Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Kiểu nhậu 'lạ' của công chức Tây Bắc

Kiểu nhậu 'lạ' của công chức Tây Bắc

 Người viết bài này đã nhiều lần được thưởng thức cách uống vô tiền khoáng hậu này ở bản Ten, bản Mển (Điện Biên). Họ có kiểu uống nhiệt tình, “cho vào hết” nhưng đáng yêu nhất là cách uống “khát vọng”. 
Khát vọng 1, 2
Phải thừa nhận rằng, người vùng cao sống khẳng khái, chân thành, hiếu khách. Và chén rượu là ‘phương tiện’ để họ thể hiện sự nhiệt tình, hiếu khách của mình. 
Bữa cơm đầu tiên khi du khách đặt chân lên đến vùng cao diễn ra đầm ấm, nhẹ nhàng. Sau khi nâng chén đi hết “hai chân” (2 chén) hỏi thăm sức khoẻ thì cuộc chiến với rượu mới thực sự bắt đầu. 
Đầu tiên là bác “chủ xị” đứng lên giới thiệu và chúc sức khoẻ khách bằng một chén rượu. Uống cạn đến đáy đang định giơ tay ra bắt (vì được nhắc nhở trước ở vùng cao sau khi uống rượu xong phải “hết nước sờ tí” - tức là phải bắt tay thật chặt) thì bất ngờ ông chủ xị lại rót chén thứ hai bảo phải đi “2 chân” mới vững. 
nhậu; Tây Bắc; sếpPhải thừa nhận rằng, người vùng cao sống khẳng khái, chân thành, hiếu khách. Và chén rượu là ‘phương tiện’ để họ thể hiện sự nhiệt tình, hiếu khách của mình. 
Khi thực khách ngồi xuống chưa kịp gắp được miếng nào thì lần lượt 4 người còn lại trong mâm cứ đứng lên với những lời chúc sức khoẻ hết sức trang trọng và chân thành đến mức không thể không uống. 

Sau khi “giã” hết 12 chén rượu, bắt đầu chuếnh choáng thì các mâm bên cạnh cứ như lần lượt xếp hàng cầm chén sang chúc. Và vẫn những lời nói trang trọng, lời mời chân thành khiến chúng ta không thể không uống cạn! 
Và họ (cán bộ người vùng cao) luôn có câu cửa miệng rằng “phải cho vào hết không chị em không hài lòng”… 
Nhưng đó cũng chưa phải là kịch tính bởi nếu chúng ta say và ngã ngựa ngay tại mâm rượu thì họ có thể xí xoá và… “nhẹ tay”, nếu vẫn còn “chiến đấu” được thì tiếp tục có cả 1001 lý do đáng yêu khác để khiến người được mời không thể từ chối! 
Nào là anh có vợ con chưa, chén rượu này xin gửi chúc sức khoẻ cho vợ con ở quê; bố mẹ còn khoẻ hả, chén này xin chúc sức khoẻ các cụ trăm năm hạnh phúc, đầu bạc răng long. 
“Thôi chết, các cụ mất cả rồi sao, sơ suất quá, thành tâm chia sẻ nỗi buồn này với anh”… có nghĩa là lý do nào đưa ra cũng thuyết phục và đều không thể từ chối! 
Nếu lên Tây Bắc, chúng ta sẽ thực sự ấn tượng với màn chào hỏi và cách uống của các sơn nữ.
Người viết bài này đã nhiều lần được thưởng thức cách uống vô tiền khoáng hậu này ở bản Ten, bản Mển (Điện Biên). Họ có kiểu uống nhiệt tình, “cho vào hết” nhưng đáng yêu nhất là cách uống “khát vọng”. 
“Khát vọng 1” là hình thức uống đan chéo tay nhau giữa 2 người uống nhưng “khát vọng 2” mới thực sự… phê và chỉ có ở Tây Bắc (phổ biến ở Điện Biên, Lai Châu).
nhậu; Tây Bắc; sếp
Màn "khát vọng 2" ở Tây Bắc
Tức là, người nam và người nữ ôm eo lấy nhau (thường là các cô gái mời rượu sẽ chủ động ôm bạn), một tay vòng qua cổ, tay kia ôm chặt eo của “đối tác” và người này uống cạn chén rượu của người kia. 
Cũng bởi kiểu uống lãng mạn này mà nhiều nam nhi uống rượu ‘như thần’ ở dưới đồng bằng chết như ngả rạ khi gặp các cô gái Tây Bắc. 
Nhậu kém, không thể là “cánh hẩu” của sếp 
Đi công tác ở tỉnh lỵ vùng cao giờ đây văn hoá uống cũng nhẹ nhàng dần đi, nhất là bữa trưa ít phải “thượng đài chiến đấu”.
Nhưng nếu có dịp xuống huyện, xuống xã thì cường độ hầu như không giảm đi chút nào. Có thể muốn thể hiện lòng hiếu khách nên cả 3 bữa ăn đều chuyển sang 3 bữa rượu. 
nhậu; Tây Bắc; sếp
Nhậu ở vùng cao không thể thiếu phần văn nghệ
Tôi nhiều lần xuống huyện, được mời đi ăn sáng, trước khi gọi phở hay cháo “chủ nhà” hay gọi trước 1 – 2 chai rượu kèm theo đĩa lòng lợn hay những món nhậu miền rừng. Tất nhiên vẫn phải nâng chén và uống cạn để “hồi” cuộc đêm hôm trước. 
Nhưng bi kịch nhất là cảnh ở các địa phương miền núi này, thị trấn huyện hay xã nhỏ bé nên hầu như ai cũng biết ai. Quán ăn ngon thì chắc chỉ có … 1 nên biết có khách, các mâm bên cạnh lại cầm chai, cầm chén sang hỏi thăm và … chúc sức khoẻ. 
Nhiều khi kết thúc bữa sáng, khách đã đỏ gay mặt, chuếnh choáng, về hầu như không thể tiếp tục công việc… 
Có một thực tế và gần như quy ước bất thành văn đám bạn bè vẫn nói với chúng tôi khi trà dư tửu hậu là không biết nhậu thì rất khó làm việc và tửu lượng kém đừng hy vọng được vào danh sách cánh hẩu với sếp. 
Bởi, ở vùng cao, hầu hết các sếp đều có tửu lượng khá và nếu không khá thì cũng cần có đám đệ tử uống khoẻ để còn gánh vác trách nhiệm nặng nề khi sếp yêu cầu. 
Sếp là phải đối ngoại, phải biết nhậu nên đám quân cán tửu lượng kém chẳng bao giờ được sếp gọi đến khi có việc. 
Bạn tôi tổng kết những người biết nhậu thường là nhanh mồm nhanh mép, khéo ăn khéo nói, biết gãi đúng chỗ sếp ngứa, biết làm đẹp lòng sếp trước khách quý… Nói chung là biết đón đầu những ý muốn của sếp, nên thường được sếp yêu quý cũng là bình thường! Chính vì vậy nhiều người ban đầu không biết uống nhưng vài năm kinh qua trận mạc cũng trở nên giỏi và lọt vào danh sách phò tá sếp. 
Có một chuyện thật 100% mà người viết cũng từng chứng kiến, đó là có một anh giáo viên quèn ở một tỉnh nọ chỉ vì mồm mép giỏi, uống rượu hay mà đặc biệt có biệt tài “tẩm quất” mà đường quan lộ lên như diều gặp gió. 
Vài năm trước, trong một lần kinh lý, sếp nọ vô tình nghỉ lại cái trường huyện heo hút miền biên viễn. Sau cuộc nhậu sếp mệt mà ở vùng đó thì lấy đâu ra mát xa hay xông hơi, nên anh giáo viên này có dịp trổ tài tẩm quất cho sếp. 
Không biết anh ta đã làm những gì và tỉ tê tâm sự ra sao nhưng vài tuần sau có quyết định điều về sở làm chuyên viên, sau đó lên phó và bây giờ là trưởng phòng một sở bề thế…
Việt Đại


http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/120126/kieu-nhau--la--cua-cong-chuc-tay-bac.html

1 nhận xét: