Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Lào-Campuchia thành đối thủ: Vì sao, Việt Nam?

Câu này hay: Bất cứ doanh nghiệp nào làm ăn khá một chút, lập tức cơ quan quản lý đến "thăm hỏi; Kinh tế Việt Nam thay đổi được hay không phụ thuộc vào thái độ của các cơ quan quản lý Nhà nước là chính. Liệu các cơ quan quản lý Nhà nước có giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp hay không?". Ví dụ đơn giảm là hộ kinh doanh nhỏ. Mình có anh bạn có căn nhà cho Tây thuê để làm kho chứa hàng kinh doanh là chính, các cơ quan chức năng vô cùng quan tâm, thường xuyên điện thoại hỏi han, vừa nhắc nhở, vừa yêu cầu, hơi tý là dọa phạt, thậm chí cũng đã phạt từng cho biết mặt... Vì họ tốt quá nên anh cũng phải liên tục đáp lễ, rất tốn kém và khó chịu.
Lào-Campuchia thành đối thủ: Vì sao, Việt Nam?
(Thị trường) - 20 năm Việt Nam vẫn nằm trong nhó m 4 nước lạc hậu hơn của ASEAN và giờ đây, không cẩn thận Việt Nam sẽ bị 3 quốc gia còn lại vượt lên. PGS.TS Phạm Tất Thắng, chuyên viên cao cấp Bộ Công thương bày tỏ nỗi lo lắng khi trao đổi với Đất Việt về năng lực cạnh tranh của Việt Nam và nguy cơ tụt hậu so với Lào, Campuchia.
Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong
 khu vực đang ngày một cách xa. Ảnh minh họa
Lơ mơ để mất 'sân nhà'
Chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh về lời cảnh báo Lào, Campuchia hay Myanmar sẽ thành đối thủ cạnh tranh của Việt Nam nếu Việt Nam không tự đổi mới, PGS.TS Phạm Tất Thắng cho rằng: Trong hội nhập quốc tế ngày nay, yếu tố quyết định sự sống còn của kinh tế mỗi nước là vấn đề năng lực cạnh tranh, trong đó có năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh mặt hàng. Nếu mỗi nước không tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ không thể nào vươn ra được thị trường thế giới, thậm chí có thể bị thua ngay trên sân nhà.

"Ngày 31/12/2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành và một trong 4 mục tiêu của nó là phải xây dựng được một cộng đồng mang tính cạnh tranh cao. Điều đó đặt tất cả 10 quốc gia ASEAN vào thế cạnh tranh quốc tế và để thực hiện được mục tiêu đưa được hàng hóa ra một thị trường đơn nhất, trong một không gian sản xuất chung, mỗi nước phải nâng cao được sức cạnh tranh lên.

Rất tiếc trong thời gian qua, năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh mặt hàng của Việt Nam không được cải thiện và gần như các nhà quản lý chưa chú ý một cách thích đáng tới vấn đề này.

Hai mươi năm qua Việt Nam vẫn nằm trong top 4 quốc gia có năng lực cạnh tranh và sự phát triển kinh tế chậm nhất ASEAN (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Và giờ đây, trong 4 quốc gia này, nếu Việt Nam không cẩn thận sẽ bị 3 quốc gia kém nhất trong nhóm kém nhất vượt lên", ông Phạm Thất Thắng lo ngại.

Ông dẫn chứng hàng loạt lợi thế của Việt Nam đang bị mất dần đi.


Cụ thể, Việt Nam tự hào có cà phê, cao su, hồ tiêu đứng hàng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu nhưng gần đây, với chính sách của Myanmar, dần dần lợi thế của Việt Nam đang mất đi. Việt Nam tự hào xuất khẩu gạo lớn thứ hai, thứ ba thế giới nhưng cho đến nay nhìn ra toàn bộ thị trường thế giới không ai nhận ra đâu là gạo Việt Nam.

Trong khi đó, Myanmar vừa ra thế giới đã khẳng định được thương hiệu gạo thơm của họ, một số thương hiệu gạo của Campuchia được bán giá cao hơn gạo Việt Nam.

Tương tự, chính sách của Việt Nam khiến ngành công nghiệp ô tô thất bại nặng nề, còn Campuchia dù đi sau nhưng đã sản xuất được ô tô điện giá rẻ.

Các mặt hàng khác, như hàng Thái Lan gần đây xâm nhập rất sâu vào thị trường Việt Nam với cách làm bài bản: đầu tiên họ đầu tư sớm vào lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất bao bì, đầu tư vào logistic, hàng năm lại tổ chức các hội chợ triển lãm hàng Thái nhằm chuyển một thông điệp rất rõ ràng tới người tiêu dùng Việt Nam rằng hàng Thái Lan là hàng được đảm bảo, giá cả phù hợp với thu nhập của người Việt Nam.

Đặc biệt, gần đây, họ phát triển rất nhiều các cửa hàng tiện lợi nằm ở sâu các khu dân cư ở tất cả các tỉnh, thành trong phạm vi cả nước Việt Nam. Ngay cả ở những chợ phát luồng như chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Hàn (Đà Nẵng), chợ Bến Thành (TP.HCM)... ngoài các gian hàng chuyên bán hàng Trung Quốc đã xuất hiện nhiều hàng Thái Lan.

Người Thái cũng đã và đang mua lại nhiều thương hiệu lớn của Việt Nam và nước ngoài như: Nguyễn Kim, đàm phán mua Metro và một loạt thương hiệu khác. Như vậy, năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng Thái Lan ngay trên thị trường nội địa cũng đang bị đuối, chưa kể hàng hóa của các nước khác như Malaysia, Indonesia, Philippines...

"Với sự kiện ngày 31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập, tất cả các rào cản thuế quan được dỡ bỏ để tạo nên một thị trường đơn nhất và một không gian sản xuất chung, nếu Việt Nam cứ lơ mơ thế này sẽ bị thua và để nước khác chiếm lĩnh thị trường", PGS.TS Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.

Vì sao, Việt Nam?

PGS.TS Phạm Tất Thắng lưu ý rằng, sự tụt hậu của Việt Nam không phải là nguy cơ hay tín hiệu nữa, mà nó thực sự đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Điều đáng tiếc là các cơ quan quản lý của Việt Nam chưa có được một đường hướng rõ ràng để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, chưa có biện pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp.

Bởi thế, năng lực cạnh tranh của Việt Nam thì đứng tại chỗ còn các nước xung quanh cứ đi lên, đẩy Việt Nam tiếp tục tụt lại phía sau.

Lào, Campuchia thành đối thủ cạnh tranh của Việt Nam
Lào, Campuchia thành đối thủ, Việt Nam lo 'đuối'?

"Các doanh nghiệp vẫn cứ phải leo trên dây, đi trên cầu khỉ thì làm sao năng lực cạnh tranh được nâng lên, làm sao có thể ngẩng đầu nhìn xa để vươn tới những thị trường rộng lớn bên ngoài? Bất cứ doanh nghiệp nào làm ăn khá một chút, lập tức cơ quan quản lý đến "thăm hỏi".

Biện pháp hỗ trợ để nâng cao sức cạnh tranh từng mặt hàng, ở từng thị trường như thế nào gần như cũng chưa có được một đường hướng rõ ràng.

Kinh tế Việt Nam thay đổi được hay không phụ thuộc vào thái độ của các cơ quan quản lý Nhà nước là chính. Liệu các cơ quan quản lý Nhà nước có giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp hay không? Có tạo ra những cơ chế thuận lợi để phát triển thực sự nền kinh tế hay không hay vẫn cứ mơ mơ màng màng thế này?", ông Thắng đặt hàng loạt câu hỏi.

Vị chuyên gia khẳng định, nhà quản lý cần phải có các dự án cụ thể cho các mặt hàng cụ thể, ở những địa phương cụ thể. Ví dụ, Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do với EU và sắp phải thực hiện các quy định ưu đãi khi AEC hình thành hay khi TPP được ký kết.

Nhưng những điều đó không phải tự nhiên mà đến, nó đòi hỏi hàng hóa Việt Nam phải có xuất xứ Việt Nam và phải đảm bảo một tiêu chí nhất định mới được hưởng quy chế thuế suất xuống 0%.

"Việt Nam vẫn bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc, nếu không thay đổi, không có biện pháp cụ thể thì dù có hô hào tiến lên Việt Nam vẫn cứ giậm chân tại chỗ.

Giống như lâu nay Việt Nam vẫn hô hào phát triển một ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng cuối cùng vẫn chưa làm được. Việt Nam hô hào phải xây dựng thương hiệu nhưng thử xem có thương hiệu nào thực sự được đầu tư, chăm chút, tôn vinh không hay hễ doanh nghiệp có lỗi lầm gì lập tức bị cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cộng thêm sự hùa theo của truyền thông khiến doanh nghiệp không thể ngẩng đầu lên được?!

Ngay cả trong chiếc "ao" ASEAN, Việt Nam cũng có vẻ đuối sức chứ chưa nói gì đến TPP. Nên nhớ rằng trong 12 quốc gia tham gia TPP, Việt Nam là nền kinh tế có mức phát triển thấp nhất. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội với cơ chế bổ sung trong TPP thì sẽ khá lên, còn nếu vẫn cứ u mê, vẫn nghĩ việc hội nhập đang ở đâu đâu, doanh nghiệp thì nghĩ hội nhập là của mấy “ông” Nhà nước thì sẽ rất nguy hiểm", PGS.TS Phạm Tất Thắng cảnh báo.

Thành Luân
http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/lao-campuchia-thanh-doi-thu-vi-sao-viet-nam-3288007/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét