Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Sự vĩ đại của Nga và sự nhược tiểu của Việt Nam

Nói sự vĩ đại của người Nga và về sự nhược tiểu của người Việt Nam
Cùng dân tộc, cùng nguồn gen di truyền, người Nam Triều Tiên ngày nay ngẩng cao đầu trong danh sách những quốc gia dẫn đầu thế giới, còn người Bắc Triều Tiên chìm trong đói khát và ngu muội trong vầng hào quang của các lãnh tụ vĩ đại họ Kim. Nhược tiểu hay vĩ đại, nó không phải là một định đề bạn ạ.
Vào lúc mà người Nga bị dày xéo dưới gót sắt Mông Cổ và mất độc lập tới 200 năm, thì Việt Nam 3 lần đánh tan tác các đạo quân của đế quốc Nguyên Mông khét tiếng.
Nhân có ý kiến của một bạn về sự vĩ đại của người Nga và về sự nhược tiểu của người Việt Nam. Anh Lãng có ý kiến trả lời và thấy rằng nó cũng đáng được copy riêng ra như một quan niệm độc lập:

Về cơ bản thì anh Lãng tôn trọng quyền phát biểu của bạn Le Hoang Giang. Ý kiến nào cũng đều có quyền ngang nhau khi phát ngôn, khác biệt có chăng nằm ở nội hàm giá trị. Một số người Việt vẫn còn sống lạc trong quá khứ và chịu sự chi phối cảm xúc từ những quan niệm không còn hợp thời, dù tính đúng sai của những tình cảm ấy cũng là một chuyện cần bàn. Ví dụ những người từng phải dong thuyền vượt biên, chịu sóng gió, chịu cướp bóc, chịu hãm hiếp và chết chóc trên biển thì vĩnh viễn Nga, Tàu, Cộng sản là đại diện của quỷ satan. Còn những người từng sống thời tem phiếu xếp hàng với đồ viện trợ Nga thì đây vẫn luôn là một ông anh lớn. Nói chung, anh tôn trọng mọi ý kiến, nhưng để đảm bảo giá trị đúng sai, có hai vấn đề anh sẽ làm rõ.

Thứ nhất, anh đồng ý rằng dân Nga vĩ đại theo cách của họ. Sự vĩ đại của người Nga cũng giống người Đức, người Pháp, người Anh hay thậm chí cả người Việt Nam. Bât cứ dân tộc nào nay còn góp mặt được trên bản đồ thế giới sau các thăng trầm lịch sử thì đều vĩ đại cả. Tuy nhiên nếu xét về các đóng góp cho nền văn minh nhân loại, các thành tựu khoa học, văn hóa, thống kê các giải noben, thì Nga chỉ ở mức trung bình, thua xa Đức và thua Mỹ tít tắp. Nếu xét các công trình khoa học tính trên sắc tộc, thì dân Do Thái là dân tộc vĩ đại nhất.

Thứ hai, là anh không đồng ý với ý nghĩ Việt Nam là dân tộc nhược tiểu. Nhược tiểu có chăng, thì nằm trong suy nghĩ của những cá nhân cấu thành cái dân tộc ấy. Bất cứ dân tộc nào cũng có những giai đoạn huy hoàng và suy thoái. Vào lúc mà người Nga bị dày xéo dưới gót sắt Mông Cổ và mất độc lập tới 200 năm, thì Việt Nam 3 lần đánh tan tác các đạo quân của đế quốc Nguyên Mông khét tiếng. Nga từng nhiều lần bị dày xéo bởi người Balan, thậm chí là người Thụy Điển, còn Việt Nam không phải không có những lúc huy hoàng. 

Năm 1900, theo nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino, GDP bình quân đầu người của Việt Nam (An Nam thuộc Pháp) cao ngang Nhật Bản. Cũng vào năm 1900, công nhân Việt Nam và các kỹ sư Pháp, đủ khả năng để xây lên một cây cầu cực khó so với trình độ kỹ thuật thời bấy giờ, trên một con sông cực kỳ hung dữ vào mùa lũ vào lúc đó - Cầu Doumer, nay là cầu Long Biên, thuộc loại lớn nhất thế giới vào lúc nó được xây dựng. Paul Doumer, người sau này thành Tổng Thống Pháp từng nhận xét người An Nam không có đối thủ trong khu vực, và gần như sánh ngang Nhật Bản. Vì vậy thưa bạn Giang, bạn nên rút lại lời nhận xét về sự nhược tiểu của dân tộc Việt Nam, vì đó là sự xỉ nhục cả với ông cha bạn và cả với con cháu bạn sau này.

Cùng dân tộc, cùng nguồn gen di truyền, người Nam Triều Tiên ngày nay ngẩng cao đầu trong danh sách những quốc gia dẫn đầu thế giới, còn người Bắc Triều Tiên chìm trong đói khát và ngu muội trong vầng hào quang của các lãnh tụ vĩ đại họ Kim. Nhược tiểu hay vĩ đại, nó không phải là một định đề bạn ạ.

Nước Nga ngày nay, về vai trò với Việt nam chỉ còn là một đối tác thương mại khiêm tốn. Nga bán cho Việt Nam vũ khí và sẵn sàng bán thứ tương tự cho bất cứ nước nào miễn là trả tiền tươi. Thậm chí, ngày nay Nga đang chào bán nhiều thứ hiện đại gấp bội cho Tàu, từ máy bay Su35, cho đến tàu ngầm API thế hệ mới. Vậy nên, việc yêu quý nước Nga thì không có gì sai nhưng sỉ nhục dân tộc mình là nhược tiểu, tự thân nó đã là một nỗi hổ thẹn.

P/S để tránh các tranh luận về số liệu kinh tế, do các con số phần lớn chỉ mang tính ước đoán do thời kỳ cách đây hơn 100 năm, vào lúc chưa có các chuẩn mực chung. Số liệu kinh tế và các nhận định so sánh giữa Việt Nam, Nhật, Hàn, Đài Loan giai đoạn 1900 - 1945 được lấy theo công trình nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino, nguồn ở đây: Jean-Pascal Bassino

Lãng
Theo FB Lãng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét