Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

(1) Chuyện một thời - Các kiểu mốt

Chuyện một thời - Các kiểu mốt
Hà Nội thanh lịch, Sài Gòn sành điệuNhững biến cố của lịch sử luôn có ảnh hưởng rất mạnh tới gu thời trang của người dân. Điều này thể hiện rất rõ rệt trong phong cách ăn mặc của dân thành thị ở 2 thành phố lớn nhất Việt Nam: Hà Nội và Sài Gòn.
Một Hà Nội rất khác
Trong thời kỳ này, người dân miền Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng đang trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, chống Mỹ và khôi phục lại những hậu quả khủng khiếp sau chiến tranh chống Pháp nên phong cách ăn mặc chuyển từ xênh xang áo xống sang gọn gàng, khỏe khắn. Đi tới nơi đâu cũng bắt gặp hình ảnh áo cánh, áo sơ mi tay bồng chiết eo đi cùng quần đen (mùa hè) và áo trần bông, áo vest kiểu Hồng Kong (mùa đông) trông na ná như nhau chỉ khác về chất liệu. “Xịn” nhất trong phong cách thời trang này là áo lụa trắng nõn và quần đen tuyền may từ lụa Hà Đông hoặc lĩnh Bưởi. Nam giới thì thường mặc áo đại cán 4 túi, còn gọi là áo kiểu Tôn Trung Sơn.



Trang phục giản dị của nam, nữ thời bao cấpKhi kiểu dáng quần áo cả trăm cái như một thì các trang phục nhập ngoại (được xách tay hoặc buôn lậu) trở thành mốt của giới thanh niên. Những “thương hiệu” nổi bật có thể kể đến như áo bay Liên Xô, áo Nato, quần bò Thái, quần áo Tô Châu… Về thứ đội trên đầu thì mũ cối gần như chiếm một vị trí độc tôn, trong đó mũ cối Tàu là thời thượng nhất, có khi giá trị gần bằng hai chỉ vàng.
Giày dép “hàng hiệu” lúc bấy giờ là dép nhựa trắng Tiền Phong, dép tông lào đế dày, giày Tây cũng xuất hiện song thuộc loại hàng “cực độc.” Thậm chí, thanh niên thời đó coi thời trang như là công cụ “khoe mẽ” để cạnh tranh “tán gái”!

Mốt của dân chơi Hà Nội thời bao cấp: dép cao su và mũ cối

Và một Sài Gòn xa hoa
Trong khi ấy, Sài Gòn lại vô cùng nở rộ và đa dạng các sắc thái phong cách thời trang theo phong trào Tây hóa. Khắp Sài Gòn tràn ngập các loại váy đầm, quần, áo rất hợp thời, thậm chí còn bắt kịp xu thế thời trang thế giới lúc bấy giờ.
Người Sài Gòn khá sành điệu với các loại quần, từ quần ống túm cho tới ông côn, ống loe rộng (thập niên 70). Váy cũng đủ loại, đủ kiểu từ kiểu cổ điển nhất là dài quá đầu gối, phồng, gọi là váy chuông, váy bút chì (thập niên 60), mini jupe càng ngắn càng đẹp (thập niên 70) cho đến váy suông thẳng xẻ tà, váy xếp li…


Các thiếu nữ Sài Gòn xúng xính với váy suông Trang phục phụ nữ Sài Gòn thường được trang trí điệu đà, tinh tế với những đường ren, và trên ngực, bên vai, hay ở thắt lưng có đính bông hoa vải, chiếc nơ to, hoặc kẹp áo trang sức lấp lánh… Nếu mặc áo ngắn tay hay không tay, người ta thường đeo găng tay bằng ren và quàng khăn lụa rất hợp thời và sang trọng.


Fashionista trên đường phố Sài Gòn năm 60

Áo quần kiểu hippy đã một thời chiếm lĩnh mốt thời trang của Sài Gòn cùng lúc với phong trào hippy ở Mỹ năm đầu thập kỷ 60. Áo may bằng vải xô mỏng, thêu rối rắm. Áo thường ngắn, hở cả lưng, bụng người mặc, ống tay áo rộng, phồng. Quần bò "zin" bó mông, bạc phếch, rách rưới, có miếng vá ở đầu gối, ở mông... hoặc váy dài đến mắt cá nhân, có hàng khuy ở giữa từ thắt lưng xuống gấu…

Giày dép cũng đa dạng, thay đổi xu hướng đến chóng mặt. Năm 1954 - 1959, mốt là giày da mũi nhọn, gót cao. Đến ít năm sau, người ta đi giày mũi vuông, gót vuông, thấp. Sau lại đổi qua mốt giày cao gót trên 10cm lênh khênh... Nếu mặc áo dài thì phải đi guốc gỗ gót cao, nhọn, sơn mài hoa lá…

Vào giai đoạn này, những người nổi tiếng cũng là những người đi đầu xu hướng và định hình phong cách cho người dân. Họ được coi như những biểu tượng thời trang như đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân – người khởi xướng mốt áo dài Trần Lệ Xuân biến tấu táo bạo với cổ ngang, quàng khăn lông thú và cũng từng đưa hình ảnh áo dài lên tạp chí Time. Hay như ngôi sao Thẩm Thúy Hằng lăng xê mốt váy áo bó sát gợi cảm và bốt cao… Phụ nữ Sài Gòn thời ấy ai cũng muốn được phong cách cao sang như Trần Lệ Xuân hay sành điệu như Thẩm Thúy Hằng, nên đổ xô đi mua hay may những bộ cánh giống thần tượng. Đây cũng là nét rất tương đồng với thời trang hiện đại ngày nay.




Trần Lệ Xuân...

Và Thẩm Thúy Hằng là 2 hình tượng thời trang của phụ nữ Sài Gòn

 
 
Trong khoảng thập niên 50 – 80, tại các vùng nông thôn, ngoại thành miền Bắc, Nam và miền Trung, người dân vẫn ăn mặc theo kiểu truyền thống, không có biến động nhiều ở phong cách thời trang.

Mốt thời trang trong giai đoạn bao cấp và đầu đổi mới luôn hằn sâu trong tâm trí nhiều người thế hệ trước những ký ức về sự khốn khó, thiếu thốn, nhưng lại theo cách vô cùng ấn tượng. 

Bất cứ ai đã từng để lại tuổi thanh xuân ở giai đoạn bao cấp và đầu đổi mới thì đều có cả một “kho truyện” để kể lại cho thế hệ em, con cháu mình nghe. Thời kỳ ấy không huy hoàng niềm hạnh phúc như đúng bản chất nó phải thế, mà trái lại hằn sâu trong tâm trí những người đã từng sống thứ miền ký ức về sự khốn khó, thiếu thốn theo cách vô cùng ấn tượng. Người ta nhắc lại cụm từ “bao cấp", "đầu đổi mới” thường với 2 trạng thái ngược nhau: một là trầm ngâm suy tư, hai là cười phá lên đầy vui vẻ sảng khoái. Thứ kỷ niệm về thời kỳ đặc biệt ấy khi ngẫm lại chỉ có thể là niềm đau hoặc một hoài niệm đẹp.
Những chuyện vô đề về các “dân chơi hàng xịn”

Đầu thập kỷ 60, mốt của thanh niên là diện quần ống tuýp, loại quần này tiêu chuẩn là phải chật, thật chật, đến mức lúc thay ra cần có người kéo ống quần hộ thì mới đúng điệu. Nam thanh niên để đầu "đít vịt"– kiểu tóc để dài, chải keo sáp bóng nhoáng, vuốt túm chỉa chỉa về phía sau, cưỡi hiên ngang con xe Pha vo rít (Favorite) đi ngoài đường là ai cũng phải ngoái nhìn.
Tầm sau giải phóng, ảnh hưởng với phong trào phản chiến hippy, người ta quay sang “cuồng si” mốt áo vải thô bó chẽn cùng quần ống loe rộng và để tóc dài phóng khoáng.

  
Thanh niên thời đó rất thích mốt quần loe trẻ trung (ảnh minh họa)
Cách ăn mặc như vậy đối với giới trẻ rất được ưa chuộng, song về tình hình xã hội thì cách phục sức kiểu này rất “có vấn đề”, bị xếp vào hàng văn hóa lai căng, không đứng đắn. Một số đơn vị hành chính còn treo biển rất rõ ràng “Không tiếp quần loe”, “Chúng tôi không tiếp những người mặc quần loe, quần tuýp, để tóc bù xù”. Thậm chí trên các ngã tư, đường phố thường có các đội thanh niên tình nguyện cờ đỏ chuyên chăm chăm đi cắt quần ống loe. Xử nhẹ là cắt dọc đường li trước, nặng là cắt phần ống quần rộng. Đầu đít vịt hay tóc tai râu ria xồm xoàm dài quá quy định nếu bị bắt cũng đều phải cắt trụi hết. Bên cạnh đó tiêu chuẩn đánh giá dân chơi thời ấy không nằm ngoài câu vè sau:
"Một yêu anh có Pơ giô (peugeot)
Hai yêu anh có Selko đàng hoàng
Ba yêu anh có bộ đồ sang
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô...”


 
 Xe đạp pơ giô (trên), đồng hồ Poljot (bên trái) và đồng hồ Seiko (bên phải)
Đến những năm cuối 70, đầu năm 80, do tình hình khan hiếm hàng hóa nên đã bắt đầu xảy ra nạn buôn lậu tại các đầu mối cửa khẩu nước ta. Những con buôn vận chuyển hàng lậu được người dân “ưu ái” gọi bằng một cái tên khá kì dị: dân bám mích. Tay nào buôn hàng trót lọt được vài bữa là đã giàu lên nhanh chóng, và tất nhiên họ đều diện những bộ cánh thời thượng nhất bấy giờ. Dạo ấy, vải Pho Canada là loại thịnh hành và được ưa thích nhất bấy giờ. Thứ vải này được người bây giờ miêu tả lại bằng sự châm chọc “May đồ bằng Pho Canada, mặc mùa đông thì lạnh run, mùa hè diện vào lại nóng chảy mỡ”. Chê bai là vậy nhưng vào thời đó, phải khá giả lắm mới có mà mặc. Phất lên nhanh nhờ buôn gạo, bột mì, phân bón, dân bám mích không thoát khỏi thành ngữ sâu cay “ Trưởng giả học làm sang”. Giữa mùa hè nắng chang chang đổ lửa, thế mà các tay chơi “dân bám mích” vẫn cố đóng nguyên cả bộ kiểu ký giả may bằng vải Pho Canada, đầu đội mũ phớt len, đeo kính râm, đi đôi sa bô nặng chịch...trông vô cùng bức bối, ngột ngạt. Đối với những quán ăn hay hàng giải khát, hôm nào gặp được toán dân chơi đóng bộ bảnh chọe này là biết ngay đã vào dịp vớ bở, tha hồ mà chặt chém…

Cho tới giữa năm 80 đến đầu 90, danh xưng “dân chơi hàng hiệu” chuyển sang cho những người may mắn có người nhà đi xuất khẩu lao động hoặc đi học ở nước ngoài về. Màu mốt nhất thời đấy là các tông cỏ úa, tím than. Người sành thời trang là phải diện áo lông Đức hoặc áo bay Nga mặc quần giả bò cưỡi Custom Minks, Simson, Suzuki 100 mận chín, Honda Super Cub C50... Một bộ hoàn chỉnh như vậy đáng giá bằng cả một gia tài vì thế nên nếu có “ cưa” cô nào là đổ cô ấy. "Một trăm lời nói không bằng ống khói Hon Đa” - như các đại gia, thiếu gia ngày nay, các dân chơi thời xa vắng như thế này luôn được người đời nhìn bằng ánh mắt ngưỡng mộ pha chút thèm thuồng, ghen tị.

 
 Áo Nato một thời rất "hot"

 
"Anh chàng" đi Suzuki mận chín là điển hình của dân chơi bấy giờ với mũ cối, áo Nato

 
 Một thanh niên "chịu chơi" khác với style rất lãng tử


Để hoàn thiện cho phong cách, chắc chắn phải có...tờ 10 đồng đút ngay ngắn vào túi áo trước ngựcGần hơn chút nữa, vào cuối 80 đầu 90, định nghĩa người ăn diện đúng điệu là phải mặc áo chim cò Thái Lan, quần bò mài… trông rất hoa lá cành, đỏm dáng.


Thiếu nữ "băng đỏ" xinh đẹp với một trong những cách mặc thời trang nhất giữa thập niên 80: Áo len cổ lọ bên trong, áo lông Đức bên ngoài. Người ngồi bên cạnh cũng rất hợp thời cùng áo Nato và mũ bò kiểu Levi's
Vào thời kỳ bao cấp, để có một comple chỉn chu là điều cực kỳ khó khăn. Do vậy, số đông muốn chút "lịch lãm quý ông" thì chỉ có nước đi mượn!

Trong thời kỳ bao cấp, cái ăn cái mặc chẳng có, một chiếc áo may ô hay sơ-mi lành lặn đã thuộc loại sang lắm rồi, có mấy ai dám mơ đến một bộ "củ" (tên dân dã dùng để gọi comple). Vì vậy, trong những ngày trọng đại hay cần kíp, muốn sang trọng, lịch lãm thì phương án duy nhất là ... đi mượn.

Bộ "củ" lịch lãm của chú rể
Ngày ấy, phần lớn chú rể đều chỉ mặc quần âu, áo sơ mi trắng "cắm thùng", đi dép xăng đan. Muốn "diện", thì phải đi mượn, và có khi phải qua nhiều cầu mới mượn được một bộ vừa người. 


Cô dâu và chú rể


Đám cưới nhà giàu

Xong comple lại lo giày. Giày xấu đẹp hay màu gì cũng được miễn là phải vừa chân, nếu chật thì khốn khổ. Do ngày ấy hiếm xi nên có người lấy dầu lạc đánh cho bóng và lúc chuẩn bị quần áo giày dép đi đón dâu mới biết kiến xơi hết phần dầu để lại các vết lỗ chỗ trên mặt da. Dẫu sao, chú rể vẫn cứ là "oách", là "lung linh", khi sánh cạnh cô dâu mặc áo dài, hay chỉ là áo sơ mi trắng cổ lá sen.

....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét