Vì phê phán lãnh đạo, giáo sư Đại học Thanh Hoa bị cấm dạy
27 tháng 3 2019 - Giáo sư luật Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) vừa bị Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Trung Quốc đình chỉ công tác vì phê phán 'tệ sùng bái cá nhân' và chính sách của Đảng Cộng sản. Tin ông Hứa bị đình chỉ được bạn bè, đồng nghiệp ông chia sẻ và một số giáo sư nổi tiếng khác ở Trung Quốc lên tiếng ủng hộ ông, theo trang South China Morning Post ra ở Hong Kong hôm 27/03. "Tội" của GS Hứa, 56 tuổi, là đã công bố các bài viết cho rằng tự do học thuật và các quyền dân sự ở Trung Quốc ngày càng bị hạn chế. Bà Quách nay đặt câu hỏi, 'tại sao trường Thanh Hoa cấm ông ấy giảng dạy?" "Có thể họ không thích những gì ông ấy viết, và coi đó là sai trái, nhưng việc cấm dạy là trái luật, và vô lý".
GS Hứa Chương Nhuận bị cấm dạy và
không được tiếp xúc với sinh viên
Phê phán Đảng CS từ cái nhìn truyền thốngDùng hình ảnh "sương tuyết mùa đông" (xue shang jiashuang - ruộng tuyết lại có sương muối khiến nông dân thêm khổ), GS Hứa nói tự do ở Trung Quốc thời Tập Cận Bình "đã giảm sút lại còn giảm sút hơn". Trong một bài viết hồi đầu 2018, ông lật lại cuộc tranh luận của Lương Sấu Minh với Mao Trạch Đông sau năm 1949 ở nước Trung Quốc mới.
Dùng các hình tượng truyền thống, ông ca ngợi Lương Sấu Minh (1893-1988) là trí thức lớn, là 'đại Nho' sau khi ông này thách thức trực diện Mao, coi Mao không đủ uy tín văn hóa (nhã lượng) để cải tạo xã hội Trung Quốc.
Trong một bài viết năm ngoái, ông Hứa cũng cảnh báo về nạn sùng bái cá nhân, và quyết định của Quốc hội Trung Quốc bỏ kỳ hạn cho chức chủ tịch nước.
Quyết định đó trên thực tế đã khiến ông Tập Cận Bình có thể cầm quyền bao lâu tùy ý.
Tuy nhiên, ông Hứa không đứng vào vị trí của một nhà bất đồng chính kiến theo kiểu ủng hộ dân chủ Phương Tây mà chọn giác độ của văn hóa Khổng giáo Trung Hoa để phê phán đảng cầm quyền hiện nay.
Được đồng nghiệp và bạn bè ủng hộ
Giáo sư Quách Dư Hoa và nhà văn Chương Di Hòa là hai trí thức lên tiếng ủng hộ giáo sư Hứa Chương Nhuận, theo tờ báo từ Hong Kong.
Bà Quách Dư Hoa cho hay bà đã nói chuyện với GS Hứa sau khi ông nhận thông báo từ Đại học Thanh Hoa, thành phố Bắc Kinh nói họ đã tạm đình chỉ công việc của ông.
Thanh Hoa là một trong các trường̣ đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc
Tuy nhiên, theo bà, trường đại học đã có thể không nêu lý do vì sao ông Hứa bị tạm ngưng công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Trong thời gian này, ông bị nhà trường điều tra và không được phép gặp sinh viên.
Bà Quách nay đặt câu hỏi, 'tại sao trường Thanh Hoa cấm ông ấy giảng dạy?"
"Có thể họ không thích những gì ông ấy viết, và coi đó là sai trái, nhưng việc cấm dạy là trái luật, và vô lý".
Từ Đại học Bắc Kinh, đồng nghiệp là giáo sư luật Trương Thiên Phàm cũng lên tiếng ủng hộ ông Hứa Chương Nhuận, và chỉ trích ĐH Thanh Hoa khiến cho "tự do ngôn luận thêm gặp khó khăn", theo tờ South China Morning Post.
Ông Trương Thiên Phàm nay kêu gọi các luật gia Trung Quốc phát biểu để bảo vệ giáo sư Hứa Chương Nhuận. Đại học Thanh Hoa danh tiếng
Là một trong số đại học hàng đầu Trung Quốc và châu Á, ĐH Thanh Hoa ra đời năm 1911 nhờ quyết định của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt vào năm 1909 cho nhà Thanh dùng một phần tiền bồi thường chiến phí để mở cơ sở luyện thi cho sinh viên Trung Hoa sang Hoa Kỳ du học.
Tuy nhiên, theo bà, trường đại học đã có thể không nêu lý do vì sao ông Hứa bị tạm ngưng công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Trong thời gian này, ông bị nhà trường điều tra và không được phép gặp sinh viên.
Bà Quách nay đặt câu hỏi, 'tại sao trường Thanh Hoa cấm ông ấy giảng dạy?"
"Có thể họ không thích những gì ông ấy viết, và coi đó là sai trái, nhưng việc cấm dạy là trái luật, và vô lý".
Từ Đại học Bắc Kinh, đồng nghiệp là giáo sư luật Trương Thiên Phàm cũng lên tiếng ủng hộ ông Hứa Chương Nhuận, và chỉ trích ĐH Thanh Hoa khiến cho "tự do ngôn luận thêm gặp khó khăn", theo tờ South China Morning Post.
Ông Trương Thiên Phàm nay kêu gọi các luật gia Trung Quốc phát biểu để bảo vệ giáo sư Hứa Chương Nhuận. Đại học Thanh Hoa danh tiếng
Là một trong số đại học hàng đầu Trung Quốc và châu Á, ĐH Thanh Hoa ra đời năm 1911 nhờ quyết định của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt vào năm 1909 cho nhà Thanh dùng một phần tiền bồi thường chiến phí để mở cơ sở luyện thi cho sinh viên Trung Hoa sang Hoa Kỳ du học.
Công nông binh cùng học ở ĐH Thanh Hoa thời Cách mạng Văn hóa Vô sản
Người đại diện đầu tiên cho chính phủ Mỹ phụ trách chương trình giảng dạy của Thanh Hoa Học đường khi đó là mục sư Charles Daniel Tenney, cựu hiệu trưởng ĐH Bắc Dương.
Khẩu hiệu của trường là 'Tự cường và dấn thân xã hội', do nhà giáo, nhà cải cách Lương Khải Siêu đặt cho.
Tuy nhiên, vào giai đoạn 'động loạn' của Cách mạng Văn hóa trong thập niên 1960, sinh viên các trường Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh (Bắc Đại) bị cuốn hút nhiều vào phong trào Hồng Vệ Binh.
Hồng Vệ Binh tại ĐH Thanh Hoa lập ra Binh đoàn Tỉnh Cương Sơn đông tới 5000 người đập phá các khoa, đem giáo viên, giáo sư ra đấu tố. Hàng trăm người bị hành hạ, bức tử và một số bị giết.
Trong thời kỳ thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản công xã, ĐH Thanh Hoa hồi đầu thập niên 1970 đã cho công nhân ồ ạt vào học không cần thi.
Khi phong trào sinh viên Thiên An Môn nổ ra năm 1989, ban đầu chỉ có sinh viên Bắc Đại và ĐH Sư phạm Bắc Kinh tham gia, nhưng sau đó có sinh viên Thanh Hoa.
Tuy thế, theo CNN, 25 năm sau thảm sát Thiên An Môn, đa số sinh viên ĐH Thanh Hoa "không hề nghe nói đến sự kiện đó", cho thấy kiểm duyệt ở Trung Quốc rất thành công
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47720177
Người đại diện đầu tiên cho chính phủ Mỹ phụ trách chương trình giảng dạy của Thanh Hoa Học đường khi đó là mục sư Charles Daniel Tenney, cựu hiệu trưởng ĐH Bắc Dương.
Khẩu hiệu của trường là 'Tự cường và dấn thân xã hội', do nhà giáo, nhà cải cách Lương Khải Siêu đặt cho.
Tuy nhiên, vào giai đoạn 'động loạn' của Cách mạng Văn hóa trong thập niên 1960, sinh viên các trường Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh (Bắc Đại) bị cuốn hút nhiều vào phong trào Hồng Vệ Binh.
Hồng Vệ Binh tại ĐH Thanh Hoa lập ra Binh đoàn Tỉnh Cương Sơn đông tới 5000 người đập phá các khoa, đem giáo viên, giáo sư ra đấu tố. Hàng trăm người bị hành hạ, bức tử và một số bị giết.
Trong thời kỳ thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản công xã, ĐH Thanh Hoa hồi đầu thập niên 1970 đã cho công nhân ồ ạt vào học không cần thi.
Khi phong trào sinh viên Thiên An Môn nổ ra năm 1989, ban đầu chỉ có sinh viên Bắc Đại và ĐH Sư phạm Bắc Kinh tham gia, nhưng sau đó có sinh viên Thanh Hoa.
Tuy thế, theo CNN, 25 năm sau thảm sát Thiên An Môn, đa số sinh viên ĐH Thanh Hoa "không hề nghe nói đến sự kiện đó", cho thấy kiểm duyệt ở Trung Quốc rất thành công
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47720177
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét