. Theo quy định tại Lào và Campuchia, gỗ trên đất làm dự án là của nhà nước, HAGL chỉ được phép thuê đất trong 50 năm.
Nhà ở do HAGL xây tặng cho người dân Attapeu

Cụ thể, sau khi ký hợp đồng cho thuê đất, chính phủ thuê một doanh nghiệp nào đó khai thác gỗ trên đất, sau đó tổ chức bán đấu giá số gỗ khai thác. HAGL chỉ nhận đất sạch chứ không đụng vào bất cứ một cây gỗ nào. Và xin nói rõ là dù được phép tham gia đấu giá mua gỗ này nhưng HAGL đã từ chối tham gia!

“Tôi xin khẳng định rõ HAGL không tham gia khai thác gỗ, cũng không mua gỗ tại bất cứ khu đất làm dự án nào”, ông Đức khẳng định.

Ông Đức nói thêm cho rõ rằng: “Đã trồng cao su từ đất rừng bắt buộc phải khai hoang, chặt cây mới trồng cao su được. Nhưng những khu vực này là rừng nghèo, dự án mới được duyệt để chúng tôi trồng cao su. Cũng xin nói thêm việc cấp đất làm dự án tại Lào và Campuchia đều thực hiện theo một quy trình cực kỳ chặt chẽ và chỉ cho phép làm dự án ở rừng nghèo”.

Theo số liệu công bố của HAGL, tính tới cuối năm 2012, Tập đoàn này có tổng cộng 51.000ha đất được phân bổ để trông cao su tại Tây Nguyên, Lào và Campuchia. Trong đó, tại Gia Lai là 8.000ha, Đắk Lắk là 3.000ha, Lào là 25.000ha, Campuchia là 15.000ha.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), hiện Tây Nguyên có hơn 2,848 triệu ha rừng, độ che phủ 51,3%. Trong 8 năm (2005-2012), các tỉnh Tây Nguyên mất hơn 205.000 ha rừng tự nhiên. Bình quân mỗi năm, khu vực này mất khoảng 25.700 ha rừng.

Trong khi đó, theo báo cáo của Cơ quan Điều tra về Môi trường (EIA), có trụ sở tại Anh cho biết, diện tích rừng tại Lào trong những thập niên qua đã bị thu hẹp lại đến mức báo động: năm 1940, rừng chiếm tới 70 % diện tích của nước Lào tỷ lệ đó chỉ còn là 41 % vào năm 2002 và theo dự báo của EIA thì đến năm 2020 thì chỉ còn là 30 %.

Tháng 6/2011, thủ tướng Lào đã ban hành một đạo luật để củng cố các biện pháp chống buôn lậu gỗ.

Theo Cơ quan Điều tra về Môi trường, hàng năm có ít nhất 500 000 mét khối gỗ lậu, trị giá khảng 150 triệu đô la được chuyển qua biên giới giữa Lào với Việt Nam. Khối lượng gỗ này được dùng vào việc sản xuất hàng nội thất và sau đó được đem xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.

Theo thống kê của từ các Cục Hải quan địa phương, từ đầu năm 2011 - tháng 6/2012, có khoảng 2.221 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với trị giá hàng hóa gần 27 tỉ đồng là con số thống kê mới nhất các vụ buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến biên giới Việt-Lào.

Tại các cặp cửa khẩu Cầu Treo- Nậm Phao, Chalo- Na Phàu… nổi lên hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã đặc biệt là gỗ. Ngoài các thủ đoạn truyền thống, các đối tượng buôn lậu gỗ đã lợi dụng hoạt động đầu tư, hợp tác kinh tế với Lào để buôn lậu gỗ quí từ Lào vào Việt Nam, hầu hết các hợp đồng mua bán gỗ với cư dân, DN Lào là các hợp đồng giả.

Xuân Tùng (tổng hợp)

http://baodatviet.vn/kinh-te/dai-gia-bon-phuong/201305/Bao-chi-Lao-het-loi-ca-ngoi-bau-duc-2347709/


Báo chí Lào ca ngợi bầu Đức sau cáo buộc của Global Witness
Một số tờ báo Lào đã viết bài ủng hộ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vì đã có nhiều đóng góp giúp đỡ nhân dân và các địa phương Nam Lào. Các bài báo được đăng tải sau cáo buộc của Global Witness về việc doanh nghiệp này chiếm đất phá rừng.


3 lý do bầu Đức bị cáo buộc 'phá rừng'

6 phản biện của bầu Đức về cáo buộc chiếm đất, phá rừng


Trong số ra ngày 22/5, dưới đầu đề “Tấm lòng cao cả của một doanh nghiệp Việt Nam," báo Đất nước Lào của Thông tấn xã Phathet Lào và báo Lào Phatthana của Hội Nhà báo Lào cho biết Attapeu là một tỉnh nghèo nay đã thay da đổi thịt hàng ngày. Những vùng đất cằn cỗi xơ xác do thiếu nước trước đây đã nhường chỗ cho những cánh rừng cao su và mía bạt ngàn.

Bài báo dẫn lời Bí thư, Tỉnh trưởng Attapeu Khanphan Phommathat cho biết, Attapeu là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng nhưng do đất đai không tốt, phương thức sản xuất lạc hậu nên kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Tỉnh kêu gọi đầu tư nhiều doanh nghiệp đến rồi lại bỏ đi, vì chê đất cằn và xấu. Chỉ có tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trụ lại và quyết tâm đầu tư giúp đỡ địa phương. HAGL đã dồn công dồn sức tập trung đầu tư cây cao su và cây mía, biến những cánh rừng nghèo thành những dự án trồng cao su, nông trường mía đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Một số tờ báo tại Lào đã lên tiếng ủng hộ Chủ tịch Tập đoàn HAGL, Đoàn Nguyên Đức sau cáo buộc chiếm đất phá rừng của Global Witness. Ảnh: Vietnam+

Đời sống người dân đã được nâng cao rõ rệt, nhưng quan trọng hơn là tập đoàn đã cải tạo được vùng đất, giúp người dân xoá bỏ được tập quán làm ăn lạc hậu săn bắn hái lượm. Doanh nghiệp đã hỗ trợ dân địa phương trở thành những công nhân nông nghiệp làm giàu trên mảnh đất của mình.

Theo Thông tấn xã Phathet Lào và tờ Phatthana của Hội Nhà báo Lào, HAGL đã đầu tư vào những tỉnh nghèo như Sekong và Attapeu và tập trung giúp đỡ không hoàn lại 35 triệu USD cho công tác an sinh xã hội tại các đại phương này. Đó là xây dựng một bệnh viện 200 giường; xây 1.000 căn hộ, mỗi căn hộ có diện tích 70 m2 cho công nhân; xây dựng hàng trăm km đường cấp phối đến các vùng dân cư. Doanh nghiệp cũng đã kéo hàng trăm km đường điện cho dân cư trong vùng dự án, xây dựng nhiều cầu kiên cố giúp người dân đi lại thuận tiện.

HAGL còn giúp xây dựng một trung tâm hành chính huyện Phu Vông. Với những dự án trên HAGL đã góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào hai tỉnh và các vùng lân cận lên đến 20.000 người.

Phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy chế biến mủ cao su, ông Khamphan Phommathath, Bí thư Tỉnh trưởng Attapeu cảm ơn HAGL đã tạo công ăn việc làm, tạo tay nghề lao động cho người dân nhanh chóng thoát nghèo. Doanh nghiệp đã đáp ứng sự chờ mong của nhân dân huyện Saysetha nói riêng và nhân dân tỉnh Attapeu nói chung.

Báo chí Lào khẳng định HAGL là nhà đầu tư nước ngoài thành công nhất tại Lào với số vốn gần 1 tỷ USD, thực sự đem lại cuộc sống ấm no cho người dân trong vùng có dự án.

Đánh giá về HAGL, Phó thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath cho rằng đây là một tập đoàn điển hình, có sự quyết đoán cao, không đạt lợi ích trước mắt mà đặt lợi ích lâu dài. Doanh nghiệp này dám nghĩ dám làm, dám sử dụng khoa học hiện đại của thế giới vào sản xuất; đầu tư tập trung, phối hợp chặt chẽ với cơ sở nhân dân, đem lại lợi ích thực tế cho người dân, giúp cho Attapeu ngày càng phát triển.

Hôm 17/5, sau khi bị Global Witness cáo buộc chiếm đất phá rừng tại Lào và Campuchia, Chủ tịch Tập đoàn HAGL, Đoàn Nguyên Đức đã triệu tập cổ đông chiến lược, các hãng thông tấn Việt Nam và quốc tế. Tại cuộc họp này, bầu Đức khẳng định luôn tuân thủ theo đúng luật pháp nước sở tại.

Theo ông Đức, HAGL chỉ nhận những phần đất được chính phủ các nước cho phép đầu tư theo đúng quy định pháp luật của từng nước, không có chuyện vào các nước này để chiếm đất trồng cao su.

Đến ngày 20/5, trong thông báo trả lời về phản ứng của HAGL, bà Megan MacInnes - Trưởng nhóm Tài nguyên đất của GW, cũng là một trong những tác giả của báo cáo, nhận định: "Thay vì giải quyết các vấn đề được nêu ra trong báo cáo và cải thiện cuộc sống của hàng trăm người dân bị ảnh hưởng, HAGL có vẻ chỉ quan tâm đến hình ảnh của mình".

Theo TTXVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét