Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Đổi mới = Làm ngược ? Thằng Bộ trưởng này điên ?

Đập vào mắt mấy dòng chữ ở tiêu đề đã muốn chửi. Một là thằng Bộ trưởng này định phản Đảng hay sao mà dám đòi hỏi "phải làm ngược quy luật bình thường", chẳng khác gì phải làm ngược với đường lối chủ trương của Đảng vì theo lời bác Tổng Chủ thì Đảng đang dẫn dắt đất nước hội nhập, phát triển theo đúng các quy luật, tiến trình phát triển bình thường của nhân loại, chứ có phải thế giới văn minh phát triển theo hướng Đông, Việt Nam đi ngược theo hướng Tây đâu. Thêm nữa, kinh nghiệm phát triển cho thấy cách phát triển tốt nhất là đi theo vết của những nước đi trước, chứ cứ tự vẽ đường đi tắt đón đầu thì chỉ vài phút là vướng núi, vướng sông tắc đường lại phải quay lại. Hai là Bộ trưởng thằng này dường như vô học vì nếu đã học sẽ phải biết mọi lý thuyết khoa học và thực tiễn các nước văn minh giầu có đều khẳng định phải học trước, làm sau; có việc cần làm mới quảng cáo tìm người phù hợp..., nhưng nó lại hùng hồn khẳng định với các CEO là "trước đây chúng ta hay học trước, làm sau, nhưng bây giờ phải làm trước, học kiến thức sau; tìm người trước rồi bố trí làm việc phù hợp sau...". Đã biết làm thì cần gì phải học, cần gì phải bằng cấp, giải tán ngay hệ thống giáo dục... Lý luận này 100% phản lại chủ trương chuẩn hóa bằng cấp và trình độ cho cán bộ công chức của Đảng và Nhà nước. Ba là thằng này không biết đọc sách gì của Nhật mà dám khoe khoang lịch sử phát triển qua 5 giai đoạn rất lộn xộn và trùng lắp, hiện nay là 5.0 cũng không chính xác; trong khi Các Mác cũng chia làm 5 giai đoạn nhưng rất rõ ràng và hiện đang ở giai đoạn 4 (cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản và cộng sản chủ nghĩa - các nước TBCN bác bỏ giai đoạn 5). Về công nghệ, thế giới chỉ biết cách mạng công nghiệp lần thứ 4, gọi là 4.0. Tôi không ưa bác Cung, nhưng trong bài này bác nói đúng: "Muốn doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đầu tiên phải gỡ thể chế kinh tế, tạo động lực để doanh nghiệp tìm kiếm thành công. Doanh nghiệp thì luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển, còn chúng ta chưa phá bỏ quan điểm quản lý của cơ chế cũ thì luôn làm khó doanh nghiệp. Các cơ quan của Chính phủ phải hành động nhanh hơn và nhanh hơn". Nếu cần nói thêm, thì phải nói là "Muốn doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đầu tiên phải gỡ thể chế chính trị".
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Muốn đổi mới thành công ở thời đại 4.0... "phải làm ngược"
"Doanh nghiệp cần tìm mọi cách để làm ngược lại quy luật bình thường để tạo khác biệt. Phải chọn làm sai nhanh hơn để rút ra cái đúng nhanh hơn. Trước đây chúng ta hay học trước, làm sau, nhưng bây giờ phải làm trước, học kiến thức sau; tìm người trước rồi bố trí làm việc phù hợp sau..." Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn CEO 2019 với chủ đề "Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo: Bứt phá từ tư duy đến hành động do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều ngày 5/4 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra cách thức để doanh nghiệp thành công trong thời đại số. Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: Đổi mới, sáng tạo phải xuất phát từ tư duy, ý tưởng và thực sự phải thoát khỏi lối mòn, dám chấp nhận thất bại, để chọn thành công. Ông Hùng cho hay: "Bây giờ, nói đến đổi mới, các nước phát triển cái gì cũng gắn với thông minh hơn.

"Một cuộc cách mạng sẽ không xảy ra bằng bằng cách cũ, cần cách làm mới, mô hình mới, cách kinh doanh mới", Bộ trưởng Hùng nói.

"Doanh nghiệp cần tìm mọi cách để làm ngược lại quy luật bình thường để tạo khác biệt. Phải chọn làm sai nhanh hơn để rút ra cái đúng nhanh hơn. Trước đây chúng ta hay học trước, làm sau, nhưng bây giờ phải làm trước, học kiến thức sau; tìm người trước rồi bố trí làm việc phù hợp sau", ông Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lấy ví dụ: "Nước Nhật, người Nhật đang nói đến xã hội 5.0. Nếu ở xã hội 1.0, đây là xã hội cho công nghệ săn bắn, du canh, du cu. Xã hội 2.0 là xã hội của định canh, định cư nông nghiệp. Xã hội 3.0 là xã hội công nghệ; xã hội 4.0 là xã hội thông tin và xã hội 5.0 là xã hội thông minh với trí tuệ thông minh sản xuất ra sản phẩm xã hội".

Theo Bộ trưởng Hùng: Đổi mới sáng tạo dưới góc nhìn kinh tế số là phải ứng dụng kinh tế số, lấy internet là không gian, lấy công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) để tăng năng suất lao động, hiệu quả. Kinh tế số là quá trình tiến hóa lâu dài, mọi doanh nghiệp cá nhân, để thay đổi chất cho công việc của mình.

Tại Diễn đàn, chia sẻ trước cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ gợi mở: Cách mạng Công nghệ (CMCN4.0) là một cuộc Cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên sử dụng internet kết nối vạn vật, chuyển hoá thế giới thực thành thế giới số.


Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: Việt Nam và doanh nghiệp Việt không thể nằm ngoài xu hướng kinh tế số và Cách mạng 4.0

"Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ tới kinh tế, xã hội và môi trường trên toàn thế giới và tác động tới tất cả các ngành, lĩnh vực với tốc độ đột phá chưa từng có trong lịch sử", Phó Thủ tướng nói.

Theo lãnh đạo Chính phủ: Việt Nam hiện đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nên không nằm ngoài cuộc cách mạng mang tính toàn cầu này. "Trong cuộc cách mạng này, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng có cơ hội và vận hội mới để bứt phá và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước. Và cũng trong cuộc CMCN 4.0, đổi mới sáng tạo là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng nêu quan điểm: "Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và sự cạnh tranh của nền kinh tế. Chính phủ ngày càng cải thiện thực chất hơn môi trường đầu tư kinh doanh, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ phát triển doanh nghiệp".

Cũng tại Diễn đàn, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đổi mới, sáng tạo trong phát triển phải là công việc làm những thứ chúng ta chưa có; làm những việc chúng ta làm khác đi, từ đó đổi mới, sáng tạo mới nảy nở.


TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

"Chúng ta hiện nay vướng mắc nhất là tư duy thể chế. Chúng ta đang phải làm theo quy định, tính theo quy trình. Nếu chúng ta bắt doanh nghiệp làm theo quy định, tiến lên quy trình, nếu không bổ sung cho cái cũ bằng cái mới thì cả xã hội đều đi chậm", ông Cung nói.

Viện trưởng CIEM lấy ví dụ: Hiện Trung Quốc đã tiến nhanh hơn Việt Nam ở nhiều phương tiện thanh toán số, kỹ thuật số. Fintech là lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh, nhưng chúng ta cứ kìm hãm, hiện nay cứ nhìn thấy đầy cái mới, nhưng không thừa nhận và nâng nó lên. Cái mới đó phải là cái thúc đẩy cho tiêu dùng, tạo sản phẩm mới, phương thức mới.

Ông Cung khẳng khái: "Muốn doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đầu tiên phải gỡ thể chế kinh tế, tạo động lực để doanh nghiệp tìm kiếm thành công. Doanh nghiệp thì luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển, còn chúng ta chưa phá bỏ quan điểm quản lý của cơ chế cũ thì luôn làm khó doanh nghiệp. Các cơ quan của Chính phủ phải hành động nhanh hơn và nhanh hơn".

Nguyễn Tuyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét