Do vậy, mặc dù tán thành quan điểm trên, nhưng tôi hết sức phản đối gói kích cầu kinh tế khoảng 100.000 đến 200.000 tỷ đồng để giải cứu doanh nghiệp. Gói này chiếm 4-8% GDP trong khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP hiện đã khoảng 5% (thực tế cao hơn vì có nhiều khoản chi tiêu không đưa vào cân đối ngân sách). Gói này thực chất là biện pháp nới lỏng nóng vội để cứu nền kinh tế; hậu quả tai hại chẳng kém gì thắt chặt nóng vội để chống lạm phát... Đặc biệt ở nước ta, khi tham nhũng đang tràn lan, hiệu quả đầu tư và chi tiêu công quá thấp kém thì nguy cơ một cuộc tổng khủng hoảng nổ ra sớm là rất lớn.
'Nền kinh tế trả giá đắt vì thắt chặt quá mức'
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, chính sách vĩ mô thắt chặt so với kỳ vọng ban đầu, từ góc độ đầu tư, tín dụng đến cung tiền đã làm cho tình hình kinh tế phải trả giá quá cao.
5 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2,35% so với cuối năm 2012, thấp nhất trong 4 năm qua. Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản lại ở mức cao (23.200 doanh nghiệp). Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng chính sách thắt chặt quá mức thời gian qua đã khiến nền kinh tế suy yếu.
Trao đổi bên lề Hội thảo công bố Báo cáo Kinh tế thường niên 2013 hôm qua, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) kiêm thành viên Nhóm tư vấn của Thủ tướng nhận định, thắt chặt chính sách tiền tệ đã khiến sức mua của người tiêu dùng yếu đi, đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của Chính phủ bị thu hẹp.
Dự báo cho cả năm 2013, báo cáo mang tên "Trên đường gập ghềnh tới tương lai" của VEPR cho thấy, lạm phát năm nay dao động từ 4,95 - 6,64%, thấp hơn năm 2012. Điều này diễn ra trong bối cảnh sức khỏe của nền kinh tế vẫn còn đáng lo ngại, doanh nghiệp suy yếu, nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, lãi suất cao. Năm 2013, tốc tộ tăng trưởng kinh tế dự kiến chỉ khoảng 5,04 - 5,35%, tiếp tục thấp hơn mục tiêu 5,5% mà Chính phủ đề ra.
Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng nhận xét chính việc chú trọng quá đến mục tiêu kiểm soát lạm phát dẫn đến việc kinh tế suy giảm, trong tương lai có thể gây mất cân đối cung cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung.
Để tránh một tương lai "kém tươi sáng", ông khuyến nghị, Việt Nam cần thực thi hài hòa giữa chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định tăng trưởng. Thời gian tới, phải tính toán "cái giá phải trả" cho việc thắt chặt chính sách để quyết định nên duy trì chính sách thắt chặt như hiện nay hay nới lỏng.
Ngoài ra, kinh tế Việt Nam cũng được nhìn nhận đang ở phân khúc thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu, công nghệ trong nước. Yếu tố này đã gây cản trở đến năng suất lao động, vốn lại là "linh hồn" của quá trình tái cơ cấu, vị này phát biểu.
Do vậy, trong ngắn hạn, cần tập trung những giải pháp để ứng cứu kịp thời cho doanh nghiệp. Về trung và dài hạn, phải tập trung tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, khôi phục niềm tin của dân chúng và nhà đầu tư. "Nếu kết hợp được hai yếu tố này thì sẽ không bị rơi vào vòng xoáy hết lạm phát rồi đến suy giảm, rồi hết suy giảm lại tới lạm phát", tiến sĩ Ngoạn nhấn mạnh.
Trước đó, trao đổi với về tình hình kinh tế hiện nay, PGS-TS Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết sản xuất của doanh nghiệp "đang rất đình đốn" và cần những động thái cấp bách của Chính phủ.
Biện pháp hiệu quả nhất được vị này đưa ra là tăng chi tiêu Chính phủ, nới trần nợ công nhằm kích thích tổng cầu. "Nếu chi tiêu công tăng lên thì việc sử dụng sắt thép, xi măng và lao động sẽ toàn dụng hơn, kéo theo một loạt các ngành khác phát triển sẽ khiến thị trường ấm lên và nền kinh tế sẽ xoay chuyển được", ông nói. Vì vậy, cần gấp gói kích cầu kinh tế khoảng 100.000 đến 200.000 tỷ đồng để giải cứu doanh nghiệp.
Các chuyên gia của VEPR cũng khẳng định, Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh tế vừa qua và sớm định hướng một mô hình mới, cùng những thể chế hỗ trợ phù hợp, nếu không các cuộc cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự, và "Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội đi tới tương lai bằng con đường bằng phẳng".
Liên quan đến tỷ giá, tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn cho rằng tỷ giá ổn định đã góp phần nâng cao giá trị tiền đồng, tăng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, điều này lại gây ra những hệ lụy nhất định cho nền kinh tế như lãi suất cao, ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp.
Với lãi suất cao, tỷ giá ổn định thì sẽ dẫn đến chuyển dịch cơ cấu đồng tiền, nhiều người có thể bán trước ngoại tệ lấy tiền đồng rồi cho vay. Với lượng ngoại tệ ngắn hạn này thì Ngân hàng Nhà nước lại phải mua vào qua phát hành tín phiếu. Do đó, ông đề xuất phải nghiên cứu rõ "chi phí" của chính sách ổn định tỷ giá, để xem liệu có nên tiếp tục thực thi không.
Trong khi đó, theo báo cáo của VEPR, định hướng của chính sách tỷ giá không chỉ dừng lại ở những điều chỉnh ngắn hạn trong nửa cuối năm nay (tăng khoảng 2-3%) mà cần một tầm nhìn ổn định nhằm tác động tích cực đến sản xuất.
Huyền Thư
5 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2,35% so với cuối năm 2012, thấp nhất trong 4 năm qua. Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản lại ở mức cao (23.200 doanh nghiệp). Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng chính sách thắt chặt quá mức thời gian qua đã khiến nền kinh tế suy yếu.
Trao đổi bên lề Hội thảo công bố Báo cáo Kinh tế thường niên 2013 hôm qua, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) kiêm thành viên Nhóm tư vấn của Thủ tướng nhận định, thắt chặt chính sách tiền tệ đã khiến sức mua của người tiêu dùng yếu đi, đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của Chính phủ bị thu hẹp.
Hàng loạt doanh nghiệp phá sản, giải thể mà một nguyên nhân
được đưa ra là chính sách thắt chặt quá mức. Ảnh: Hoàng Hà
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 giảm 0,06% và có thể tiếp tục giảm trong tháng 6. "Trước mắt, trong quý II, lạm phát có thể âm, còn sang nửa cuối năm chỉ số này có thể tăng nhẹ do yếu tố mùa vụ, mặc dù không bằng mọi năm", vị này cho hay. Chưa nhìn thấy sự giảm phát trong năm nay, song ông bày tỏ lo ngại khi số doanh nghiệp rút khỏi thị trường lên tới hàng vạn, điều "chưa bao giờ xảy ra".Dự báo cho cả năm 2013, báo cáo mang tên "Trên đường gập ghềnh tới tương lai" của VEPR cho thấy, lạm phát năm nay dao động từ 4,95 - 6,64%, thấp hơn năm 2012. Điều này diễn ra trong bối cảnh sức khỏe của nền kinh tế vẫn còn đáng lo ngại, doanh nghiệp suy yếu, nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, lãi suất cao. Năm 2013, tốc tộ tăng trưởng kinh tế dự kiến chỉ khoảng 5,04 - 5,35%, tiếp tục thấp hơn mục tiêu 5,5% mà Chính phủ đề ra.
Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng nhận xét chính việc chú trọng quá đến mục tiêu kiểm soát lạm phát dẫn đến việc kinh tế suy giảm, trong tương lai có thể gây mất cân đối cung cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung.
Để tránh một tương lai "kém tươi sáng", ông khuyến nghị, Việt Nam cần thực thi hài hòa giữa chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định tăng trưởng. Thời gian tới, phải tính toán "cái giá phải trả" cho việc thắt chặt chính sách để quyết định nên duy trì chính sách thắt chặt như hiện nay hay nới lỏng.
Ngoài ra, kinh tế Việt Nam cũng được nhìn nhận đang ở phân khúc thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu, công nghệ trong nước. Yếu tố này đã gây cản trở đến năng suất lao động, vốn lại là "linh hồn" của quá trình tái cơ cấu, vị này phát biểu.
Do vậy, trong ngắn hạn, cần tập trung những giải pháp để ứng cứu kịp thời cho doanh nghiệp. Về trung và dài hạn, phải tập trung tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, khôi phục niềm tin của dân chúng và nhà đầu tư. "Nếu kết hợp được hai yếu tố này thì sẽ không bị rơi vào vòng xoáy hết lạm phát rồi đến suy giảm, rồi hết suy giảm lại tới lạm phát", tiến sĩ Ngoạn nhấn mạnh.
Trước đó, trao đổi với về tình hình kinh tế hiện nay, PGS-TS Đào Văn Hùng - Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết sản xuất của doanh nghiệp "đang rất đình đốn" và cần những động thái cấp bách của Chính phủ.
Biện pháp hiệu quả nhất được vị này đưa ra là tăng chi tiêu Chính phủ, nới trần nợ công nhằm kích thích tổng cầu. "Nếu chi tiêu công tăng lên thì việc sử dụng sắt thép, xi măng và lao động sẽ toàn dụng hơn, kéo theo một loạt các ngành khác phát triển sẽ khiến thị trường ấm lên và nền kinh tế sẽ xoay chuyển được", ông nói. Vì vậy, cần gấp gói kích cầu kinh tế khoảng 100.000 đến 200.000 tỷ đồng để giải cứu doanh nghiệp.
Các chuyên gia của VEPR cũng khẳng định, Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh tế vừa qua và sớm định hướng một mô hình mới, cùng những thể chế hỗ trợ phù hợp, nếu không các cuộc cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự, và "Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội đi tới tương lai bằng con đường bằng phẳng".
Liên quan đến tỷ giá, tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn cho rằng tỷ giá ổn định đã góp phần nâng cao giá trị tiền đồng, tăng dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, điều này lại gây ra những hệ lụy nhất định cho nền kinh tế như lãi suất cao, ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp.
Với lãi suất cao, tỷ giá ổn định thì sẽ dẫn đến chuyển dịch cơ cấu đồng tiền, nhiều người có thể bán trước ngoại tệ lấy tiền đồng rồi cho vay. Với lượng ngoại tệ ngắn hạn này thì Ngân hàng Nhà nước lại phải mua vào qua phát hành tín phiếu. Do đó, ông đề xuất phải nghiên cứu rõ "chi phí" của chính sách ổn định tỷ giá, để xem liệu có nên tiếp tục thực thi không.
Trong khi đó, theo báo cáo của VEPR, định hướng của chính sách tỷ giá không chỉ dừng lại ở những điều chỉnh ngắn hạn trong nửa cuối năm nay (tăng khoảng 2-3%) mà cần một tầm nhìn ổn định nhằm tác động tích cực đến sản xuất.
Huyền Thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét