Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Tại sao Đặng Tiểu Bình xuất binh đánh Việt Nam năm 1979 ?

Bí mật sau chủ trương xuất binh đánh Việt Nam năm 1979 của ông Đặng Tiểu Bình
Tháng 2/1979, ông Đặng Tiểu Bình điều động 200.000 quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm phạm Việt Nam. Trong vòng một tháng, quân ĐCSTQ tử trận trên 20.000 người, bị thương thì vô số, chịu thảm bại nặng nề.
Ông Đặng Tiểu Bình khiến hàng ngàn học sinh đầu rơi máu chảy, hàng chục ngàn tinh anh xã hội rơi vào ngục tối, hàng triệu người dân vô tội bị bức hại. Ông ta chính là kẻ chủ mưu gây cuộc tàn sát ngày 4/6 tại Thiên An Môn, tên tuổi của ông đã bị đóng cây đinh kiên cố trên trụ cột ô nhục của dòng lịch sử. (Ảnh: internet)

Nguyên nhân của cuộc chiến này là: Cộng sản Campuchia do ĐCSTQ xúi giục và dung túng (Khmer Đỏ), đã tàn sát 1/4 dân số Campuchia, trong đó có cả kiều bào Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam lấy lý do bảo vệ kiều bào đã đưa quân sang Campuchia để lật đổ Khmer Đỏ, cứu người dân Campuchia thoát khỏi địa ngục. ĐCSTQ xuất quân đánh Việt Nam để trả thù việc Việt Nam đã đánh Khmer Đỏ.

Đến nay, Khmer Đỏ đã tan rã từ lâu, dư đảng còn lại thì giao cho Tòa án Quốc tế xét xử. Cuộc chiến biên giới Việt – Trung do ông Đặng Tiểu Bình khởi xướng không chỉ đại bại về quân sự mà còn đại bại về chính trị.

Ông Đặng Tiểu Bình là kẻ chủ trương đánh Việt Nam, trên thực tế có mục đích cá nhân khác: Ông ta muốn thông qua điều binh khiển tướng để giành thế lực quân sự từ tay của ông Hoa Quốc Phong, sau đó lật đổ quyền lực của ông Hoa Quốc Phong để độc chiếm bá quyền, đây là chiêu dương đông kích tây, thủ đoạn thường thấy trong đấu đá quyền lực ở Trung Quốc.

Đáng tiếc là không biết tại sao ông Hoa Quốc Phong lại không phát hiện được, bỗng dưng rơi vào thòng lọng của ông Đặng Tiểu Bình. Sự xảo quyệt của ông Đặng Tiểu Bình không khác gì Tư Mã Ý thời Tam quốc, tội nghiệp là có vô số thanh niên trong sáng đã biến thành cái bia đỡ đạn cho ông ta.

Năm 1989, ông Đặng Tiểu Bình giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân sự, đã điều động 1/3 quân chủ lực với hơn 300.000 quân tiến vào Bắc Kinh để khai hỏa với đối thủ là học sinh và thị dân tay không tấc sắt, đợt trấn áp phong trào dân chủ với quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Dưới mệnh lệnh cực đoan của ông Đặng Tiểu Bình, quân đội ĐCSTQ đã máu lạnh dùng xe tăng nghiền nát không thương tiếc người dân, dùng súng máy bắn quét làm máu người dân nhuộm đỏ Quảng trường, thây người tràn ngập khắp nơi. Một cuộc tàn sát chấn động thế giới.

“Giết 200 ngàn người đổi lấy 20 năm ổn định”, một câu “danh ngôn” của ông Đặng Tiểu Bình đưa ra. Trên bề mặt thì câu “danh ngôn” này là vì ổn định quốc gia, nhưng trên thực tế là vì quyền lực chính trị. Còn ý nghĩa khác của câu “danh ngôn” đó là dục vọng cá nhân ích kỷ của ông: Ít nhất giúp ông ta sống yên ổn những năm tháng cuối đời. “Để ta được hưởng vinh hoa phú quý khi còn sống. Sau khi ta chết, làm sao còn biết chuyện tội ác tày trời!” Nội tâm của ông Đặng Tiểu Bình đúng là mê loạn bệnh hoạn.
Là chủ mưu gây cuộc tàn sát ngày 4/6 tại Thiên An Môn, cái tên Đặng Tiểu Bình bị đóng cây đinh kiên cố trên trụ cột ô nhục của dòng lịch sử.



Hàng ngàn học sinh đầu rơi máu chảy, hàng chục ngàn tinh anh rơi vào ngục tối, hàng triệu người dân vô tội bị bức hại

Trước ngày 4/6, vào tháng 5/1989, Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương đã đến gặp ông Đặng Tiểu Bình và đề nghị cần đối thoại với học sinh để có thể tăng thêm gần gũi thông hiểu nhau hơn. Ông Đặng Tiểu Bình trả lời: Tôi đang cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tai ù, đầu óc không suy nghĩ gì được, lời nói của ông tôi cũng không nghe rõ. Ông Đặng Tiểu Bình diễn lại độc chiêu “Tư Mã Ý giả bệnh lừa Tào Sảng” trong thời Tam quốc. Trên thực tế, ông Đặng làm nên sự nghiệp dựa vào khởi nghĩa vũ trang, nhờ vào lực lượng vũ trang ĐCSTQ giành chính quyền, một khi gặp sự chống đối thì điều đầu tiên nghĩ tới chỉ là bạo lực.

Sau phong trào học sinh sinh viên mùa đông năm 1986, ông Đặng đã tuyên bố, ta không ngại cho máu chảy để phong trào học sinh sinh viên kia tự động phải chùn bước. Lời nói của Đặng thật khiến người ta lạnh người.

Sau đó, cứ khi nghe thấy tin học sinh ra đường là Đặng lập tức mưu tính giới nghiêm hoặc quản chế quân sự, trong tâm thức đã lăm lăm tay cầm báng súng, cuộc tàn sát ngày 4/6 đủ để thu lại toàn hình ảnh cuộc đời của ông ta. Khi sắp chết chỉ có thể dặn dò: “Không giữ lại tro xương, rắc hết xuống biển”. Hành động này của Đặng là bắt chước ông Chu Ân Lai, nhưng chắc hẳn cũng sợ chút tro tàn thi thể bị nhân dân làm nhục. Hành động của ông Chu là do sợ ông Mao Trạch Đông, còn hành động của ông Đặng là do sợ nhân dân.
Sau khi ông Mao Trạch Đông chết, ông Đặng Tiểu Bình vì gặp thế bất lợi mới dốc sức chối bỏ Cách mạng Văn hóa, nhưng mượn cớ chối bỏ Cách mạng Văn hóa, ông Đặng lại sửa chữa Hiến pháp, thủ tiêu “tứ đại tự do” của dân chúng, tiến đến thủ tiêu quyền bãi công của công nhân. Sự phản tư của ông Đặng về Cách mạng Văn hóa khiến ông kiên quyết tước đoạt quyền dân chủ của nhân dân.

Còn nhớ khi ĐCSTQ khởi nghiệp đã tuyên bố “giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo”, hở ra là phát động bãi công, chống lại chính phủ quốc dân đương thời, nhưng nào ngờ sau 30 năm ĐCSTQ nắm quyền thì chính họ lại “lập pháp” thủ tiêu quyền bãi công của công nhân. Điều này chứng minh chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên chế, độc tài và phản động hơn bất cứ chính quyền nào trước đó.

Có người luôn hy vọng Trung Quốc dân chủ hóa, phó thác vào ông Đặng Tiểu Bình, còn cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương đã gửi gắm lại lời nói thẳng thắn từ khi ông còn sống: Đặng Tiểu Bình nói dân chủ, chỉ là trò lừa đảo.

Có người bình luận: Ông Đặng Tiểu Bình mới là Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc. Trên thực tế, ông Hoa Quốc Phong đã kết thúc nền chính trị chuyên chế cực đoan kiểu Mao, bước đầu mở rộng dân chủ trong Đảng. Nhưng do hoàn cảnh bất thường, trong vài năm, ông Đặng Tiểu Bình dùng thủ đoạn bỉ ổi triệt tiêu ông Hoa Quốc Phong, ngang tàng phục hồi hình thức chính trị chuyên chế cực đoạn kiểu Mao. Ông Đặng tự xưng là trung tâm thứ hai kế tục sự nghiệp của Mao, tất cả tai họa do ông ta mà ra từ đây.

Mùa xuân năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình 88 tuổi, bỗng nhiên noi theo ông Mao Trạch Đông trình diễn vở kịch tuần thú phía nam, lúc này ông ta bất mãn với việc ông Giang Trạch Dân và Lý Bằng nắm quyền chính trị, nhận thấy họ quá thiên tả nên đã xướng ra phe hữu, mục đích chính thực ra để phòng ngừa phe tả. Ông Đặng tuần tra Quảng Đông rộng lớn, vừa đi vừa chửi, buông ra những lời nặng nề: “Kẻ nào không cải cách, kẻ đó phải rút lui.”

Người hiểu tình hình từng tiết lộ: Khi đó ông Đặng Tiểu Bình có âm mưu hạ ông Giang Trạch Dân và Lý Bằng, muốn làm mới lại bằng trọng dụng ông Triệu Tử Dương; giống như Mao về cuối đời đã trọng dụng bản thân ông Đặng. Nhưng ông Giang và Lý đề phòng vô cùng kín kẽ, khi đó ông Đặng thì thân không quyền hành, đến chức Chủ tịch Quân ủy cũng không phải; thêm nữa sau khi ông đi tuần phía nam trở về Bắc Kinh thì bất ngờ cảm thấy cơ thể khó chịu, sức khỏe suy kiệt, dù muốn can dự vào cục diện chính trị cũng lực bất tòng tâm.

Theo secretchina

Tinh Vệ biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên VN)
https://daikynguyenvn.com/trung-quoc/bi-mat-sau-chu-truong-xuat-binh-danh-viet-nam-nam-1979-cua-ong-dang-tieu-binh.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét